Thời gian là điều kiện trải nghiệm cho những khát vọng vốn tiềm tàng ở một vùng quê mang tên Phú Ninh. Mới đây thôi, đâu thể vẽ
nên hình hài của một con đường bởi còn lắm gian truân. Nhưng mỗi chúng tôi, dường
như, đã lắng nghe hơi thở ấm áp, sự háo hức và nhộn nhịp của cuộc sống đã
bắt đầu chuyển mình để đón chào một mùa xuân mới trên chính
vườn ươm này– trường THCS Lê Qúy Đôn.
Một mô hình “vượt khó”
Lê Qúy Đôn là tên trường THCS đã có từ lâu ở Thị
trấn Phứ Thịnh-trung tâm huyện Phú Ninh. Ngôi trường đã được hình thành sau
nhiều năm thai nghén.
Niềm vinh hạnh ban đầu đã nhường chỗ cho những lo âu -“vạn sự khởi đầu nan”- của hành
trình dài nhiều gian khó.Vì số lớp rất
ít, mỗi khối một lớp, nên mỗi thầy cô phải đảm nhận giảng dạy nhiều khối lớp- vừa
dạy chính vừa nâng cao,vừa bồi dưỡng. Tuy tiết dạy không nhiều nhưng vất vả thì
vô kể vì điều kiện đi lại xa, giáo án nhiều loại và phải tự tìm tòi mày mò
khung chương trình, tài liệu nâng cao, bồi dưỡng…
Trong bộn bề những lo âu, đội ngũ những
người thầy cô giáo dạy các lớp CLC đã có được sự quan tâm đặc biệt: sự gần gũi,
động viên tận tình của các cấp lãnh đạo huyện và phòng giáo dục, của ban giám hiệu nhà trường. Sau 2 lần được đi tham quan học tập ở trường chuyên THCS
Nguyễn Khuyến– Đà Nẵng – chúng tôi mở rộng thêm tầm mắt và học hỏi thêm nhiều về
kinh nghiệm chuyên môn. Chúng tôi yên tâm hơn khi được day nơi trường mới do
nhân dân Mỹ tài trợ và huyện đầu tư. Hai dãy lầu xếp theo hình chữ L những được khoác bộ áo sáng rực bởi màu vàng sơn mới. Các phòng học của các lớp chất lượng cao đều được
trang bị bàn ghế mới, màn hình mới. Những phòng thực hành Lí, Hóa, Nhạc,
phòng Tin, phòng Lab…được đầu tư những trang thiết bị mới nhất. Khu nhà ăn cho học sinh các lớp CLC và giáo viên đã được xây mới rộng rãi đẹp mắt với đầy đủ các trang vật
dụng của một nhà bếp có tính qui mô bền vững đáp ứng cho hàng trăm khẩu phần ăn
hằng ngày.Chúng tôi càng phấn khởi bởi đối tượng hầu hết học sinh ngoan, hiền, chăm học, phụ huynh rất
quan tâm…
Là
một huyện vùng nông thôn nghèo còn rất nhiều khó khăn, sự quan tâm đầu tư cho
các lớp CLC như thế đã là cả sự quyết tâm và ưu ái của các cấp lãnh đạo đối với con em nhân dân và sự nghiệp giáo dục của địa
phương. Chúng tôi hiểu: “Đây quả là mô hình vượt khó rất đặc biệt của huyện nhà"
“Vượt khó là có niềm tin”
Tất cả vì mực tiêu chất lượng dạy học, dưới sự
chỉ đạo tận tình của các cấp lãnh đạo nhất là sự chỉ đạo về chuyên môn của
phòng giáo dục của ban giám hiệu, các thầy cô tích cực, tìm tòi nâng cao tay nghề, ứng dụng
công nghệ thông tin, vận dụng phương pháp dạy học tích cực, gây hứng thú cho
học sinh. Đặc biệt công tác dạy nâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi, dần dần ổn
định về khung chương trình và có sự đầu tư nâng cao về chất ở tài liệu giảng
dạy.
Niềm
hân hoan phấn khởi đã và đang rạng rỡ trên những gương mặt của đàn em thơ và cả những người thầy cô giáo. Đội ngũ những thầy cô các lớp CLC ngày càng đạt
yếu cầu về số lượng và đều trên chuẩn, đặc biệt là có rất nhiều thầy cô giáo
tuổi đời còn rất trẻ có năng lực và mang đầy tâm huyết. Có lẽ, các em học sinh
cũng phần nào cảm nhận trong từng ánh
mắt, từng lời giảng những nỗ lực hết mình, niềm yêu thương, sự kì vọng, của các
thầy cô giáo. Tất cả các lớp CLC rất hào hứng với tinh thần thi đua trong mọi phong trào:“Hoa
điểm mười” “Tiết học tốt” …
Và rồi, những mùa thi đến. Con số gần 30 học sinh đỗ vào trường chuyên của
lớp chất lượng cao trong những năm qua là niềm vui của thầy và trò. Đặc biệt là
năm nay trường có nhiều giải tỉnh và giải quốc gia. Niềm vui được nhân lên khi
được nghe lời tâm sự của em Phạm thị Thảo Nguyên học sinh lớp 9 có hoàn cảnh
khó khăn tâm sự: “Tự hồi nào đến giờ em không có điều kiện để học thêm. Về đây
học, em ở lại trưa ăn cơm nghỉ ngơi,
chiều được học nâng cao, bồi dưỡng, cuối tháng còn được nhận
thêm tiền trợ cấp. Em dành dụm mua sách vở, sửa xe đạp. Mẹ em rất yên tâm khi
hai em được học ở đây”. Em đã thi đỗ vào
trường chuyên môn văn với điểm số cao nhất.
Thế đấy, hạnh phúc biết bao khi chính
những lớp học này đã,đang và sẽ chắt
chiu bao giọt mồ hôi của niềm vui nghề giáo, được vỗ về những tâm hồn trẻ thơ mà đời thường nhật còn nhiều nỗi khổ,
nuôi dưỡng ước mơ để chờ ngày tỏa sáng và bay cao bay xa đến chân trời mới.
Có thể nói những thành quả đáng trân trọng
của về chất lượng đại trà và nhất là mũi nhọn, phong trào trong hai năm học qua
sẽ làm nền móng để tinh thần dạy và
học năm học tới thêm phần phấn khích.
Kể từ có các chất lượng cao, hầu hết nhân
dân trong huyện rất phấn khởi. Vốn là những ngừơi nông dân nghèo mang truyền
thống thần hiếu học, khát khao có được môi trường học tập tốt nhất cho con em mình của người vùng quê Phú Ninh, nhất là những con em
học giỏi đã thành hiện thực. Chất lượng
dạy học dần chuyển biến tốt. Cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Thúy Vy hiệu trưởng nhà
trường, trong cuộc họp đầu năm,vui mừng nhận xét: “Chất lượng học lớp 9 trong
năm nay có phần hơn những năm trước. Tuy nhiên, vẫn có nhiều em chưa thật sự
xuất sắc nên rất cần sự tận tâm nỗ lực của các thầy cô." Và như vậy cũng
đồng nghĩa với việc con đường dạy học của thầy trò các lớp CLC trong năm nay và năm đến vẫn còn lắm gian nan
và vụ mùa nặng chùm chắc hạt vẫn còn trong đợi chờ…
Cũng có thể có rất nhiều người không tán thành với con đường mà Phú Ninh đang lựa chọn cho sự nghiệp trồng người - một con đường còn đầy
gai góc. Đường là do con người tạo ra. Nhưng liệu đi mãi có thành đường không?
Hơn 2 năm, một quãng thời gian khá ngắn
để đánh dấu sự vươn lên của các
lớp CLC ở ngôi trường mang tên Lê Qúy
Đôn cũng là một quãng thời gian đủ để
tạo nên những đổi thay từ giá trị vật chất đến tinh thần, sự cảm nhận của tâm hồn
con người. Và phía trước đã có ánh sáng
của vừng dương để Phú Ninh tự tin hơn trên con đường về phía ánh mặt trời bởi “Hãy đi sẽ đến, hãy
tìm sẽ gặp.” Tin rằng, nơi đây sẽ
là ngôi nhà đầu tiên, là vườn ươm mầm cho những tài năng, là một nấc
thang vững chắc, đã và đang thắp sáng những niềm tin và chắp cánh những ước mơ
vươn tới tương lai cho tuổi thơ vùng quê nghèo hiếu học.
Nguyễn Thị Bích Trâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét