Trung thu xưa của tôi, là những chiếc đèn ông sao bằng nan tre gián giấy kiếng màu xanh đỏ, là những chiếc đèn quả bí làm từ giấy báo gấp nếp tỉ mỉ, và cả những chiếc đèn ống bơ chế từ lon sữa đặc cũ.
BICH TRAM
▼
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012
85/ TRUNG THU -NHỚ QUÁ NGÀY XƯA ƠI!
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012
84/ THUYẾT MINH VỀ CHIẾC ÁO DÀI
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Trải qua bao thế kỉ
chiếc áo dài đã có nhiều thay đổi so với tổ tiên nó trước đây. Không ai biết rõ
nguồn gốc nguyên thủy của chiếc áo dài vì chưa có tài liệu ghi nhận. Nhưng kiểu
sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát
là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài
Việt Nam.
Đến thời Pháp thuộc, chiếc
áo đài lại một lần nữa thay đổi. “Lemur” là tên tiếng Pháp để chỉ chiếc áo dài
cách tân. Chiếc áo dài này do người họa sĩ có tên là Cát Tường sáng tạo ra. Năm 1943, họa sĩ Lê Phổ
đã bỏ bớt những nét cứng nhắc của áo Cát Tường, đưa thêm một số yếu tố dân tộc
của áo tứ thân, ngũ thân đã tạo ra kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người,
trong khi hai vạt trước tự do bay lượn. Sự dung hòa này được giới nữ thời đó
hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đấy, áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực
của nó và từ đấy đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân, hình dạng
chiếc áo dài về cơ bản vẫn được giữ nguyên.
Cho tới ngày nay,
chiếc áo dài đã được thay đổ rất nhiều. Cổ áo cổ điển cao 4 – 5 cm, khoét hình
chữ V trước cổ. Cổ áo làm tăng thêm nét đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần
của người phụ nữ. Phần eo được chít ben làm nổi bật đường cong thon thả của
chiếc lưng ong của người phụ nữ. Cúc áo là loại cúc bấm, được bố trí cài từ cổ
qua vai xuống eo. Từ eo, thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân. Ống
tay áo may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay. Áo thường mặc với quần
lụa có màu sắc hài hòa với áo.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Áo dài thường được may bằng lụa tơ tằm, nhung, voan, the,… rất phong phú. Nhưng có sự lựa chọn chung là nên chọn loại vải mềm, rũ. Để làm tăng thêm nét duyên dáng, khi mặc áo dài phụ nữ thường đội nón lá. Ở đồng bằng Nam bộ, áo dài được cải biên thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng để tiện việc lao động.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Áo dài thường được may bằng lụa tơ tằm, nhung, voan, the,… rất phong phú. Nhưng có sự lựa chọn chung là nên chọn loại vải mềm, rũ. Để làm tăng thêm nét duyên dáng, khi mặc áo dài phụ nữ thường đội nón lá. Ở đồng bằng Nam bộ, áo dài được cải biên thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng để tiện việc lao động.
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Do được may bằng chất liệu vải mềm nên áo dài
cần được bảo quản cẩn thận. Chỉ nên giặt áo dài bằng tay, giũ cho áo ráo nước
và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc màu. Dùng bàn ủi ủi với
nhiệt độ thích hợp tránh nóng quá làm cháy áo. Luôn cất áo vào tủ cẩn thận giúp
áo bền, đẹp và mới lâu. Nên giặt áo ngay sau khi mặc, treo bằng móc áo, nếu gấp
phải gấp cẩn thận tránh làm gãy cổ áo.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Áo dài là quốc phục
của nước Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt. Dù thời gian có đổi thay,
những mẫu trang phục ngày càng đa dạng và hiện đại nhưng trên khắp nẻo đường ở
đất nước bình yên này, tà áo dài vẫn nhẹ nhàng tung bay mang theo nét đẹp, nét
duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
sưu tầm
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
83/ HOA CỎ MAY
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu .
Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay ?
Xuân Quỳnh
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012
82/ BÀN TAY EM
Gia tài em chỉ có bàn tay
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy
Những nǎm tháng cùng nhau em chỉ thấy
Quá khứ dài là mái tóc em đen
Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em
Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng
Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng
Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay ?
Bàn tay em ngón chẳng thon dài
Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả
Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ
Hái rau rền rau rệu nấu canh
Tập vá may, tết tóc một mình
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.
Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả
Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ
Hái rau rền rau rệu nấu canh
Tập vá may, tết tóc một mình
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.
Đường tít tắp không gian như bể
Anh chờ em cho em vịn bàn tay
Trong tay anh, tay của em đây
Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ
Trời mưa lạnh tay em khép cửa
Em phơi mền vá áo cho anh
Tay cắm hoa, tay để treo tranh
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc
Nǎm tháng qua đi mái đầu cực nhọc.
Tay em dừng trên vầng trán lo âu.
Anh chờ em cho em vịn bàn tay
Trong tay anh, tay của em đây
Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ
Trời mưa lạnh tay em khép cửa
Em phơi mền vá áo cho anh
Tay cắm hoa, tay để treo tranh
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc
Nǎm tháng qua đi mái đầu cực nhọc.
Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau
Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả
Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ
Lấy thời gian đan thành áo mong chờ
Lấy thời gian em viết những dòng thơ
Để thấy được chúng mình không cách trở...
Bàn tay em, gia tài bé nhỏ
Em trao anh cùng với cuộc đời.
Em trao anh cùng với cuộc đời.
Xuân Quỳnh
81/ LÃNG ĐÃNG
Bóng ai qua như ánh mắt người thương?
Lòng hỏi lòng đâu phải vấn vương
Sao trong dạ cứ bồn chồn, ngơ ngác ?
***
Những buổi chiêu mưa rơi lác đác
Mưa run
run trên gốc cây già
Tôi buâng khâng ngắm những người qua
Mong sao gặp một người thân xa lắm.
***
Mưa rơi rơi cho lòng tôi thăm thẳm
Gió mang về hơi ấm xa xôi
Mây hơi xin chớ ngừng trôi
Cho tôi gửi chút tình tôi lãng đãng...
Nguyễn Thị Bích Yên (Bình Dương -Thành Phố Hồ Chí Minh)
80/ SA MẠC.... MÙA ĐÔNG
Mưa
sa mạc
Nắng
mùa đông
Em gặp anh
giữa những ngừơi đàn ông giấu mặt.
***
Sa mạc - mưa
Mùa đông- nắng
Em gặp anh
giữa
bao ngừơi đàn ông ngửa mặt
***
***
Mùa
đông - sa mạc...
Trần Hoàng Yến ( giáo viên trường THCS Nguyễn Hiền)
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012
79/ TÂM SỰ
Em vẫn biết nghề mình là vậy
Chẳng có gì vật chất đâu anh
Chỉ phấn trắng, bảng đen với bục giảng
Dìu dắt đàn em trên những con đường.
***
Đừng hỏi sao em yêu nghề dạy học
Chọn mình những ước mơ riêng
Giữa xô bồ nhịp đời thường hối hả
Lặng lẽ chân em đâu sánh cùng người.
***
Nghề của em ngỡ bình thường là thế
Chứa bao điều kì thú bên trong
Chỉ ánh mắt không làm sao thấy được
Phải tâm hồn hòa quyện với con tim.
Nguyễn Thị Thúy Vi -Trường THCS Nguyễn Hiền
78/ KỈ NIỆM NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC
Cái ngày
trọng đại ấy - ngày đầu tiên tôi đi học, đã trôi qua thật ngọt ngào ở một lớp
học bé xíu ươm màu nắng...
Sáng sớm, dưới những hàng phượng
chiu chít bông, có một con bé lẽo đẽo ôm tập theo vành nón mẹ đi học. "Đi
học", một khái niệm hoàn toàn xa lạ với cô bé, bảo sao nó không hồi hộp?
Bao nhiêu câu hỏi cứ thi nhau hiện lên trong đầu nó cốt để vẽ ra một bức tranh
về ngôi trường kia. Mải mơ mộng, con bé không biết đã đến nơi tự lúc nào. Mẹ nó
đang nói chuyện với cô giáo, thỉnh thoảng lại cười chỉ vào nó, nhưng nó đâu
quan tâm.
Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012
77/ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN VĂN: TỪ PHONG ĐỘ ĐẾN ĐẲNG CẤP
Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh
Những năm qua, ngành giáo dục có phong trào Ứng dụng Công nghệ thông tin (UDCNTT) trong dạy học tích cực mà phổ biến nhất là soạn giảng bằng giáo án điện tử (GAĐT) - còn gọi là “bài giảng điện tử”. Đành rằng sử dụng GAĐT chỉ là một phần nhỏ của việc UDCNTT nhưng hầu như nó đã trở nên phổ biến, đi sâu vào sinh hoạt chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Hầu như ở mỗi trường, mỗi tổ chuyên môn, mỗi thầy cô giáo đều cố gắng thực hiện điều này và xem đó như một tiêu chí quan trọng để thể hiện tinh thần đổi mới.
Trong bài viết này, chúng tôi không phủ nhận vai trò của việc sử dụng GAĐT trong tổ chức thực hiện một tiết dạy nói chung bởi nó đem lại những hiệu quả tích cực. Có thể thấy rõ những hiệu quả đó như sau:
- Hiện đại hóa tiết dạy.
- Giáo viên phải chuẩn bị công phu, qua đó mà thâm nhập vào bài dạy sâu hơn.
- Gây hứng thú cho học sinh bởi sự mới lạ, đặc biệt là khi giảng những nội dung dạy học có minh hoạ bằng tranh ảnh, âm thanh, sơ đồ, biểu bảng…
- Giúp cho giáo viên tránh ghi bảng dài dòng.
- Thuận lợi trong việc mở rộng vấn đề, liên hệ, tích hợp những kiến thức khác làm cho bài học phong phú, sinh động, sâu sắc hơn…
Tuy nhiên, không phải lúc nào, với môn học nào GAĐT cũng cho những kết quả mỹ mãn. Bên cạnh những ưu điểm thiết thực với nhiều môn học, GAĐT vẫn còn không ít bất cập khi đưa vào dạy học môn Ngữ văn.
Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012
75/HÌNH ẢNH VỀ HÔỊ NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN
Ngày hôm nay :22-9-2012 trường tôi (THCS Nguyễn Hiền ) tổ chức hội nghị công nhân viên chức đầu năm học trong không khí trang trọng mà cũng không kém phần ấm cúng sôi nổi
Sau đây là một số hình ảnh của hội nghị .
Sau đây là một số hình ảnh của hội nghị .
Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012
74/ TỰ TÌNH
Cảm ơn trời đất hữu tình
Cho thuyền cập bến cho mình gặp nhau.
Mười mấy năm nghĩa nặng tình sâu
Tình chồng ,nghĩa vợ bên nhau vui buồn
Dẫu có lúc giận hờn vô cớ
Trách mông lung cho hả dạ thế mà
Anh lặng lẽ khiến lòng em ấm lại
Con ốm đau em lại vắng nhà luôn
Anh làm ba rồi lại làm cả mẹ
Chẳng thở than-chẳng trách chẳng hờn
Không so bì tính toán thiệt hơn
Bởi anh hiểu vì em là cô giáo
Của tuổi thơ đâu chỉ của riêng mình.
Anh chính là ngọn nến lung linh
Không sáng chói hào quang rực rỡ
Nhưng với em đó là duyên nợ
Cả cuộc đời muối mặn gừng cay.
Huỳnh Thị Nhất -Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
73/ NỖI NIỀM
72/ BÌNH MINH
Bình minh
soi dòng kênh
sóng lúa bồng bềnh
câu hát.
Bình
minh
sáng con đường
đường
trăm nẻo thênh thang.
Bình
minh
lung linh mái
trường
ngàn ô cửa hồng tỏa nắng...
Ôi bình minh ngày từng ngày tươi mới !
Cảm ơn cuộc đời cho ta đón
đợi,
Bình
minh về thắp lửa tin yêu.
Nguyễn Thị Bích Trâm
Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012
71/ LỐI THU
Mùa lá sang
buâng
khuâng
hạ vàng nắng cuối.
***
***
Mùa lá rơi
trăng thu nghiêng
ngọt -đắng
chảy tận cùng ...
***
***
Mùa lá chao
còn chăng
không
lời ngõ nhỏ
ngập lá mùa ơi.
Nguyễn Thị Bích Trâm
Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012
70/ NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ CÁN BỘ-VIÊN CHỨC NĂM HỌC: 2012-2013
PHÒNG GD-ĐT PHÚ NINH |
|
TRƯỜNG THCS NG. VĂN TRỖI
|
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
|
Số: /NQ-THCS Tam
Dân, ngày 20 tháng 9 năm 2012
NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ CÁN BỘ-VIÊN CHỨC
Hôm nay, vào lúc 7 giờ 30, ngày 20/9/2012
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi tổ chức Hội nghị CB-VC với sự tham dự của
các đại biểu của Phòng GD- ĐT huyện Phú Ninh , địa phương xã Tam Dân và Hội
cha mẹ học sinh và 52 CB-GV-NV, qua 4
giờ 00 làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị đã thảo luận
bảng báo cáo về kết quả thực hiện nghiệm vụ năm học 2012-2013 và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2012-2013 đồng chí hiệu trưởng , báo cáo của BCH Công
đoàn nhà trường và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu.
Hội nghị đi đến thống nhất:
QUYẾT
NGHỊ:
Điều
1: Thống nhất với báo cáo tổng kết năm học 2011-2012
về những ưu khuyết điểm cũng như kết quả thực hiện Nghị quyết năm qua và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2012-2013.
Điều
2: Trong năm học 2012-2013 nhà trường quyết tâm thực hiện thắng lợi những
mục tiêu lớn sau đây:
*Đối
với học sinh:
- Kết quả hai mặt giáo dục :
+ Hạnh kiểm: 100 % TB trở lên (Loại khá và tốt đạt: 97.0%)
+ Học lực: Học sinh lên lớp thẳng
đạt: 96.0%, trong đó khá giỏi :40% trở lên ).
+Tốt nghiệp lớp 98% trở lên.Vào
lớp 10 công lập 90% trở lên
- Các phong trào thi học sinh giỏi và hoạt động
NGLL:
Tiếp tục phát huy và giữ vững kết quả các phong trào
mũi nhọn, phong trào học sinh giỏi, chỉ tiêu cụ thể:
+ Học
sinh giỏi cấp huyện: 40 giải ( phấn đấu đạt từ giải toàn đoàn)
+ Học
sinh giỏi cấp tỉnh: 01 giải cá nhân .
+ Phấn
đấu đạt vị trí tốp ba trong Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện
Tổ chức sinh hoạt các ngày lễ lớn trong năm như: ngày
2/9; 15/10; 20/10; 20/11; 22/12; 26/3…
69/ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:GIÚP HỌC SINH LỚP 9 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM DÀN BÀI VĂN NGHỊ LUẬN THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong bộ môn Ngữ văn
có nhiều phân môn: tiếng Việt, văn bản và tập làm văn. Trong các phân môn đó
thì phân môn Tập làm văn là khó nhất đối với học sinh; bởi trong phân môn tập
làm văn nói chung và của chương trình lớp 9 nói riêng có nhiều bài viết ở hệ số
2.; trong khi đó HS đại đa số chưa có thói quen và kĩ năng lập dàn ý trước khi
làm bài văn hoàn chỉnh, nhất là ở dạng văn nghị luận của lớp 9 là một dạng văn
khó. Cho nên, làm dàn bài văn nghị luận là một trong các bước cần thiết phải
tiến hành trước khi làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh (tìm hiểu đề, lập dàn bài,
viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa).
Thực
trạng của HS nói chung và HS lớp 9 nói riêng, khi làm bài viết tập làm văn ở
các dạng và nhất là dạng văn nghị luận, thì các em không có thói quen lập dàn ý
trước khi làm bài hoàn chỉnh, thậm chí các em không làm nháp trước. Vì vậy, đa
số các em đều thiếu và ít điểm ở các bài viết tập làm văn (mỗi học kỳ có 03 bài
viết tập làm văn).
Trước
thực trạng của HS về phân môn Tập làm văn lớp 9, tôi cố đầu tư rèn luyện cho
các em có thói quen và kĩ năng lập dàn bài văn nghị luận trước khi làm bài hoàn
chỉnh theo hướng đổi mới hiện nay. Việc
rèn luyện kĩ năng làm dàn bài trước khi viết bài văn hoàn chỉnh, tôi đã áp dụng
trong nhiều năm học ở các lớp học kể cả các lớp bồ dưỡng HS giỏi và đã thấy kết
quả tương đối khả quan và thành công.
Trong
chương trình phân môn Tập làm văn lớp 9 có ba dạng: thuyết minh, tự sự và văn
nghị luận, thì dạng văn nghị luận là khó nhất nên tôi chọn dạng này để rèn
luyện kĩ năng làm dàn bài trước khi làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh cho HS lớp
9 theo hướng đổi mới hiện nay.
Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012
68/ BÁC ƠI
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
A'nh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
Tố Hữu
Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012
67/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN - NĂM HỌC: 2012-2013
Trường THCS Nguyễn Hiền -Phú Ninh
Ngày, tháng, năm sinh: 12-09-1968
Quê quán: Tam Dân - Phú Ninh- Quảng
nam.
Nơi ở :
Khánh Thịnh – Tam Thái – Phú Ninh
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Hiền
Công việc được giao: dạy Ngữ Văn 8/1 , nâng cao 8/1,bồi dưỡng 8
,bồi dưỡng 7, Bồi dưỡng văn 9 cấp trường và cấp huyện
Danh hiệu đạt năm qua: CSTĐ cấp cơ sở.
I/ Tình hình:
1. Những căn cứ:
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học: “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” nhằm “ Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập kinh tế quốc dân của đất nước” của bộ GD&ĐT.
Căn cứ
công văn số GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2012-2013 cấp THCS của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh.
Căn cứ kế hoạch năm học 2012-2013 của
trường THCS Nguyễn Hiền
Căn cứ vào hoạt động tổ Ngữ văn năm học 2012-2013;
căn cứ vào tình hình thực tế bản thân, tôi đăng kí thực hiện các nhiệm vụ sau:
66/ CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN: DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG,VÀ PHÂN HÓA THEO NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
Nguồn :Tổ Ngữ văn - Trường THCS Nguyễn Hiền-Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh
Chấp hành công văn số 457/KH-GDĐT của
Phòng giáo dục về việc tổ chức chuyên đề năm học 2012-2013 cấp THCS.
Được sự phân công của lãnh đạo phòng,
của BGH trường THCS Nguyễn Hiền, tổ Ngữ văn đã triển khai kế hoạch và thực hiện
chuyên đề cho các năm học trước và đầu
năm học này như sau:
I/ Đặc điểm tình hình.
Tổ Ngữ văn trường THCS Nguyễn Hiền Gồm 9 Đ/C
trong đó nam: 2 đ/c, nữ: 7 đ/c, 1 đảng viên, trên chuẩn 4 đ/c, đạt chuẩn 5 đ/c .
1.
Thuận lợi: Có sự quan tâm, chỉ đạo của phòng giáo dục, sự quan
tâm và trực tiếp chỉ đạo của BGH nhà trường, được bồi dưỡng chuyên môn trong hè
về dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng và dạy học tích cực từ năm học
2010-2011, có tài liệu hướng dẫn cụ thể; Được trực tiếp dự giờ, sinh hoạt
chuyên đề của 2 trường Nguyễn văn Trỗi, Lương Thế Vinh năm học 2011-2012; Đặc biệt
năm học 2012-2013 bộ giáo dục điều chỉnh giảm tải giúp người dạy và học có thêm
thời gian cho các hoạt động.
2.
Khó khăn: Còn khập khiểng giữa lí thuyết với thực trạng của
học sinh, thực tế giảng dạy; giáo viên
vẫn còn lúng túng, vướng mắt ở một số hoạt động; Cơ sở vật chất chưa đáp ứng
được các hoạt động dạy học theo yêu cầu ( nhất là dạy học tích cực)
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012
65/ GIÓ VÀ EM
Cảm ơn bạn Đoàn Hoài Tâm – Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước đã tặng Trâm bài thơ này .
Gió cứ cuốn đi
bận lòng chi
cho
chòng chành
chiếc lá.
***
Để gió cuốn đi
ngậm ngùi chi
cho thu về dễ vỡ
mà chiều thu
cứ ngỡ chiều thu...
cứ ngỡ chiều thu...
***
Thu đi giăng mắc lời
ru
sương bồng bềnh nắng
hương thu có còn ...