Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

50/ BỐN MÙA CHO EM



    

                                        Mùa thu   
                                     Cây cỏ hồn nhiên 
                                Thơm trang vở mới
                             Lung linh trằng rằm mở hội
                        Tôi lặng lẽ  làn mây cổ tích
                     êm đềm trôi trong giấc mơ em.        

                                      ***     
                          Mùa đông     
                             Gót nhỏ chiều đông
                                Miệt mài đêm lạnh gia
                                   Tôi nhẫn nại cây già trút lá                        

                                       tiếp cho em nhựa  sống tràn đầy .
                                        *** 
                                       Mùa xuân
                                  Nụ hoa chớm  từng ngày
                               Ngập ngừng trời cao cánh én
                          Tôi  thơm thảo  ngàn tia nắng
                      thắp cho em lộc biếc chồi hoa .
                                         ***             
                      Mùa hạ
                          Phượng hồng bâng khuâng
                                 Cành diều mê mãi
                                    Tôi say sưa làm cơn gió
                                        đưa giấc mơ em đến chân trời
                                           ***

                                       Bốn mùa năm tháng trùng khơi
                              Tôi  vẫn  mãi  một điều khao khát
                       Bốn mùa cho em cập bến cuộc đời.




  Nguyễn Thị Bích Trâm
                                                   

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

49/ KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2012 – 2013

  Nguyễn Thị Thúy Vi  hiệu phó trường Trường THCS Nguyễn Hiền (Phú Ninh - Quảng Nam)


A/ CHUẨN BỊ KHAI GIẢNG
Cô Nguyễn Thị Thúy Vi  hiệu phó trường Trường
THCS Nguyễn Hiền đọc thư của chủ tịch nước 
 
1. Họp HĐSP triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ.
2. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất trước khi học sinh đến trường.
3. Tập trung học sinh để dọn vệ sinh, quang cảnh trường lớp; kê dọn bàn ghế; học nội quy; tập huấn Lễ khai giảng (đội hình, đội trống, đội văn nghệ,..).
4. Phát hành giấy mời Đại biểu Lãnh đạo các cấp; Đại biểu Ban đại diện CMHS.
5. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tổ chức Lễ.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

48/ DIỄN VĂN KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2012 – 2013


      
 Thầy Lương văn Túy trường THCS Nguyễn Hiền (Phú Ninh - Quảng Nam)

        Kính thưa :  Quí vị đại biểu Lãnh đạo!
        Các thầy cô giáo !
        Các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh thân mến!
        
 Thầy Lương văn Túy trường THCS
 Nguyễn Hiền 
 đọc diễn văn khai giảng 
       Trong không khí tưng bừng cả nước thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 67 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và trong không khí tưng bừng của ngày khai trường năm học mới của cả nước, hôm nay, Trường THCS Nguyễn Hiền long trọng tổ chức LỄ KHAI GIẢNG năm học mới – Năm học 2012 – 2013.
         Thay mặt HĐSP nhà trường, tôi nhiệt liệt chào mừng Quí vị đại biểu Lãnh đạo, quí vị khách quí, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh đã về tham dự đông đủ hôm nay.
          Kính thưa quí vị!
           Năm học 2011 -2012 vừa qua, trường  THCS Nguyễn Hiền thực hiện tốt  các cuộc vận động: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”, cuộc vận động   “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã tạo được chuyển biến trong các mặt hoạt động trong nhà trường.Toàn thể CBGV, học sinh nhà trường đã thi đua “Dạy tốt _ Học tốt” thực hiện thành công nhiệm vụ năm học với  những kết quả tuy chưa thực sự sự cao nhưng thật đáng ghi nhận trong tình hình điều kiện của nhà trường.Đó là:   

47/ LỜI RU XA LẮC



                Gió mê mải
                Nắng bồng bềnh                                                
                                         ảo ảnh


                Sóng chòng chành                                                                     
                                                                          biển khơi
                                 * * *                                                
                   Về đâu
                   Hoa cỏ chiều thu
                   Lời
                         ru
                               xa
                                     lắc ...
                  Tìm đâu
                  Dòng nước ngược
                  Trăng hệt sao
                  Mặt trời rét mướt ...
                                * * *                  
                  Biển chẳng biết biển không cùng là biển
                  Chớp bể mưa nguồn
                                                ngỡ sóng mênh mông...                                                              

                                                                                  

   Nguyễn Thị Bích Trâm


      

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

46/ BÀI PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG CỦA HỌC SINH TRONG LỄ KHAI GIẢNG CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN NĂM HỌC: (2012-2013)



Em Phan Thị Thu Tuyền học sinh lớp 8/1 trường THCS
 Nguyễn Hiền đọc bài phát biểu cảm tưởng nhân ngày khai giảng
 
          Kính thưa quý vị đại biểu. Kính thưa quý thầy cô giáo.
           Thưa các anh chị cùng các bạn.
          Một mùa thu lại về ,mùa thu có nắng Ba Đình lịch sử có hội trăng rằm lung linh và tiến trống khai trường. Và tiếng trống ấy bắt đầu  giục giã từ hôm nay - ngày 4/9/2012. Đó là ngày cả nước tưng bừng đón chào năm học mới.  Trường THCS Nguyễn Hiền tổ chức lễ khai giảng trong không khí đầy trang trọng. Em rất lấy làm vinh dự được thay mặt cho học sinh toàn trường nói chung và khối 6 nói riêng bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc trong ngày đầy ý nghĩa này.
           Kính thưa quý vị đại biểu.  Kính thưa quý thầy cô giáo.
           Mới ngày nào đây chúng em chia tay với mái trường tiểu học và thấm thoắt 3 tháng hè  trôi qua,chúng em  lại  hội tụ về đây, tung tăng trong bộ quần áo mới, chiếc khăn quàng đỏ thắm, lòng đầy hân hoan bởi được đến với một ngôi trường mới-Trường THCS Nguyễn Hiền.Trời thu mát mẻ, trường lớp khang trang, thầy cô kính yêu chào đón chúng em. Một  hồi trống trường vang lên giục giã. Tất cả dang rộng vòng tay đón chúng em vào năm học mới. Những học sinh lớp 6 chúng em còn rất bỡ ngỡ trước ngôi trường THCS bề thế, uy nghi. Mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Hiền  đã gợi lên trong chúng em niềm tự hào về truyền thống thông minh, hiếu học của dân tộc Việt Nam.

45/ THẦY GIÁO TÔI



  (Kính tặng thầy Đặng Văn Thông)

  Trần Thị Chiêm (Phòng giáo dục huyện Phú Ninh)

 Ngày đó,... tôi là thế hệ học trò nhỏ nhất có mặt trong buổi gặp mặt các thầy cô giáo đi B và công tác trong thời kháng chiến. Đến dự tôi mang trong lòng nhiều niềm vui khó tả. Tôi mong sẽ gặp được ai cùng lứa tuổi với mình nhưng không cả hội trường toàn là những thầy cô giáo đã về hưu. Vừa ngồi xuống hàng ghế đầu tiên dành cho đại biểu Phòng GD&ĐT các huyện và thành phố, tôi nghe hàng ghế sau có tiếng nói của ai đó rất thân quen, tiếng nói này tôi đã nghe từ rất lâu rồi, tôi bất chợt nhìn lại phía sau thì ra đó là tiếng nói của thầy giáo Thông. Đúng là thầy Thông rồi! Đúng cái sống mũi cao và thẳng. Đôi mắt sáng cương nghị dưới hàng chân mày rậm. Lẫn đi đâu được cái nốt ruồi ở chân mày trái! Bây giờ trông thầy ốm đi nhiều quá. Mà đã mười mấy năm rồi còn gì!
Thầy Thông đã dạy tôi hồi lớp 5. Trường học ngày ấy là một cái nhà đội. Nhà đội là nhà để các xã viên trong hợp tác xã hội họp. Ngày đó trường cấp I tôi học có nhiều địa điểm học khác nhau, thôn tôi ở không gần cơ sở chính mà chỉ mượn tạm nhà đội cho học sinh học. Bàn ghế là những miếng tre ghép lại với nhau mặt bàn không bằng phẳng nên kê vở viết bài rất khó. Một đứa làm rung thì cả bàn không tài nào viết được. Khó thế mà chữ đứa nào xấu thì thầy rèn đến khi nào đẹp mới thôi. Do vậy chữ của học trò thầy dạy luôn đều và đẹp lắm.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

44/ TÌNH THẦY TRÒ


                     
  NguyÔn Kim Ngäc (giáo viên trường THCS Tam Lộc –Phú Ninh)


                                                  Em ®Õn th¨m t«i mét chiÒu ®«ng
                                    ¤ hay sao ®«i m¸ em hång!
                                    MiÖng mØm mØm c­ưêi tim bèi rèi
                                    Nöa lêi nãi ®ưîc nöa lêi kh«ng.

                        Em tÆng cho t«i bã hoa hång
                        S¾c hoa t­ư¬i th¾m h­ư¬ng th¬m nång
                        T«i ngì hån em lµ hoa ®ã
                        Trong trÎo tinh kh«i gi÷a mïa ®«ng.

                       Råi b½ng thêi gian em biÖt t¨m
                       Em ®i bá l¹i ¸nh tr¨ng r»m
                       Tr«i nçi chî ®êi bao m¾c l­íi
                       B©y giê còng ®· hai mư­¬i n¨m.

                                    Råi bçng mét h«m còng ®é ®«ng
                                    Em ®Õn t×m t«i tÆng ®ãa hång
                                    Hoa në,lßng ng­ưêi-hoa tim në
                                    Chît nhËn ra em m¸... öng... hång.
                                    Thö hái cuéc ®êi cã ®Ñp kh«ng?!!!

                                                            

43/ GIỮA ĐỜI THƯỜNG



           ( Cảm xúc sau một tiết dự giờ)

   Võ Minh Phú (Hiệu trưởng trường THCS
 Nguyễn Bỉnh Khiêm-Phú Ninh)

          Như cánh hoa đồng nội đẹp vô cùng
          Tiết “tập nói” em thật thà kể hết.
          Mẹ ly hôn với ba - đi làm xa biền biệt
          Để lại mình em hôm sớm với bà.

                   Em ngậm ngùi liên tưởng chuỗi ngày qua
                   Và “nói” hết việc làm trong những lần vất vả.
                   Miếng nước, niêu cơm, mảnh vườn, gốc rạ
                   Vây kín đời em - nghiệt ngã không cùng ...

          Em đến trường trong sự bao dung
          Ánh mắt thầy cô, nụ cười bè bạn.
          Ôi! Đẹp quá những tâm hồn tỏa sáng.
          Nhóm lòng em một chút lửa yêu đời!

                   Ba mẹ xa rồi đâu biết em ơi!
                   Chút gia tài chia đôi cho hai người - chỉ vậy!
                   Để lại mình em giữa đời thường run rẩy
                   Mái trường yêu lại sưởi ấm tâm hồn!

42/ NGỠ

      
                            
                                Đếm tuổi, tuổi có còn đâu ?
                      Dòng sông thuở ấy bạc màu sóng rêu. 
                 
                             Đôi chân mê mải sớm chiều
                        Đôi tay nắn nót, nâng niu từng dòng.  
                              Bao năm phấn trắng, bảng đen
                        Những lời mực tím gieo mầm lộc xanh .                      

                           Dòng đời chẳng chút phân vân
                      Không chờ, không đợi bước chân muộn màng.
                            Em  về lặng lẽ lối ngang
                       Đêm đêm tí tách cung đàn là đây.                    
                            Những con chữ cứ nhảy bay            
                       Sơ đồ ,tranh ảnh … mê say  lạ thường.
                            Kể chi nghẽn tắt  giữa đường
                      Mắt mờ bỗng sáng tận tường lối xa.
                            Ôm ngàn nắng mới  bao la
                       Gom về ánh ngọc hồng hào em thơ.             
                             Dệt trang giáo án ước mơ
                        Mỗi ngày bục giảng sững sờ dáng xưa…

                          
                           Hòang hôn còn chút nắng thưa    
                      Có anh - em ngỡ ... 
                                                   như chưa có chiều !            
                   
                                                             
   
 Nguyễn Thị Bích Trâm

41/ CÂU CHUYỆN VỀ VỊ THẦN ĐIỀM ĐẠM


  Sưu tầm


 - Tích xưa, theo thần thoại Nhật, các vị thần ở trên cõi trời, có một khi cùng tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Bất kỳ là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần mới nhất định bầu cử một người làm trọng tài trong cuộc thi chọi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài này có trí phán đoán và tính ngay thẳng đặc biệt, lại cũng là người cao tuổi hơn hết.

Trong các vị thần, một vị bước ra nói:
"Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào."
Tức thời, một ánh sáng chớp lạnh xương, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ. Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ là mình là người bất khả xâm phạm nữa.
Vị thần Bão tố, bước ra nói:
"Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông lặng lẽ..."

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

40/ NỖI NHỚ BỎ QUÊN




         

              Heo may báo hiệu chuyển mùa
            Rừng đang thay lá gió lùa hư không.

***
    Em đi một sớm theo chồng
      Bỏ quên nỗi nhớ, để lòng xốn xao
           Em về chân bước nghiêng chao
     Gío lay nỗi nhớ… lá xào xạc bay

***
 Giao mùa gió đợi lá thay,
Riêng còn nỗi nhớ - lất lây
                                                               lòng người…

                                       
             Đoàn Hoài Tâm

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

39/ BÀI DỰ THI TÌM HIỂU QUAN HỆ VIỆT LÀO


NHỮNG CẢM NGHĨ V NỀN VĂN HOÁ,
VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI LÀO


 Thầy Phan Ngọc Sáng (hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi -Phú Ninh - Quảng Nam)  biên soạn tổng hợp từ nhiều nguồn 

Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là quan hệ đặc biệt. Mối quan hệ đặc biệt ấy phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam. Hưởng cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” bản thân tôi tâm đắc với chuyên đề “Những cảm nghĩ về nền văn hoá, về đất nước và con người Lào” nên đã chọn viết về chuyên đề này qua bằng sự tìm tòi và hiểu biết của mình.
1. Đất nước Lào:
Lịch sử nước Lào trước thế kỷ XIV gắn liền với sự thống trị của Vương quốc Nam Chiếu. Vào thế kỷ thứ XIV, vua Phà Ngừm lên ngôi đổi tên nước thành Lạn Xạng (Triệu Voi). 

38/ BỐN LOẠI RAU QUẢ GIÚP TRẺ HƠN MỪỜI TUỔI

                                                                                                               
  Rau-củ-quả luôn là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, nhưng với phụ nữ, có bốn loại rau quả bạn nên xem như “bảo bối” để mình trẻ mãi.


1. Mướp đắng

Tuy loại rau này có vị đắng khiến nhiều người không thích ăn, nhưng với phụ nữ mướp đắng được ví như loại kem làm trắng và giữ tuổi thanh xuân.
Mướp đắng chứa nhiều dinh dưỡng đặc biệt tốt cho sức khỏe. như vitamin C, vitamin B1, ancaloit, ngoài ra còn có chứa acid galacturonic và pectin.
Chính chất ancaloit thúc đẩy sự thèm ăn, thanh lọc máu, lợi tiểu, chống viêm, hạ sốt, giảm đường trong máu và làm mới làn da.
Mướp đắng khi ăn có vị đắng, mát, cho cảm giác mới mẻ và thoải mái. Ngoài xào trứng, nấu canh, bạn có thể chế biến nhiều món từ mướp đắng như: cá nướng với mướp đắng, kho cá, trà mướp đắng…

37/ MƯỜI ĐIỀU VỀ CUỘC SỐNG



     Bạn đã bao giờ tự hỏi cuộc sống là gì và nên sống như thế nào trên cuộc đời này. Sau đây là 10 gợi ý thú vị về cuộc sống bạn có thể tham khảo.


* Cuộc sống là tất cả những gì sòng phẳng nhất, cho đi và nhận lại

* Hãy sống có ước mơ và phấn đấu thực hiện những ước mơ đó, có vậy cuộc sống của bạn mới thật sự có ý nghĩa.

* Sống vì người khác là 1 điều rất tốt đẹp nhưng bạn cũng phải dành 1 giờ để nghĩ đến bản thân.

* Bạn hãy cho đi những điều tốt đẹp, bạn sẽ nhận được những cái tốt đẹp hơn.

* Cuộc sống là những dòng xoáy, hãy sống làm sao đừng để dòng xoáy cuộc đời cuốn trôi bạn.

* Bạn có thể thích giống người này, bắt chước người nọ, nhưng thật chất bạn vẫn chỉ là bạn, không phải một ai khác.

* Bạn hãy sống thật có nghĩa để khi bạn nằm xuống, những việc bạn làm mọi người sẽ gìn giữ.

* Quá khứ là những gì đã qua, tương lai là những gì sẽ tới, và hiện tại là tất cả.

* Trong cuộc sống, buồn vui là điều tất yếu, quan trọng là bạn biết cách tự an ủi và vượt qua.

* Bạn đừng hỏi bất cứ ai một việc gì khi trong lòng bạn đã quyết định, hãy làm theo những gì bạn nghĩ và đừng bao giờ hối hận vì nó.


 Sưu tầm 

,

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

36/ CHỊ EM PHỤ NỮ TRƯỜNG TÔI


Kính tặng 37 chị em trường THCS Nguyễn Văn Trỗi 




Chị em phụ nữ trường tôi
 Hoa hậu lắm lắm, hoa khôi nhiều nhiều.
***
Cô Sen duyên dáng yêu kiều,
Da hồng mắt biếc đổ xiêu bao người.
Cô Tâm luôn thắm nụ cười, 
Cán bộ quản lý đẹp tươi nhất ngành.
                Thanh Vân nghiêng nước, nghiêng thành,
   Gương mặt tiên nữ xa gần muốn thương.
 Lệ Thủy mắt long lanh sương,
Hát hay múa dẻo bao người ước ao.
Diệu Trang mắt sắc dao cau,
 Nói năng nhỏ nhẹ trước sau ngọt ngào.
Anh Thư mày liễu má đào.
 Mắt buồn thăm thẳm dễ xao xuyến lòng.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

35/ NÉT ĐẸP TÂM HỒN NGƯỜI VIỆT NAM QUA ĐÔI ĐŨA



          Đôi đũa cũng là một sản phẩm văn hóa ẩm thực Việt Nam được chọn làm “nhân vật” đưa lên tem bưu chính. Điều này khiến cho các hậu sinh thêm tự hào về trí thông minh, tài sáng tạo của tổ tiên, cũng như nhớ lại những thông điệp mà người xưa đã âm thầm gửi gắm về quan hệ ứng xử, nhân cách tự trọng, khiêm nhường, nhân nghĩa thủy chung, sự đoàn kết và giàu bản lĩnh của tâm hồn người Việt.
Trong khi người phương Tây lúc ăn phải dùng một bộ đồ ăn gồm dao, thìa nĩa, mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng biệt, thì người phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam..) chỉ dùng một đôi đũa (gồm hai chiếc que làm thành) nhưng sử dụng một cách tổng hợp và cực kỳ linh hoạt với hàng loạt chức năng khác nhau: gắp, xé, và, dầm, trộn, vét… Đứng ở góc độ vật lý, thì đôi đũa là một thứ công cụ chấp dài thêm ngón tay người và được vận dụng theo nguyên lý đòn bẩy một cách thần tình để gắp thức ăn xa. Về nguồn gốc đôi đũa, lâu nay không ít học giả phương Tây cho rằng văn minh đôi đũa (civilization des baguettes) là thuộc dạng Trung Hoa. Tuy nhiên, theo sách Lịch sử văn hóa Trung Quốc do Đàm Gia Kiện chủ biên năm 1993 thì người Trung Quốc “Thời Tiên Tần không ăn dùng đũa, mà lấy tay bốc” (giống người Ấn Độ - đó là tập quán của các cư dân trồng kê, mạch, ăn bánh mì, bánh bao và thịt). Họ chỉ bắt đầu dùng đũa từ khi thôn tính phương Nam (đời Tần - Hán), ban đầu dùng một cách hạn chế để gắp thức ăn cứng từ các món canh, mãi về sau đôi đũa mới trở thành phổ biến. Thế kỷ VI, đôi đũa mới du nhập vào Nhật Bản. Như vậy, thực ra, nó là sản phẩm của cái nôi trồng lúa nước Đông Nam Á - nơi có nền văn minh tre trúc là vật liệu. Ăn bằng đũa là cách ăn đặc thù, mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ thói quen ăn những thứ không thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (như cơm, cá, nước mắm,…) của cư dân Đông Nam Á.
Điều này, lý giải vì sao ở người Việt, từ danh gia vọng tộc đến kẻ bần hàn, từ thành thị đến nông thôn, đôi đũa tre đơn sơ mộc mạc vẫn luôn gắn liền với đời sống hằng ngày, thậm chí đã trở thành một đặc điểm văn hóa không kém gì tà áo dài duyên dáng... Thật vậy, đôi đũa đối với người Việt đã vượt qua các phạm vi vật chất vô cùng nhỏ bé, khiêm nhường, vượt qua cả cái ý nghĩa, tập quán ăn uống thông thường để trở thành hình tượng sinh động, công cụ sắc bén trong diễn đạt những quan niệm về nhân sinh, nhân tình thế thái. Hay nói khác hơn, nó đã hình thành “triết lý đôi đũa” ở Việt Nam.
Trước khi có mặt trên tem thì chỉ cần làm phép thống kê đơn giản (từ tuyển tập ca dao, tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam) sẽ được một tập hợp khá thú vị về hình tượng đôi đũa - phản ánh nhiều chiều cạnh của triết lý nhân sinh. Bản tính, phong cách của người Việt vốn cẩn trọng, chu đáo, tế nhị. Từ tấm bé, cầm đôi đũa là khắc biết “so” để “sánh” cho bằng, ngay thẳng, đôi nào ra đôi ấy, đầu nào ra đầu nấy. Việc nhỏ nhặt ấy cứ ăn sâu vào tâm thức, ý thức để rồi lớn lên vào đời trở thành người ý tứ, biết suy nghĩ, nói năng, hành xử “ra đầu ra đũa”, “đến đầu đến đũa”. Trong đối nhân xử thế, lối nhìn nhận sự việc, đánh giá con người một cách hồ đồ, thiếu quan sát, không cân nhắc phân biệt, cứ “vơ đũa cả nắm” là vô cùng tai hại, hậu quả không lường. Đặc biệt là “triết lý về lứa đôi”, hình tượng đôi đũa đã thể hiện khá “tròn vai”. Thật là éo le, khốn khổ, day dứt trong cảnh: “Bây giờ chồng thấp vợ cao, như đôi đũa lệch so sao cho bằng”. Muốn cho hạnh phúc lứa đôi, vợ chồng không chỉ phải môn đăng hộ đối, đồng cảnh đồng tình giữa hai nhà, hai họ: “Xứng đôi vừa lứa, chọn nơi. Hay gì đũa mốc đòi chòi mâm son”. May mắn và hạnh phúc biết bao khi “Hai ta làm bạn thong dong, như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng”. Có người cho rằng, viết “đũa mộc” thì đúng hơn “đũa mốc”. Với lập luận: “Mộc” và “Mốc” là hai trạng thái, hai phẩm chất hoàn toàn khác nhau. Người Việt vốn bản tính chất phác, nhân hậu, trong sinh hoạt thường nhật thích dùng đồ “mộc”, không ưa son, nhuộm, tô điểm, màu mè. Đặc biệt với đôi đũa là thứ đồ dùng đơn giản nhất, ai cũng có thể tự túc làm được từ “cây nhà lá vườn”, nên đũa mộc là tốt nhất. Nó phù hợp với tâm lý thực tế, trọng thực chất của các đồ gia dụng ở người Việt. Nhưng ở quan niệm khác thì cho rằng, việc sử dụng từ “đũa mốc” - mâm son mới đủ sức lột tả sự trái khoái ngược đời, để chỉ sự không xứng đôi vừa lứa (về tài sắc, của cải, địa vị, tuổi tác,..) của từng đôi “Mốc này đâu ngại chọc mâm son/ Mốc đành chịu vậy, chẳng đòi mâm son”,…
Không chỉ trong văn học dân gian, mà tiếp mạch nguồn cảm xúc truyền thống đó, đôi đũa lại xuất hiện trong thơ ca hiện đại, với nhiều hình ảnh sinh động mới mẻ: “Bếp tập thể đậu kho và rau luộc, Em gắp cho tôi bằng đôi đũa cau rừng” (Phạm Tiến Duật). Đặc biệt, động tác so đũa đã cho ta thưởng thức nhiều tứ thơ hay cảm động: “…Bữa ăn sum vầy bên bếp lửa, Mẹ so đũa thừa lại nhớ đến ta” (Thu Bồn).
Bên cạnh tính cặp đôi mà hình tượng đôi đũa thể hiện thì nó còn phản ánh tính tập thể: bó đũa là biểu hiện của sự đoàn kết, của tính cộng đồng (trong câu chuyện dân gian về bó đũa chỉ sự đoàn kết là sức mạnh). Đôi đũa còn là minh chứng của sự thiêng liêng, khi thề độc, người xưa thường bẻ gãy đũa để thề. Thậm chí khi chết đi, còn có đôi đũa cắm trên quả trứng, bát cơm đặt lên áo quan đưa tiễn người về nơi an nghỉ cuối cùng… Tất cả những điều này, khi đưa đôi đũa lên tem cũng tạo nên những sức mạnh, sự độc đáo của nó. Tem về đôi đũa không nhiều, người sưu tầm bắt gặp nó là nâng niu như báu vật.

Nguyễn Hiếu Tín


Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

34/ BƯỚC CHÂN QUÊ



 Bước chân cha trưa tròn nắng đỏ
Con nước cuộn mình  vun cây trái
Con đường tít tắp niềm mong đợi
Sắc ngói ấm nồng 
 thấm giọt mồ hôi rơi.

Bước chân mẹ trong chiều bóng ngả
Trong hương gió thơm hoài gốc rạ
Trong màu khói có lời cơm nóng hổi
Lúa ngậm đòng 
 ngọt sữa à ơi.



Bước chân em đi về sớm tối
Trong tiếng trống vọng về bụi phấn
Trong trang vở  nhớ tình bảng đen
Biết  đâu tìm 
 khúc lá bàng ru.

 Anh nhớ chăng anh những con đường
Những bước chân tháng năm thầm lặng
Cả bước chân em mang lời hoa nắng
 Dõi bước chân anh
    thức trắng đợi anh về...

 Nguyễn Thị Bích Trâm                      

33/ MẸ MONG


                      


                           Ngày khai  trường rồi đó con ơi!
                          “Gâu” của mẹ vẫn ở nhà với mẹ.
                          Tám năm và tám năm như thế,
                          Đã tuổi đến trường... con còn lắm  dại thơ ... 

                
                         Mẹ chăm bẳm  con thăm thẳm, đợi chờ...
                           Trong  nỗi đau có  niềm  vui  nho nhỏ.
                           Con của  mẹ đã biết cười, biết khóc,
                           Biết ăn no, biết nũng nịu, đùa chơi...


                          Điều mẹ ba mong đâu thể bằng người.
                          Gâu của mẹ  khỏe từng ngày  là đủ.
                          Khi ốm đau biết chọn ngày mẹ rỗi.
                          Con  cứ nói thật nhiều tiếng của riêng con...

                        
                          Mẹ luôn bên con  tháng rộng,năm tròn
                          Làm cô giáo, bác sĩ, rồi thông dịch...
                          Làm tất cả ...để mà con thích.   
                          Để được nghe thật  nhiều
                                                             tiếng “bẹ” của cu Gâu.
                          
                       Mẹ của cu Gâu