BICH TRAM

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

183/ HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM



Khái niệm
- ở trẻ em, có nhiều kiểu viêm phế quản: viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen, viêm phế quản thể hen, viêm phế quản giả hen. Nghiên cứu dịch tễ học thực tễ cho thấy: viêm phế quản và hen có tiếng rít chỉ là một và đều là một bệnh có biểu hiện phản ứng quá mức của phế quản
- Hen phế quản thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh
- Nhiều khi cơn hen xuất hiện dưới dạng viêm phế quản hay viêm mũi- phế quản: cơn hen đầu tiên xuất hiện thường là sau một đợt nhiễm trùng nặng về đường hô hấp, đôi khi đó là do bụi, lông súc vật, hơi khói của bếp than tổ ong, phấn hoa, khói thuốc lá.... Có trường hợp cơn hen xuất hiện sau một thời gian cắt amidan, gắng sức trong khi chạy bộ, tiêm thuốc hay tiêm chủng, thay đổi khí hậu, môi trường sống... Hen thường kèm theo sốt, viêm họng.
Triệu chứng của các thể hen phế quản
Viêm phế quản co thắt: có thể trẻ chỉ biều hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không tháy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Nhưng hậu quả của cơn ho dữ dội chính là do trẻ bị viêm phế quản co thắt, đôi khi ăn song trẻ bị nôn vọt vì ngứa họng và luôn muốn ho.
Viêm phế quản khó thở nhiều: hen cũng có thể biều hiện dưới dạng một viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho, nhiều dịch tiết ra và không giống như hen kinh điển, bắt đầu và kết thúc không đột ngột
Hen gắng sức: khác hẳn với khó thở gắng sức, kiểu hen này thường xuất hiện sau gắng sức ở trẻ em như leo cầu thang, chạy nhảy nhiều, hoặc có thể xuất hiện khi trẻ hít phải không khí lạnh đột ngột.
Hen ác tính: khi các cơn hen liên tiếp xảy ra vào chiều và đêm, không đáp ứng với các thuốc dãn phế quản ở liều thường dùng.
Tiến triển bệnh
: rất thất thường, một số trường hợp ổn định nhưng sau 15 năm lại bị hen lại, thậm chí sau 20-30 năm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì làm giảm đáng kêt tần suất hen người lớn, nhất là các thể nặng.
Xử trí và phòng bệnh:
Xử trí
  • Khi lên cơn hen: Cho người bệnh ra chỗ nơi thoáng khí, nơi không khí trong lành
  • Cho uống nhiều chất lỏng, như nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở, hoặc hít hơi nước.
  • Cơn hen nhẹ: dùng ephedrin hoặc teophylin
  • Cơn hen nặng: tiêm adrenalin( người lớn 1/2 ống; trẻ em 1/4 ống. Có thể dùng liền như thế 3 lần, mỗi lần cách nhau nửa giờ theo chỉ dẫn của thầy thuốc)
  • Nếu người ốm có sốt, hoặc nên cơn hen kéo dài trên 3 ngày:cho uống kháng sinh tetroxyclin hoặc erytromyxin
Phòng bệnh
- Người bị hen cần tránh ăn hoặc hít những vật gì thường gây cơn hen
  • Cần giữ sạch sẽ nhà ở nơi làm việc.
  • Không để gà và các loại súc vật khác như chim, chó, mèo trong nhà.
  • Phơi nắng giường, đệm, chăn gối.
  • Nếu cần thì chuyển đến nơi ở trong lành hơn 
        • sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét