Nguyễn Thị Bích Trâm
Bài đăng trên báo Giáo dục thời đại số đặc biệt ngày 27-7-2013
Bài đăng trên báo Giáo dục thời đại số đặc biệt ngày 27-7-2013
Văn bản nhật dụng lớp thường đề cập đến những
vấn đề bức thiết trong đời sống cộng
đồng như chiến tranh, quyền trẻ em, môi trường sống, dân số, văn hóa dân tộc…Những
tri thức mang tính khách quan thường tạo nên tính chất khô khan của kiểu văn bản này. Các phương pháp
dạy học như nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh, băng video, tổ chức trò chơi, sử dụng
sơ đồ tư duy đã được tất cả các thầy cô giáo sử dụng dần dần đưa học sinh đến
cách học trong sự chủ động tích cực. Nhưng học sinh vẫn thường bảo đây là những
bài “khó khô khổ”. Làm thế nào để khơi gợi hứng thú ở học sinh khi học văn bản
nhật dụng? Đó là vấn đề mà tôi luôn trăn trở Từ thực tế tìm tòi, soạn giảng,lên
lớp, tôi xin được chia sẻ với đồng nghiệp về cách tạo hứng thú trong giờ
dạy- học văn bản nhật dụng Thông tin về ngày trái đất năm 2000 (Ngữ
văn 8) bằng cách vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
Ở phần giới thiệu bài tôi nghĩ cần kết
hợp với việc đưa ra vấn đề ( tình huống chứa
mâu thuẫn cần giải quyết).Vấn đề có thể tiềm ẩn
trong một mẩu chuyện vui, hay trong những tranh ảnh có thông tin trái ngược,trong đoạn
băng video với một lời khẳng định từ văn bản…Vì vậy tôi dùng hai bức tranh: một bức mang ý nghĩa
tuyên truyền hạn chế dùng bao ni lông”một
ngày không dùng bao ni lông, một bức gồm nhiều ảnh nhỏ tạo nên câu chuyện về
một gia đình dùng bao ni lông sáng, trưa, chiều, tối. Sau đó hỏi: Ý kiến của em về hai hình ảnh trên? Học
sinh sẽ nhận thấy hai hình ảnh tương phản nhau: Trong khi thế giới hô hào việc bảo vệ môi trường “Một ngày không dùng
bao ni lông” thì hằng ngày
con người làm ô nhiễm môi trường
bằng việc sử dụng bao ni lông. Từ cái học sinh đã biết nhận thấy, tôi đưa
ra vấn đề của bài học ẩn chứa trong câu hỏi “Vì sao phải “một ngày không dùng bao ni lông”? Em cần có thái độ
hành động đúng ra sao?. Và tôi cho học sinh tự do phát biểu theo cách nghĩ của mình. Sau đó tôi giới
thiệu bài: Những câu trả lời của các em
đã giải quyết thỏa đáng các câu hỏi chưa. Điều đó sẽ rõ khi chúng ta tìm hiểu văn bản “Thông tin về
ngày trái đất năm 2000” .
Thông qua những nội dung hỏi như trên
học sinh đã nhận diện vấn đề tồn tại trong tình huống là: thực tế trái ngược
với lời kêu gọi cần tìm ra nguyên do, giải pháp, cái đã biết chưa lí giải được vấn đề đặt ra ở bài học.Tôi
nhận thấy học sinh rất hào hứng khi đưa ra những lời nhận xét về vấn đề ẩn chứa trong tranh
và cũng chính những ý kiến của bản thân
các em chưa thể giải quyết ngay cũng gợi
cho các em sự tiếp tục suy nghĩ và tìm
tòi trong suốt tiết học.
Trong các hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn
bản tôi chú ý đến hoạt động thảo luận nhóm– đây được xem là hoạt động cốt lõi
khi sử phụng phương pháp dạy học dựa
trên giải quyết vấn đề. Từ các câu hỏi có tính chất trọng tâm trên trong mỗi
hoạt động sẽ có những câu hỏi nhỏ cho
học sinh hoạt động nhóm lớn - chia lớp
thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8- 9 em.
Nhóm1: Bao ni lông tác
hại đến môi trường thiên nhiên như thế nào? (trong văn bản và thực tế tìm hiểu
)
Nhóm
2: Bao ni lông tác hại đến sức khỏe như thế nào? (trong văn bản và thực tế tìm
hiểu)
Nhóm 3: Nguyên nhân dẫn đến tác hại của bao
ni lông? Các giải pháp? (trong văn bản và thực tế tìm hiểu)
Nhóm 4: Nhận
xét về hình thức thể hiện nội dung văn bản như thế nào?
Dưới sự hỗ trợ của giáo viên học sinh sẽ có trách
nhiệm với nhiệm vụ của chính mình và thảo luận sôi nổi. Các em không chỉ dựa
vào văn bản mà còn dựa vào thực tiễn cuộc sống để tìm hiểu và trả lời các câu hỏi.
Và
sau khi cho học sinh tổng kết về nội dung, nghệ thuật ý nghĩa văn bản tôi hỏi
lại nhưng câu hỏi đưa ra ở đầu bài học. Lần này thì vấn đề được trả lời thấu
đáo hào hứng hơn.
Và ở phần luyện tập có lúc tôi xây dựng bài tập bằng câu chuyện chứa
đựng tình huống trong phần luyện tập tôi nghĩ ra tình huống và xây dựng thành
câu chuyện học sinh giải quyết tình
huống như sau.
“
Mẹ Lan vẫn thường mua thực phẩm cá thịt
đựng trong túi ni lông đem về bỏ vào tủ lạnh rồi đem ra dùng. Lan bảo mẹ:
- Mẹ đừng nên đựng thực phẩm bằng bao ni lông
Mẹ Lan ngắt lời:
- Bao ni lông đốt mới độc hại chứ
đựng thì không hề gì. Vả lại, lấy gì mà đựng ngoài cái bao ni lông?
Lan
bảo:
- Thế thì con không ăn đồ mẹ nấu”
Ý kiến của em về những câu nói của
Lan?
Trong trường hợp này ,nếu em là Lan
có lời nói, hành động gì để giảm
thiểu tác hại của việc sử dụng bao bì ni
lông do mẹ sử dụng?
Qua bài tập này tôi luyện cho học
sinh vận dụng những cái đã biết là bao ni lông có chứa độc tố để giải quyết
tình huống trong một trường hợp cụ thể
của cuộc sống mà ai cũng gặp
phải. Học sinh có thể có những cách trả lời khác nhau song giáo viên sẽ
định hướng cho các em: cách tốt nhất là giải thích cho mẹ hiểu tác hại của bao
ni lông… để khi đi chợ dùng giấy lá hoặc hộp để đựng và khi đã đựng trong bao
ni lông khi mua ở chợ rồi thì nên lấy
thực phẩm ra ngay rửa sạch sẽ rồi bỏ vào hộp để trong tủ lạnh để giảm thiểu tác hại...
Có thể nói bài tập như trên đã hướng học sinh đến vấn đề có tính hữu ích
trong đời sống. Ý nghĩa của văn bản này
đã thực sự đi vào trong nhận thức và
hành động đúng đắn ở học sinh. Vậy học sinh hào
hứng không chỉ ở việc tranh nhau giải quyết vấn đề trong bài tập mà còn
bởi cảm thấy “văn” không xa lạ mà gần gũi như chính đời sống của các em vậy.
Nhiều thầy cô dạy còn rất ngại khi
đưa phương pháp này vào việc dạy văn. Tôi thiết nghĩ nó sử dụng cho văn bản nhật dụng rất phù hợp.
Và điều cốt yếu là cần sử dụng một cách linh hoạt nhẹ nhàng tạo tâm thế tiếp
cận khám phá chiếm lĩnh bằng cách tạo cơ
hội điều kiện đưa học sinh vào tình huống cần giải quyết, hoạt động. Học sinh
có trách nhiệm với chính những nhiệm vụ, những hoạt động của mình một cách tích
cực, tự giác và sáng tạo trong tâm thế sàng,thái độ hứng thú.
NTBT
NTBT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét