- Câu chuyện
cô bé Phạm Thị Nhung quá đói bụng ngã xuống kênh tử vong khiến nhiều người xót
xa.
Mấy ngày qua, vùng đất Vũ Quang - huyện xa nhất về phía Tây của Hà Tĩnh thắt lòng khi nghe câu chuyện về cái chết đáng thương của em Phạm Thi Nhung (Học sinh lớp 3A, tiểu học Đức Bồng, Vũ Quang). Nếu em qua đời vì bạo bệnh sẽ là một chuyện khác nhưng khi biết chuyện cô học sinh này vì quá đói bụng, bị choáng váng nên ngã xuống kênh rồi tử vong càng khiến cho nhiều người không kìm được nước mắt.
Cảnh tang thương trong căn nhà tuềnh toàng
Cái chết đáng thương của bé Nhung đã khiến cho hàng xóm, láng giềng xót xa. Về hoàn cảnh gia đình em cũng thật tội nghiệp. Anh Phạm Văn Vân, chị Lê Thị Quý (bố mẹ bé Nhung, trú tại xóm 6, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang) có 4 người con, nhà rất nghèo, mới được chính quyền hỗ trợ 1 căn nhà thuộc chương trình xóa nhà tranh tre, tạm bợ.
Biết tin em qua đời vì tai nạn, hàng trăm người dân đã đến nhà thắp hương, chia sẻ cùng gia đình. Trong căn nhà chẳng có tài sản gì đáng giá, khói hương nghi ngút trong tiếng khóc than, đau xót của người thân càng làm cho khung cảnh ở một xã miền núi thêm não nề.
Gia cảnh nghèo khó của em Nhung. (Ảnh thầy giáo Lê Quốc
Châu chụp cùng mẹ của Nhung và các em)
“Cháu Nhung
chết nằm đó, không có một hạt gạo để nấu cơm cúng. Chiếc bàn thờ thắp hương
cũng không. Người nhà chỉ biết vội vàng lấy cái thau nhỏ, bỏ cát vào thắp nén
hương tạm”, bà Trần Thị Sâm (hàng xóm) kể trong nước mắt.
Ngừng lại một lúc, bà Sâm nói thêm, Nhung chết đói trước khi chết đuối, chết mà không có một bộ đồ nguyên vẹn để mặc. "Người đi mua áo, người mua quần, người cho quả trứng về đặt bàn thờ cúng cháu", người hàng xóm này đau xót kể.
Ngay sau khi vớt được thi thể Nhung, gia đình đã đưa về nhà để mai táng. Ông Nguyễn Thái Hòa, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) huyện Vũ Quang cho biết, cán bộ của phòng cùng ban giám hiệu và thầy cô trường tiểu học Đức Bồng đã xuống thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình cháu Nhung. Biết tin cháu Nhung tử nạn, gia đình lại vô cùng khó khăn, mấy ngày qua có hàng chục đoàn thể, nhiều nhà từ thiện khắp cả nước đã đến chia sẻ, động viên.
Một cán bộ xã Đức Bồng cho biết, gia đình anh Vân mới nhập cư đến sinh sống tại địa phương được mấy năm nay. Bản thân anh Vân lại hạn chế về trí tuệ, cả 2 vợ chồng đều không biết chữ. Trong nhà không có trâu bò, lợn gà, cơ ngơi không có thứ gì đáng giá. Nguồn sống dựa vào số tiền ít ỏi mà vợ chồng đi làm thuê, cuốc mướn.
Buổi sáng định mệnh
Kể lại câu chuyện của bé Nhung, thầy giáo Lê Quốc Châu (Trường THPT Cù Huy Cận, Vũ Quang) cho biết, buổi sáng ngày 25/9 định mệnh, Nhung vẫn đến trường như thường lệ. Thế nhưng, vào giờ nghỉ giữa tiết, Nhung lại gần cô giáo và xin một hộp sữa để uống. Cô giáo hỏi thì Nhung cho biết, quá đói bụng và cảm thấy như muốn ngất xỉu. Vốn biết Nhung là đứa bé có sức khỏe yếu và bị tim bẩm sinh nên khi thấy Nhung nói vậy, cô giáo đã gọi cho hàng xóm nhờ bố mẹ em đến trường đưa về nhà.
Biết tin từ người hàng xóm, anh Phạm Văn Vân (bố của Nhung) đi xe máy lên trường đưa con về. Đường về nhà khá xa cả chục km nhưng Nhung vẫn cố gắng tự đạp xe, vì sợ bố vất vả. Nhưng quãng đường về nhà ấy đã lấy đi cuộc đời tuổi thơ của em, biết bao mơ ước và tương lai ở phía trước. Khi Nhung đạp xe được 2 km thì đâm vào thành cầu Động, bị trượt chân và rơi xuống kênh.
Ngừng lại một lúc, bà Sâm nói thêm, Nhung chết đói trước khi chết đuối, chết mà không có một bộ đồ nguyên vẹn để mặc. "Người đi mua áo, người mua quần, người cho quả trứng về đặt bàn thờ cúng cháu", người hàng xóm này đau xót kể.
Ngay sau khi vớt được thi thể Nhung, gia đình đã đưa về nhà để mai táng. Ông Nguyễn Thái Hòa, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) huyện Vũ Quang cho biết, cán bộ của phòng cùng ban giám hiệu và thầy cô trường tiểu học Đức Bồng đã xuống thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình cháu Nhung. Biết tin cháu Nhung tử nạn, gia đình lại vô cùng khó khăn, mấy ngày qua có hàng chục đoàn thể, nhiều nhà từ thiện khắp cả nước đã đến chia sẻ, động viên.
Một cán bộ xã Đức Bồng cho biết, gia đình anh Vân mới nhập cư đến sinh sống tại địa phương được mấy năm nay. Bản thân anh Vân lại hạn chế về trí tuệ, cả 2 vợ chồng đều không biết chữ. Trong nhà không có trâu bò, lợn gà, cơ ngơi không có thứ gì đáng giá. Nguồn sống dựa vào số tiền ít ỏi mà vợ chồng đi làm thuê, cuốc mướn.
Buổi sáng định mệnh
Kể lại câu chuyện của bé Nhung, thầy giáo Lê Quốc Châu (Trường THPT Cù Huy Cận, Vũ Quang) cho biết, buổi sáng ngày 25/9 định mệnh, Nhung vẫn đến trường như thường lệ. Thế nhưng, vào giờ nghỉ giữa tiết, Nhung lại gần cô giáo và xin một hộp sữa để uống. Cô giáo hỏi thì Nhung cho biết, quá đói bụng và cảm thấy như muốn ngất xỉu. Vốn biết Nhung là đứa bé có sức khỏe yếu và bị tim bẩm sinh nên khi thấy Nhung nói vậy, cô giáo đã gọi cho hàng xóm nhờ bố mẹ em đến trường đưa về nhà.
Biết tin từ người hàng xóm, anh Phạm Văn Vân (bố của Nhung) đi xe máy lên trường đưa con về. Đường về nhà khá xa cả chục km nhưng Nhung vẫn cố gắng tự đạp xe, vì sợ bố vất vả. Nhưng quãng đường về nhà ấy đã lấy đi cuộc đời tuổi thơ của em, biết bao mơ ước và tương lai ở phía trước. Khi Nhung đạp xe được 2 km thì đâm vào thành cầu Động, bị trượt chân và rơi xuống kênh.
Nhiều người đau xót khi nhìn thấy sách vở của em Nhung.
(Ảnh: Lê Quốc Châu)
Người đi đường nhìn thấy bé Nhung rơi xuống kênh liền hô hào mọi người đến cứu. Gia đình, người thân, chính quyền nhân dân địa phương ngay lập tức có mặt kịp thời nhưng sau 2 tiếng đồng hồ tìm kiếm mới thấy thi thể. Nhung ra đi khi tuổi đời còn quá nhỏ với nỗi đau đớn cùng cực của gia đình.
Trên đường đưa thi thể Nhung về, người mẹ ngất lên ngất xuống. Chị khóc than trong đau khổ: “Con ra đi thế này mẹ không cam lòng!” Tiếng khóc ấy đã xé nát trái tim của bao người chứng kiến.
Theo Nhịp sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét