Bích Trâm
Ba thương
con vì con giống mẹ
Mẹ thương con vì con giống ba
Còn gì sung sướng hơn là được ba
mẹ yêu thương, nâng niu, trìu mến.Tuổi
thơ chúng ta, ai cũng có được niềm
hạnh phúc ấy. Nhưng xung quanh ta vẫn không hiếm những mảnh đời trẻ thơ sống cảnh
trớ trêu, thiếu tình thương của bố mẹ .Hạnh phúc gia đình đổ vỡ ,bố mẹ li hôn, con
là nạn nhân của những cuộc chia tay. Cái bi kịch gia đình đầy phũ phàng ấy đã
đựơc nhà văn Khánh Hoài thể hiện một cách sâu sắc ,cảm động
trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Câu chuyện rất giàu
tính nhân văn đã khơi gợi trong lòng em rất nhiều suy nghĩ. Câu chuyện rất giàu
tính nhân văn đã khơi gợi trong lòng em rất nhiều suy nghĩ. Trong
nỗi đau chia li, những tâm hồn trẻ thơ ấy vẫn luôn đau đáu khát vọng yêu thương
bằng tất cả tấm lòng nhân hậu, vị tha
trong sáng. Bởi lẽ giản đơn: trái tim
yêu thương đâu thể chia lìa.
Đọc truyện ai mà không đau lòng trước tình cảnh của hai anh em Thành Và Thủy. Bởi tình anh em
thắm thiết mà phải chia tay .Trong
cuộc đời, ai mà không chứng kiến những cuộc chia tay .Người mẹ tiễn con lên đường
làm nghĩa vụ quân sự. Ngưòi vợ tiễn chồng đi công tác. Và đứa con chia tay gia
đình đi học trường xa... Cuộc chia tay nào mà không bịn rịn, lưu luyến. Cuộc
chia tay nào mà không có nỗi đau .Nhưng đó là những cuộc chia tay tràn đầy tình
yêu thương và hi vọng – những cuộc chia tay của hạnh phúc. Bởi những nỗi buồn
đau chỉ là tạm thời để hoá thành sức mạnh,nguồn động viên cho ngừời đi và người
ở lại. Nhưng cuộc chia tay Thành và Thuỷ trong
truyện Cuộc chia tay của những con búp bê chỉ có đau thương. Bố mẹ bỏ nhau, hai anh em
phải sống trong cảnh sảy đàn tan nghé. Thành và Thủy chỉ được chọn một trong
hai bố mẹ lại phải chia cắt tình anh em ruột thịt. Cái bi kịch gia đình đã được Thành kể lại trong
nỗi đau và niềm xúc động.
Tổ ấm gia đình không còn nữa. Nỗi đau
không chỉ vì phải mất đi tình thương của một trong hai đấng sinh thành mà còn
là nỗi đau phaỉ xa lìa tình anh em ruột thịt .Hai anh em đã từng có những ngày
tháng vui vẻ bên nhau. Thủy luôn lo lắng, giúp đỡ anh những công việc nhỏ nhặt
nhưng rất ấm áp tình thương dành cho anh trai
mình. Biết áo anh bị rách,Thuỷ đã đem kim chỉ ra tận sân vận động vá áo
cho anh. Còn Thành,tình cảm chân thành trìu mến của một người anh nào có kém
gì. “Làm chị lành làm anh khó”, Thành không một chút nề hà luôn chăm sóc em chu
đáo bằng việc tận tình giúp em trong học
tập. Chiều nào cũng không quên lặn lội đến trường đón em và thủ thỉ tâm tình trò chuyện.
Và có những lúc rảnh rỗi hai anh em chơi
đùa cùng nhau. Thành luôn nhường đồ chơi cho em.Tình anh em thắm thiết là thế làm sao lại phải chia cắt? Câu
hỏi cứ xoáy vào lòng của hai đứa trẻ
đáng thương và của chính người đọc.
Trước bi kịch gia đình, tình cảm của
hai anh em ngày càng trở nên thiết tha ,rất mực gần gũi thương yêu chia sẻ và
quan tâm lẫn nhau. Suốt đêm nghe em gái khóc, Thành cũng khóc, khóc rất nhiều.
Thuỷ nức nở, tức tưởi, em khóc nhiều nên hai bờ mi đã sưng mọng lên, cặp mắt
đen trở nên buồn thăm thẳm. Thủy khóc vì
buồn vì thương anh và sắp phải xa anh… và bởi Thủy là con gái nên yếu mềm. Còn
Thành là con trai cơ mà? Phải chăng
Thành cũng quá yếu đuối. Không ! Thành đã cố kìm nén những cảm xúc để em không
nhận ra Thành luôn muốn được che chở làm điểm tựa cho em. Nhưng những tình cảm
sâu sắc ở trái tim vốn còn rất bẻ bỏng như Thành làm sao có thể không trào dâng trên khoe mắt.
Và càng cố nén thì càng vỡ òa trong đớn đau.
Thành muốn cố giấu nỗi đau lòng trước
mặt em gái nên rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thuỷ luôn muốn
chia sẻ nỗi buồn trong lòng anh nên cũng đi ra vườn ngồi cạnh anh trai. Em gái lặng lẽ đặt tay
lên vai anh trai còn anh trai thì kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. Với
những cử chỉ quan tâm nhau như thế, dù phải chịu cảnh trớ trêu, tình anh
em ấm áp, ngọt ngào đã làm vơi đi phần
nào vết thương lòng đang nhứt nhối. Nhưng biết làm sao khi đó chỉ là một niềm
an ủi, sự chia sẻ nhỏ bé trong nỗi bất hạnh ngập tràn!
Viết về nỗi đau của bi kịch gia đình
nhà thơ Vương Trọng cũng có bài thơ Hai chị em rất cảm động. Em còn quá nhỏ. Còn
chị chỉ biết dỗ dành em trong nước mắt
.Ngưòi đọc đau nỗi đau của chính sự ngây thơ của hai đứa trẻ tội nghiệp .
Nín đi em bố mẹ bận ra toà !
Chị lên bảy dỗ em
trai ba tuổi
Thằng bé khóc bụng
chưa quen chịu đói
Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm.
Còn cuộc chia tay của những con Búp bê của Khánh Hoài còn có cả
nỗi đau trước tấm lòng trẻ thơ trong
sáng, cao đẹp của hai anh em Thành và Thuỷ. Hại bạn ấy ngoan ngoãn ,sống biết
thương yêu nhau là thế. Lẽ ra phải đựợc bố mẹ yêu quí, nâng niu thật nhiều,thật
nhiều.Vậy mà...
Dẫu ngây thơ đến mức nào chắc chắn Thành và
Thuỷ cũng hiểu rằng chính ba mẹ là những người đã đẩy con cái đến cảnh ngộ đau
thương. Có thể sự nông nổi, bồng bột của trẻ thơ sẽ khiến Thành và Thuỷ trở nên bực bội,oán trách
bố mẹ để rồi trở nên ích kỉ, hẹp hòi, khô cạn tình thương. Nhưng không! Từ
trong nỗi bất hạnh vẫn có những tâm hồn trẻ thơ rất mực đáng yêu!
Trong nỗi đau chia li, những tâm hồn trẻ thơ ấy vẫn
luôn đau đáu khát vọng yêu thương bằng
tất cả tấm lòng nhân hậu, vị tha trong sáng. Bởi lẽ giản đơn: Chia tay nhưng những tình
cảm trong trái tim đâu thể chia lìa.
Sắp phải theo mẹ về quê mà không được gặp bố, Thuỷ vẫn còn nỗi day dứt. Thuỷ vẫn nhớ bố, yêu bố biết bao. Bố đã đi không thấy
về. Bao giờ em mới đựơc gặp lại bố? Thành đọc được những ý nghĩ trong lòng em, thương
em vô cùng nhưng đành bất lực. Cậu chỉ biết xót xa nhìn em và nghĩ: Bao giờ nó cũng chu
đáo và hiếu thảo như vậy! Trong lòng trẻ thơ non nớt của em Thuỷ vẫn còn nguyên câu hỏi ngây thơ “Sao
bố mãi không về nhỉ?”. Câu hỏi như thế, lẽ ra phải xót xa trong lòng người bố mà Thuỷ luôn mong đợi. Gía mà người
bố ấy có thể hiểu được tấm lòng hiếu thảo của một tâm hồn trẻ thơ dạt dào yêu
thương và khát khao được yêu thương đến nhường nào!
Nghĩ đến bố rồi lại nghĩ đến mái trường, thầy
cô bạn bè.Thuỷ lại muốn được đến trường để chia tay ,từ biệt ...Trong lòng
Thành, thương em nhiều lắm bởi đã hiểu thấu cái ước mơ nhỏ
bé, bình dị mong được gặp bố lần cuối đã không thực hiện được. Thành lại dắt em
gái đến trường như những ngày còn nhỏ. Với Thuỷ, một gốc cây trước lớp, cái sân
trường mang đầy những kỉ niệm. Và có lẽ, tất cả
ùa về khi em đứng nép mình và đăm đăm nhìn khắp sân trường.Thuỷ khóc
thút thít. Những giọt nước mắt lại đầm đìa. Những tháng ngày sắp tới, em sẽ
phải rời xa sách vở, giã từ những ước mơ hồn nhiên... Gắn liền với em là cái thúng hoa quả để có cái ăn, cái mặc... Những
kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ nơi mái trường cùng với cuộc chia tay ngày hôm ấy
sẽ khép lại trong lòng đứa trẻ bất hạnh. Ôi! Biết làm sao khi Thủy chẳng thể
làm gì được ngoài những giọt nước mắt của tình cảm yêu thương thắm thiết dành
cho thầy cô, bè bạn ,mái trường.
Chia li nối tiếp chia li. Ngưòi đọc càng nghẹn
ngào khi hai anh em chia nhau những con búp bê -những đồ chơi mà thường ngày
Thuỷ vẫn yêu thích ,nâng niu .Thuỷ đã đặt cho mỗi con búp bê một cái tên riêng:
con Vệ Sĩ ,con Em Nhỏ và luôn đặt chúng cạnh nhau. Biết Thành hay nằm mê ngủ ,thấy
ma,Thuỷ đã có sáng kiến bắt con Vệ Sĩ khoác dao díp gác đêm cho anh trai ngủ yên giấc.Thành vẫn thường
nhường con Vệ sĩ để nó đến bên Em nhỏ với em Thủy. Gìơ phút chia tay, hai anh
em lại phải chia nhau những con búp bê theo lệnh quát của mẹ. Trẻ thơ ai mà
chẳng thích được sở hữu đồ chơi ? Nhất là em Thủy. Vậy mà cả hai đều nhường
nhau.Thành bảo dứt khoát: “Không phải chia nữa. Anh cho em tất”. Nhưng Thuỷ
buồn bã lắc đầu: “Không, em không lấy .Em để lại hết cho anh”. Tự sâu trong
lòng của cả hai đều không muốn chia rẻ đôi búp bê như chính sự chia lìa của hai anh em. Chúng cần phải ở bên nhau để đựơc quan tâm, săn sóc lẫn nhau như tình
anh em máu thịt mãi mãi trọn vẹn.
Trước mặt mẹ thì cả hai không dám
cãi lời. Đồ chơi cần phải đựơc chia. Con Vệ Sĩ ở lại với anh trai, còn Thuỷ
mang theo con Em Nhỏ với lời dặn dò chu đáo, ân cần :“Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé
! Ở lại gác cho anh trai tao ngủ nhé.”. Nhưng
trước lúc giã biệt,Thuỷ đã để lại con Em Nhỏ bởi Thủy
không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Thuỷ cũng cần những con búp
bê ấy lắm chứ! Bởi đó sẽ là vật kỉ niệm
của tình anh em sâu nặng. Bởi Thuỷ sẽ không bao giờ có được những đồ chơi đáng
yêu như thế trong những tháng ngày sẽ phải
bán từng mẹt hoa quả bên vệ đường, góc chợ. Nhưng Thuỷ là thế, lúc nào
cũng lo lắng cho anh mà quên cả bản thân mình. Thành càng thương em hơn nhưng
đânh và chỉ biết mếu máo đứng chôn chân xuống đất nhìn theo cái cái bóng nhỏ
liêu xiêu của em gái.
Đồ chơi đã không chia xa. Nhưng những đứa trẻ
cần được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, của tình thân phải gánh chịu
thực tế phũ phàng - trở thành “trẻ mồ
côi”. Cha, mẹ, anh, em vẫn còn đấy mà thiếu vắng trong sự giã biệt .Tổ ấm gia
đình còn đâu? Chút tình thương của hai đứa trẻ dành cho nhau sao mà cay đắng,xót
xa đến vậỵ Đoạn truyện làm ta đọc thật
sự xúc động bởi những khát khao yêu thương bình thường,nhỏ bé của những mảnh
tâm hồn trẻ thơ tội nghiệp.
Yêu thương để rồi chỉ mãi khát vọng được yêu
thương. Câu chuyện về tình anh em thắm thiết đã
khép lại với lòng yêu mến, cảm
thông sâu xa của tác giả dành cho hai
anh em Thành và Thủy. Cảm ơn nhà văn khánh Hoài bởi những trang viết thấm đẫm
tính nhân văn.
Cuộc đời thực vẫn còn có những điều
trớ trêu. Xung quanh ta còn nhiều, nhiều lắm nhưng cảnh ngộ tương tự. Từ
bi kịch gia đình đã không ít những đứa trẻ lang thang kiếm sống bằng đủ nghề: bán báo, đánh giày, bán vé số...và cả bán hoa
quả như em Thuỷ. Đó những mảnh đời bất hạnh được cảm thông, chia xẻ,che chở, đùm
bọc. Đó cũng là những tâm hồn trẻ thơ mang những vẻ đẹp tiềm ẩn của những trái
tim đâu thể chia lìa cho chúng ta những bài học về lẽ sống đẹp. Các bạn ơi !
Hãy biết sống nhân hậu,vị tha, bằng tất
cả tình thương và khát khao yêu thương để vơi đi nỗi đau bất hạnh, để vượt qua
mọi khó khăn trên đường đời!
TUYET .RAT CAM DONG
Trả lờiXóa