Kính tặng Thầy Đỗ Xuân Ân
Hưởng
ứng chủ trương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở”, những năm qua, phong trào xây dựng thôn
bản văn hóa ,tộc họ văn hóa, gia đình văn hóa tại Quảng Nam nói chung và ở
huyện Phú Ninh nói riêng đã phát triển sâu rộng ở hầu khắp các địa bàn dân cư. Có
thể nói gia đình văn hóa chính là cơ sở, nền tảng để xây dựng tộc họ văn hóa và thôn bản văn
hóa.Và chính vì thế, nói về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá ở cơ sở” không thể không nói đẽn một gương mặt gia đình văn hóa tiêu biểu của huyện
nhà: Gia đình thầy Đỗ Xuân Ân ở thôn Khánh Thọ.
Tôi gọi là thầy bởi thầy nguyên là hiệu trưởng của trường cấp 2 Nguyễn Văn Trỗi
Bắc Tam Kì những năm sáu mươi (nay là trường THCS Nguyễn Văn Trỗi) .Thầy và cô
Nguyễn Thị Dung (vợ thầy) tuổi đều đã ngoài bảy mươi. Cả hai đều từng tham gia
hoạt động cách mạng và đều được tặng thưởng huân chương kháng chiến. Sau thời
gian dài ở ban thường trực sở văn hóa tỉnh, thầy về hưu sống trong ngôi nhà nhỏ
ở thôn Khánh Thịnh, xã Tam Thái.Các con thầy đều đã thành đạt, lập gia đình ở
xa .Gia đình thầy sống nhờ đồng lương
hưu và từ chế độ chính sách .
Khoản tiền nhận được hằng tháng có
thể đem đến cho thầy cuộc sống khá thong
thả.Thế nhưng, khi vào nhà thầy mới hiểu hết được những gì mà thầy đã làm và đã
sống. Ngôi nhà lợp ngói, màu vôi đã cũ trong một khuôn viên khá đẹp nhìn ra
cánh đồng làng.Con đường vào ngõ nằm giữa hai hàng cau thẳng tắp,cây vú sữa lâu
năm ba nhánh to tỏa rộng cả một mảng sân lớn.Những chậu cây cảnh được chăm sóc ẩn thận bên hồ cá cảnh tạo
cho ngôi nhà một vẻ đẹp phong thủy ,thanh tao. Không khí điền viên thật trong
lành mát mẻ .Tôi có cảm giác như vào đến ngôi nhà của một bậc hiền triết ...
Mọi
vật dụng trong gia đình thầy đều rất đơn sơ, mộc mạc .Trên kệ sách và chiếc bàn
gỗ cũ kỉ đặt giữa gian nhà chỉ toàn là sách báo và những bàn thảo bài viết của
thầy về tộc họ,về văn hóa thôn bản ... Vợ thầy tâm sự: “... Lương đủ sống
nhưng ông nhà nặng việc chung lắm.Vợ chồng tôi
làm vườn và một sào ruộng để ổn định kinh tế gia đình .Nhờ vậy mà khoản
tiền nhận từ chế độ thương binh ,chất độc da cam ,tiền nhuận bút viết bài cho Báo
văn hóa tỉnh ông nhà tôi để dành riêng
để lo chuyện xã hội : nào là giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn trong tổ, thôn
,trong tộc họ ,hỗ trợ các con em nhà nghèo đỗ đại học, góp quĩ khuyến học ...”.
Thì ra khoản tiền thầy vẫn thường gửi về
trường tôi (Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi ) góp xây dựng tượng đài Anh Trỗi và quĩ
khuyến học hằng năm cũng từ khoản tiền “xã hội” này.Còn thầy Ân thì thổ lộ điều còn ấp ủ : “ Tôi muốn góp phần dựng một Tấm bia khắc tên 80 liệt sĩ của trường Nguyễn Văn Trỗi Bắc Tam Kì sẽ được đặt bên tượng đài Anh Trỗi tại trường
để các thế hệ học sinh biết truyền thống quá khứ. Chắc là trong năm tới ...”.
Khi tôi muốn Thầy nói về những việc mình đã làm để xây dựng gia đình văn hóa và
đóng góp cho địa phương, thầy bảo : “Tôi rất ngại nói về mình” .Thầy là thế ,lúc
nào cũng khiêm tốn.
Nói đến thầy Ân, người trong thôn Khánh Thọ ai
củng tỏ vẻ tôn trọng kính nể. Người ta bảo rằng: “Bác Ân là ông tộc trưởng đáng
kính”,“Nhờ tấm gương gia đình ông cùng với những việc làm tích cực xây dựng tộc
họ mà Tộc Đỗ Trường luôn đạt tộc họ văn
hóa cấp tỉnh trong 6 năm liền,“người trong tộc, trong thôn nhờ Bác mà biết sống
đoàn kết, siêng năng làm ăn tương thân, tương ái giúp nhau vượt khó phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần,biết coi
trọng bản sắc văn hóa quê hương ,biết chi
tiêu tiết kiệm trong đám đình,lễ nghi, răn dạy con cháu bảo học hành đến nơi đễ chốn tránh xa các tệ
nạn xã hội.”, “nghe phong phanh trong tộc họ có gia đình nào còn tình trạng chồng sống gia trưởng hay bạo lực gia đình, bác thường xuyên đến thăm hỏi khuyên răn và quán
triệt trong tộc nên tình trạng đó dần dần giảm hẳn”...
Người ở tổ đoàn kết Khánh Xuân vẫn còn cảm ơn thầy
về con đường bê tông băng qua xóm. Thầy là
người đầu tiên tình nguyện hiến 400 mét vuông ruộng và đất vườn để mở đường để rồi
từ đó ai ai cũng làm theo. Con đường bê tông huyết mạch liên xã năm nào đẹp nhất vẫn là đoạn qua trước cổng nhà Thầy bởi hai hàng cau xanh do thầy trồng và vận động, cho cau bà con xung quanh
cùng trồng.
Từ hồi nào đến giờ, gia đình thầy luôn
là tấm gương về cuộc sống hòa thuận hạnh
phúc. Bản thân thầy luôn là người mẫu
mực về lời ăn tiếng nói ,cách cư xử nên
ai cũng quí trọng ,tín nhiệm. Bà con trong xóm có điều xích mích ,thầy luôn tìm cách hòa giải ổn thỏa bằng chính
những lời nói thấu tình đạt lí.Và thế là mọi sự tranh chấp cải vả đều được dàn xếp hài hòa.Vợ
thầy là một người phụ nữ hiền lành,đảm đang,và luôn tích cực trong mọi hoạt
động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá” và nhiều lần được mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã khen tặng.
Đã mấy năm nay,do tuổi cao thầy Ân
xin rút khỏi cấp ủy thôn .Thế nhưng mọi phong trào trong thôn nói chung và các
thiết chế văn hóa nói riêng ,thầy luôn là ngư ời tham gia tiên phong tích cực,gương
mẫu .
Ghi
nhận những đóng góp của đó, năm 2007, thầy
vinh dự được đại diện cho hàng trăm gia
đình văn hóa tỉnh đi dự “Gặp mặt
Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc” và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa-
Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen.
Vinh dự ấy chỉ là một phần trong những thành tích mà gia đình thầy từng
đạt được: 11 năm liền được công nhận là gia đình văn hóa (trong đó 5 năm liền
đạt danh hiệu Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc). Thôn Khánh Thọ nhiều năm liền đạt danh hiệu thôn văn
hóa. Thành tích đó không thể không kể đến công lao đóng góp của gia đình thầy
Ân. Có thể nói ,gia đình thầy không chỉ đạt đủ tiêu chuẩn bình thường của một
gia đình văn hóa mà vượt lên trên là cả
sự đóng góp to lớn với lẽ sống “mình vì mọi người” đáng trân trọng.
Xin được kính tặng thầy bài thơ nhỏ :
NGHĨ VỀ THẦY
NGHĨ VỀ THẦY
Đồng đội thầy
Tám mươi
người nằm xuống.
Nơi
trường xưa
sắc ngói hồng
giờ đã sang trang .
Mùa thu đi qua
chiều
đông không xa.
Thầy
vẫn sống như là
mùa xuân
đến .
Lặng lẽ cho người cho đời
cho hôm nay
cho hôm nay
và hôm
qua .
Nguyễn Thị Bích Trâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét