Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

210/ ĐỀ THI HSG 12-13



                         KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 – 2013
   Môn thi    :               NGỮ VĂN
   Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
   Ngày thi   : 03/4/2013


Câu I: (3 điểm)

“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều :
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia.  Công việc của cháu gian khổ thế  đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất ... ”
                                                                 ( Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa )

a.        Chỉ ra các phép liên kết câu có trong đoạn văn trên.
b.       Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng nêu cảm nhận của em về suy nghĩ của nhân vật trong đoạn trích.
               
Câu II: (3 điểm)

                “Đọc thơ Y Phương người ta dễ bị hút hồn bởi bản sắc vùng cao rất riêng và đậm đà.”
Trình bày ngắn gọn những yếu tố nghệ thuật làm nên bản sắc vùng cao trong bài thơ Nói với con của Y Phương.

Câu III: (6 điểm)

Hãy bao dung với mọi người, trừ chính mình.
                Suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu IV: (8 điểm)

                Cảm nhận về tình cảm gia đình qua hai bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và Nói với con của Y Phương.

                                           ------------Hết---------


209/ CÂU HỎI ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 -HKII



                         KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 – 2013
   Môn thi    :               NGỮ VĂN
   Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
   Ngày thi   : 03/4/2013


Câu I: (3 điểm)

“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều :
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia.  Công việc của cháu gian khổ thế  đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất ... ”
                                                                 ( Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa )

a.        Chỉ ra các phép liên kết câu có trong đoạn văn trên.
b.       Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng nêu cảm nhận của em về suy nghĩ của nhân vật trong đoạn trích.
               
Câu II: (3 điểm)

                “Đọc thơ Y Phương người ta dễ bị hút hồn bởi bản sắc vùng cao rất riêng và đậm đà.”
Trình bày ngắn gọn những yếu tố nghệ thuật làm nên bản sắc vùng cao trong bài thơ Nói với con của Y Phương.

Câu III: (6 điểm)

Hãy bao dung với mọi người, trừ chính mình.
                Suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu IV: (8 điểm)

                Cảm nhận về tình cảm gia đình qua hai bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và Nói với con của Y Phương.

                                           ------------Hết---------


208/ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 KÌ II (PHẦN BAÌ TẬP)




KHỞI NGỮ
1.Xác định khởi ngữ:
    A. Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới.
    B. Cuốn tạp chí này tôi đã xem rồi.
    C. Những câu Kiều, những tiếng hát, tất cả giữ cho những người bị giam cầm vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài.
2. Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ
a. Mỗi cân gạo này có giá ba ngàn đồng.
b. Tôi luôn luôn có sẵn tiền trong nhà.
c. Chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội.
d. Nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
3. Khởi ngữ trong đoạn? Tác dụng?
“ Tôi đi đến đâu người ta cũng thương. Còn nó, nó đi đến đâu người ta cũng ghét tuy không ai nói ra.
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1. Xác định thành phần biệt lập
  1. Ừ, tưởng gì…nhất định đầu tháng  mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu thang.  
B.     Con đã về đây, ơi mẹ Tơm…    
  1. – Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khoẻ ra nhỉ?
- Da, con cũng thấy như hôm qua…          
      D.   - Bố đang sai con đi làm cái việc lạ thế?
             - Hay là thế này nhe- Nhĩ vẫn không hề thay đổi ý kiến- con cầm đi mấy đồng bạc xem bên ấy có hàng quán gì, người ta bán bánh trái gì con mua cho bố. 
2. Xác định thành phần  biệt lập trong câu:
      a. Ơi con chim chiền chiện
      b.    Thưa ông, bà nhà cho mời ông về ạ! 
      c.    Ồ, thích thật bài thơ miền Bắc.
      d.    Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kỳ quặc - Con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về.
      đ. Một lát sau Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó. Liên hãm nước thuốc ở ở cái siêu đất ra chiếc bát chiết yêu, Nhĩ đoán thế, nghe tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà.
    e. Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản mũi nhọn như lưỡi lê- con gái núi rừng có khác 
   g. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.  
   h. Cuối cùng thứ đã chở A-ri lênh đênh giữa sóng nước là một cái thuyền mảng, trên đó có những chai nước ngọt -cứu tinh của anh.
    d. Mẹ mình đang đợi ở nhà - con bảo - Làm sao con có thể rời mẹ mà đến được.
 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
1. Có đoạn đối thoại:- A-Gió lạnh nhĩ?       (tình huống gió lạnh, phòng mất điện)
                                      B-Đóng cửa thì tối.
      a. Chỉ ra hàm ý có trong đoạn đối thoại.
      b. Đoạn đối thoại trên có vi phạm phương châm hội thoại không? Vì sao?
2. Đoạn thơ:    Thoắt trông nàng đã chào thưa:
                     “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
                          Đàn bà dễ có mấy tay
                      Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
                           Dễ dàng là thói hồng nhan
                      Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!
                           Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
                       Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.
a.       Xác định hàm ý của 2 câu in nghiêng.
b.      Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
3. Trong đoạn trích sau, những câu nào có nghĩa tường minh. Câu nào ngoài nghĩa tường minh còn có hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý trong câu có hàm ý.
    “ Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
      - Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc  cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một  tí. Bác và cô lên ngay nhé.
      - Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
      - Bác và cô lên với anh ấy  một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta- Người lái xe lại nói.
4. Câu sau đây: “Hôm nay Hà không đi chơi điện tử”
   Tìm hàm ý. Diễn đạt câu trên với nghĩa tường minh?
5.Tìm hàm ý câu  gạch dưới và  diễn đạt với nghĩa tường minh?
- Chiều mai cậu đi học văn với tớ.
- Chiều mai lớp tớ  lao động.  
6. Khi báo ân cho Thúc Sinh, Thuý Kiều có nhắc tới Hoạn Thư:
                      “Vợ chàng quỷ quái tinh ma / Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau/ Kiến bò miệng chén chưa lâu/ Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”  Lời nói cuả Thuý Kiều có chứa hàm ý gì? 
7. Cho tình huống:
Tuấn hỏi Nam:
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
- Tôi thấy họ ăn mặc rất đẹp.
a. Chỉ ra hàm ý có trong câu trả lời của Nam?
b. Đoạn đối thoại trên có vi phạm phương châm hội thoại không? Vì sao?

LIÊN KẾT CÂU
1. “(1) Lên quá độ hai cây số tôi dừng xe nép vào bên một ta-luy cao có cây rậm.(2) Tôi bật đèn buồng lái. (3) Điều tôi trông thấy đầu tiên là có vết máu bên vai Nguyệt, vết máu chảy loang đỏ cả cánh tay áo xanh. (4) Chết thật, cô ta bị thương rồi …” (Nguyễn Minh Châu)
a. Có thể  thay đổi trật tự sắp xếp các câu trong đoạn văn không ? Vì sao?
b.Phép liên kết nào được dùng làm phương tiện liên kết câu trong đoạn văn?
2. Các đoạn văn sau đã sử dụng phép liên kết nào?
a. ( 1) Ngày mai trên đất nước này, sắt, thép có thể có nhiều hơn tre, nứa. ( 2) Nhưng trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. ( 3 ) Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. ( 4 ) Tre sẽ càng tươi trước cổng chào thắng lợi.   (Thép Mới)
          b.( 1)Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. ( 2) Thoắt cái,  trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. ( 3) Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay-ơn đen nhung hiếm quí. (Nguyễn Quang Hách)                             
c.( 1) Vua nâng lưỡi gươm về phía Rùa Vàng.( 2) Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. ( 3) Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
            Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.  ( Sự tích Hồ Gươm)
3. Hãy phát hiện và chữa lỗi về liên kết nội dung và hình thức của đoạn văn sau:
a.(1) Chim chóc nhiều vô kể.(2) Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ  bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. (3)  Vài ba con thỏ đi kiếm ăn. (4) Chúng líu lo trò chuyện, tranh cãi ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được.
b. (1) Buổi sáng sương muối phủ kín cành cây bãi cỏ .(2) Gió bấc hun hút thổi? (3) Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù .(4) Nhưng mây bò trên mặt đất tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
c. Thuý Kiều và Thuý Vân là hai chị em. Nhưng Thuý Kiều là chị, còn Thuý vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.
d.Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước giáo. Những đường chỉ  viền óng ánh như sáng rực trong đêm.
4. Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức ( biện pháp liên kết ) có trong đvăn sau:
            Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân.Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.
            Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
5. Hãy chỉ rõ các phép liên kết , phương tiện liên kết trong đoạn sau:
a. “ Khi Chí Phèo tỉnh giấc thì trời đã sáng lên. Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ơ đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.”
b. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng , không bằng đem  thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần

Sưu tầm

207/ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ NGHỊ LUẬN VÀO ĐOẠN VĂN TỰ SỰ


        1. Văn tự sự là một kiểu văn bản quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS, nhà văn Tạ Duy Anh đã từng chia sẻ rằng: “Hiệu quả cuối cùng của văn tự sự là phải tạo ra ở người tiếp nhận không chỉ sâu sắc cả về phương diện tư tưởng lẫn thẩm mĩ mà còn gây cho họ sự hứng thú suy nghĩ” (Mấy mẹo vặt khi viết văn kể). Để có được điều đó trong văn tự sự cần kết hợp được các phương thức biểu đạt. Ở lớp 6 học sinh đã được làm quen với văn tự sự nhưng chưa yêu cầu kết hợp các phương thức biểu đạt. Trong chương trình Tập làm văn lớp 8, đối với kiểu bài tự sự các em cần phải tìm hiểu sâu hơn, phải biết sử dụng ngôi kể cho linh hoạt và đặc biệt phải biết kết hợp cân đối các yếu tố miêu tả và biểu cảm để bài viết sinh động gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc (người nghe). Lên lớp 9 văn tự sự được học với yêu cầu tổng hợp cao hơn nữa, đó là tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và đặc biệt là yếu tố nghị luận - một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị bài viết và làm cho câu chuyện để lại dấu ấn trong tâm khảm người đọc.
Nói thế không có nghĩa là đưa yếu tố nghị luận vào bài tự sự càng nhiều  càng tốt mà cần phải biết chọn lọc đưa vào cho thật hợp lí để bài viết khỏi rời rạc, thiếu cân đối giữa các yếu tố. Bởi vì trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn át tự sự. Nhưng thực trạng hiện nay học sinh lớp 9 khi tạo lập văn bản tự sự nhiều em cơ hồ lãng quên đi yếu tố nghị luận, hoặc sử dụng yếu tố nghị luận nhưng chưa thành công.
2. Tập làm văn là phân môn thực hành có mục tiêu quan trọng là rèn luyện cho học sinh năng lực tiếp nhận và kĩ năng tạo lập văn bản. Dạy Tập làm văn lớp 9 cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc này. Trong văn bản tự sự ít khi tác giả thuần kể người, kể việc mà thường kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. Trong đó sử dụng yếu tố nghị luận là một kĩ năng cần có khi viết văn tự sự ở chương trình tập làm văn 9 và đây cũng là dịp củng cố khắc sâu kiến thức và rèn kĩ năng làm văn nghị luận mà các em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7.  Mặt khác văn nghị luận thường khô khan, đòi hỏi tư duy ở mức độ cao hơn kể người, kể việc nên học sinh còn ngại khó. Các em chưa nổ lực hết mình trong tư duy sáng tạo nên dẫn đến học sinh còn mơ hồ lãng quên yếu tố nghị luận khi viết đoạn văn tự sự. Một số em có ý thức đưa yếu tố nghị luận vào đoạn văn nhưng  đem lại hiệu quả chưa cao. Bởi các em chưa thực sự hiểu rõ và phân biệt được  yếu tố nghị luận trong văn bản nghị luận và yếu tố nghị luận  trong văn bản tự sự, hay khi nào dùng yếu tố nghị luận? Và chúng ta nghị luận bằng cách nào? Nếu các em hiểu rõ và trả lời được những câu hỏi này thì chắc rằng việc sử dụng yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự không còn là vấn đề khó khăn, gượng ép đối với học sinh lớp 9.
3. Văn tự sự tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Thông qua cốt truyện, nhân vật, người viết gửi gắm tư tưởng (cách nhìn, cách đánh giá hiện thực…). Ý nghĩa tư tưởng ẩn trong hình tượng. Song, đôi khi để gợi mở, thuyết phục người đọc, người viết có thể kết hợp yếu tố nghị luận bằng nhiều cách. Để giúp học sinh vận dụng tốt yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự, ta cần  thực hiện một số nội dung sau:
@. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sau:
  1. Phân biệt yếu tố nghị luận trong văn bản nghị luận và yếu tố nghị luận  trong văn bản tự sự.
Trong văn nghị luận, yếu tố nghị luận thể hiện ở chỗ: người viết tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ một cách đầy đủ, có hệ thống và hết sức chặt chẽ. Các nội dung, ý lớn, ý nhỏ phải gắn bó phụ thuộc vào nhau, cùng nhau làm bật nổi tư tưởng bài viết.
- Còn yếu tố nghị luận trong văn tự sự chỉ là các yếu tố đơn lẻ, biệt lập trong một tình huống cụ thể nào đó của câu chuyện. Vì vậy nếu sử dụng tràn lan, nó sẽ phá vỡ mạch tự sự của bài viết.
    2. Khi nào dùng yếu tố nghị luận?
- Khi cần thuyết phục người đọc tin vào một tư tưởng, quan điểm nào đó mà mình đưa ra trong bài. Khi cần trình bày một nhận xét đánh giá nào đó về cuộc đời, sự việc, lẽ sống…vì mục tiêu chủ yếu của văn nghị luận là tác động vào lí trí.
   3. Chúng ta nghị luận bằng cách nào?
- Có nhiều cách nghị luận. Nhưng cách đơn giản nhất là tạo ra các cuộc đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, trong đó người nói thường nêu lên các nhận xét, phán đoán, đánh giá, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, hoặc thuyết phục chính mình về một vấn đề, một quan điểm, tư tưởng nào đó.
Ví dụ 1: Cuộc đối thoại giữa cô sinh viên nghèo với một cậu con nhà giàu bị cụt cả hai chân trong một cuộc đua xe. Mẹ cậu đã thuê cô sinh viên nghèo chăm sóc . Cô nhận lời để lấy tiền ăn học.
… “ Hôm nay, có máy kiểu chết trên báo, cậu chọn kiểu nào? Nhảy từ café 33 tầng vào sinh nhật lần thứ 21. Hỗn chiến tại quán bia bị đâm. Một nữ sinh 17 tuổi dắt xe đạp băng qua đường sắt bị tàu đụng…”
- Toàn ghê rợn! Gã nhăn mặt.
- Làm gì có cái chết dịu dàng! Để có cái chết phải băng qua đau đớn.
…Cô phải làm gì nếu mai cô chết? Gã hỏi lại:
- Tôi sẽ đấu tranh đến cùng để mai tôi vẫn sống. Một ngày là một cuộc chiến.
- Giá nghèo như cô tôi sẽ không bất hạnh như thế này. Không có xe để đua, không có tiền để đốt đời mình…
- Tại cậu chưa nếm mùi nghèo khổ đó thôi! Tàn bạo, khốc liệt lắm, cuốn trôi bao mơ ước, đè bẹp bao số phận. Nhưng khi thừa mứa quá, nỗi đau trong tim còn dữ dội hơn cả cái đói”.
                                         (Trích Một cuộc đua của Quế Hương)

     4. Khi diễn đạt các yếu tố nghị luận, người ta thường dùng kiểu câu nào?
- Khi diễn đạt các yếu tố nghị luận, người ta thường dùng kiểu khẳng định hoặc phủ định.
Ví dụ: “ Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
(Cố hương - Lỗ Tấn)
Ví dụ 2: “ Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng hôm nay nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ.”
(Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ - Ngữ văn 9)
            Trong văn tự sự thường có tất cả các phương thức biểu đạt, vì tự sự chính là bức tranh sinh động gần gũi với cuộc sống. Mà cuộc sống thì vốn phong phú, đa chiều với rất nhiều màu sắc và cảnh huống. Để tự sự thành công, bên cạnh việc dùng các phương thức biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, người viết còn phải biết cách sử dụng yếu tố nghị luận để làm cho câu chuyện có tính triết lí sâu sắc, chủ đề được khắc sâu, vị thế của bài viết được nâng lên cao hơn. Trong văn bản tự sự, nếu tình huống truyện là cánh cửa mời gọi người đọc đi vào câu chuyện thì yếu tố nghị luận sẽ neo giữ người đọc ở lại lâu hơn để chiêm nghiệm thế giới của bao điều kì diệu từ câu chuyện làm nên.  “Cho dù gió chẳng đủ để cuốn mây đi, hoa cũng chẳng thơm đủ bốn mùa nhưng yếu tố nghị luận lại đủ sức làm cho “sinh mệnh” của bài văn tự sự sẽ được kéo dài mãi mãi”.     
      
                                                                    ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

   1. Trong truyện ngắn Mua nhà của nhà văn Nam Cao (1943) có đoạn: “Nhưng mà thôi, anh Kim ạ. Nghĩ ngợi làm gì nữa? Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia hở. Đâu phải tôi muốn tệ? Nhưng biết làm sao được? Ai bảo đời cứ khắt khe vậy? Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình, mà chẳng thiệt đến ai!”

2. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đã tự thuyết phục chính mình như sau:
… “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đế một cái gì khác đâu? Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chưa không nở giận”.

3. “Một ngày kia, đi học về thấy mẹ cầm trên tay mảnh giấy và khóc rưng rưng, tôi lo sợ lại bên mẹ, thì ra giấy báo anh tôi đỗ vào trường THPT. Tôi hiểu đó là nước mắt của sự sung sướng tột cùng, nước mắt của bao ngày mong đợi  …”
                   (Bài làm của học sinh “Kể về một người thân mà em yêu quí”)

  4. “Trong lớp mấy đứa con gái xì xào chuyện tôi và Quân, ghép đôi hai đứa với nhau. Mặt kệ! Đó là việc của bọn con gái thích “buôn dưa lê, bán dưa chuột” ở mọi lúc mọi nơi. Dù có hơi xấu hổ nhưng chúng tôi vẫn là đôi bạn cùng tiến sẵn sàng giúp đỡ nhau về mọi mặt. Tương lai phía trước còn dài và còn rất nhiều thử thách. Khi người ta cầm tay nhau, cùng nhau đi đến một mục đích cuối cùng là thành công trên con đường học vấn thì không có gì là xấu cả…”
                  (Bài làm của học sinh “ Câu chuyện về một tình bạn đẹp”)

5. “Hôm đó, tôi đợi mãi chẳng thấy Hằng đâu. Thì ra Hằng bị ốm không đi dọn vệ sinh trường học được…Một ngày không gặp Hằng tôi cảm thấy như thiếu một cái gì đó. Một cái gì vô hình khó tả, một cái gì không thể gọi tên đích thực. Đến tận bây giờ tôi mới hiểu ra rằng cái mà  không thể gọi tên đích thực ấy là tình bạn - một tình cảm không giống với bất cứ thứ tình cảm nào, bởi nó quá đổi bình dị mà thiêng liêng, đơn sơ mà bất diệt…”
         (Bài làm của HS Uân Thị Hà Lớp 9/1 “ Câu chuyện về một tình bạn đẹp”)

6. “Nhưng, các em ạ, mỗi người có con đường học tập riêng của mình. Nếu không thể một tay vẽ hình vuông, một tay vẽ hình tròn cùng một lúc, thì vẫn phải tập trung tư tưởng, chú ý nghe giảng mới có thể giành thành tích ưu tú. Đây chỉ là sự khác nhau của con đường dẫn đến thành công. Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành La Mã, chúng ta chớ bỏ qua sự cố gắng.
Cả lớp học bỗng vang lên những tràng vỗ tay nhiệt liệt.”
(Trích Truyện ngắn- “Ngón  đòn quen thuộc” của Phạm Tử Bình)

7. “Thầy nhắc nhở nhóc Tuấn rằng đừng dựa gia đình khá giả mà lười học ham chơi đến nỗi chẳng bao giờ làm chủ được mình…Thầy cũng nhắc nhóc Tuấn không được trêu em nữa vì theo thầy sự khuyết tật trong tâm hồn, trong suy nghĩ, trong nhân cách còn đáng sợ hơn nhiều so với sự khuyết tật của hình hài dù đó là sự khuyết tật mà không phải khi nào người ta cũng nhìn thấy. Có mắt mà không biết nhìn, có tai mà không biết nghe những điều tốt đẹp - điều ấy còn đáng thương hơn cả những người khuyết tật…”
                   (Bài làm của học sinh “Kể về một người thân mà em yêu quí”)
      
8. “ Mùa đông năm ấy, trời rất lạnh. Bà tôi biết trong lớp tôi có một bạn và anh chị em của bạn ấy không có bao tay, nón và khăn choàng cổ. Bà đã tặng món quà ấy cho các bạn của tôi một cách không ngần ngại. Đó chỉ là một món quà thật đơn giản, nhưng đối với các bạn tôi là cả một sự kì diệu. Bà nói với chúng tôi rằng: khi bà còn là một đứa trẻ, bà và các anh chị khác phải mặc những chiếc áo choàng cũ trong mùa đông lạnh giá và tay thì luôn bị nứt. Và bà không thể chịu được khi thấy có những đứa trẻ khác phải chịu cảnh đó. Khi tôi thấy một đứa trẻ không có áo khoác và bao tay tôi không coi đó là người lạ mà dường như thấy đó chính là bà tôi, mẹ tôi, các cô, các chú, các bác của tôi. Đó chính là điều bà tôi đã dạy: những người nghèo khổ khó khăn mà bạn thấy trên đường mỗi ngày  có thể không phải là người mà bạn yêu quý ngay lúc đó nhưng có thể  là bạn vào ngày mai, có thể là những người thân của bạn ngày hôm qua. Hãy biết yêu và giúp đỡ mọi người như đang giúp đỡ, đang yêu những người thân của chính  mình…

                                       (Bài làm của học sinh “Kể về một người thân mà em yêu quí”)
                                                                                                                                   
  Đoàn Thị Nhung
     

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

206/ Về bệnh đại tràng mãn tính


205/ Lục bát tưởng nhớ




Lá vàng rụng giữa lòng tay
Dấu chân người ấy
Thềm này
Đã xa
Ngập ngừng nhịp võng dưới hoa
Hình như gió cũng xa nhà lâu năm
Trăng khuya dỗ giấc em nằm
Có nghìn giọt lệ lặng thầm với trăng...


Phạm Thị Ngọc Liện

204/ Đâu là tình thật













        
         Biết đâu là lời thật
        "Ngày thấy em - tim rơi"
         Biết đâu là lời thật
         Ngôn ngữ người rong chơi


        Sóng lòng dâng gọi mời
        Em nép vào hoang dại
        Thương giọt sương mê mải
        Đu mình trong nắng xanh


        Em - nhành mai hóa thân
        Chọn cô đơn tôi luyện
        Anh- bình minh ẩn hiện
       Phía chênh vênh mất còn


         Chớp lóe cuối hoàng hôn
         Chiêm bao về trú ngụ
         Cách tân khờ dại cũ
         Xoay mũi tên trái chiều


         Trớ trêu ảo giác yêu
         Biết đâu là tình thật?!


           Trần Mai Hường

203/ Nốt trầm nén thân



















        Vắt chuỗi ngày qua lên lưng chừng nắng
        Hong khô những ngậm ngùi
       Gặp lớp lớp sóng ầm ào sấm dội
        Anh hiện thân đẫm vần thơ chưa cũ
        Hiện thân vào ám ảnh thật gần
        Âm âm nốt nhớ trầm 
        tự tu mình nén thân trên bàn phím
       Trăng khát đêm
        Đêm nhớ mặt trời...
        Ám ảnh ngôn ngữ của người đang xa lắm
        Sóng sóng những ý nghĩ ma mị không thể giải trình dìu nhau vượt dốc
        Ước một giờ quên...

        Trần Mai Hường



202/ Lời đá cuội




Lòng đá cuội cũng mềm như nước mắt
Xếp trong veo như những tiếng thầm thì
Nằm im ắng bên bờ suối cạn
Đợi trượt dài theo mỗi bước chân đi
Em không biết
Thật mà
Em không biết
Đã yêu anh tự buổi mai nào
Chỉ thấy gió cồn cào mải miết
Những lá vàng xô dòng chảy xôn xao
Mà anh cũng hững hờ vô tình lắm
Vội yêu em rồi lại vội vàng xa
Mưa tháng Giêng còn chưa kịp ấm
Đã đầy trời gió lạnh tháng Ba
Đã hẹn nhau đi đầu non cuối bể
Lại lạc nhau giữa ngã ba đường
Sông quá rộng mà sao lòng quá hẹp
Trời bao la mà gió chật khu vườn…
Lời đá cuội rơi trong lòng suối cạn
Vang lên trong vòm lá một thanh âm
Tiếng đá vỡ
Trong veo
Đau đớn
Lời yêu chỉ nói một lần…

Tác giả: Đào Phong Lan

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

308/MÀU TÍM TRONG THƠ CA

HUỲNH  VĂN  HOA

         Màu sắc là một phương diện của cái nhìn nghệ thuật trong văn chương, làm nên thế giới nghệ thuật của một nghệ sĩ. Những nghệ sĩ có phong cách thường có kiểu sử dụng màu sắc theo một cách riêng, làm nên nét độc đáo của tác phẩm, của tác giả.
        Bài viết này, sẽ tìm đến nghệ thuật sử dụng màu tím trong thơ ca của số nhà thơ quen thuộc của Việt Nam.
        Về phương diện hội họa, màu tím là sự pha trộn và hợp thành của màu xanh và màu đỏ. Tím là màu sắc thiên về các khía cạnh của nội tâm, không thích phô trương, tìm đến những ngõ ngách riêng tư của con người, diễn đạt những khung trời nhớ nhung, xa vắng, lẫn khuất đâu đó là những hoài niệm, hoài cảm.