Đại tràng là đoạn ruột tiếp theo sau khi kết thúc đoạn ruột non, nó có chức năng tái hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, các chất khoáng, điện giải.
Nếu do một nguyên nhân nào đó gây xáo trộn chức năng hay gây ra tình trạng viêm nhiễm ở đoạn ruột này, ta gọi là viêm đại tràng.
Về điều trị, ngoài việc dùng thuốc tùy theo nguyên nhân gây bệnh thì chế độ ăn cũng góp phần không nhỏ trong quá trình làm giảm thiểu căn bệnh này. Dưới đây là chế độ ăn người bệnh cần tuân thủ:
1. Trong những ngày không có triệu chứng của bệnh thì người bệnh có thể tự do lựa chọn những món ăn hợp khẩu vị, giàu chất dinh dưỡng để ăn và bồi dưỡng cơ thể. Nhưng phải thận trọng với những chất kích thích như chất cay, tuyệt đối không được dùng cà phê, sôcôla, trà hay các thức ăn giàu chất béo, chất mỡ như các món xào, chiên... Thông thường tâm lý của người bệnh là rất kiêng dè không dám ăn bất kể thức gì, dù là khi không có triệu chứng của bệnh, vì sợ ăn vào sẽ làm đau đớn, khó chịu, điều dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
2. Khi có triệu chứng của bệnh thì tùy theo tình trạng bệnh mà chúng ta thực hiện chế độ ăn cho thích hợp.
- Nếu bị táo bón: cần tăng cường chất xơ để cải thiện tình trạng đi tiêu, đồng thời phải tiết chế giảm chất mỡ, giảm chất béo, cần chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, có thể 2-3 giờ ăn một lần để giảm tải cho đại tràng.
- Nếu bị tiêu chảy: không nên ăn chất xơ, không ăn rau, củ, quả sống, các loại trái cây chế biến dạng khô, trái cây đóng hộp. Trái cây xay thì có thể dùng được.
3. Tuyệt đối tránh các sản phẩm từ sữa, tốt nhất là không dùng, vì trong sữa có đường lactose là một loại đường rất khó tiêu hóa. Trong sữa còn có chất đạm có thể gây phản ứng dị ứng ở đường ruột làm cho niêm mạc ruột sưng phù và gây nên tình trạng tiêu chảy nhiều hơn. Đối với sữa đậu nành thì có thể dùng được vì trong sữa đậu nành không có những chất gây hại trên đại tràng.
4. Với người bệnh viêm đại tràng mãn tính, khi có các bệnh lý đau nhức đi kèm thì cần khai báo cẩn thận với bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở các hiệu thuốc về điều trị đau nhức vì các thuốc giảm đau kháng viêm thuộc nhóm nonsteroides gây loét niêm mạc đường tiêu hóa, trong đó có niêm mạc đại tràng.
5. Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh viêm đại tràng mãn tính phải có tinh thần lạc quan, an tâm trong điều trị, tin tưởng tuyệt đối vào bác sĩ điều trị, tránh âu lo phiền muộn, nhất là stress
Theo BS Hồ Văn Cưng \ Tuổi Trẻ
Theo BS Hồ Văn Cưng \ Tuổi Trẻ
2/ Nỗi niềm của người viêm đại tràng mãn tính
Ngày xưa ông bà ta lúc nào cũng mong có một cuộc sống được "ăn no mặc ấm". Ngày nay, mọi người đều thay câu này bằng "ăn ngon mặc đẹp". Ăn ngon - là việc hưởng thụ những hương vị đặc sản của quê hương mà đất trời đã ưu ái ban tặng. Nhưng đó cũng chính là thách thức với một số người có bệnh lý phải kiêng cữ như người mắc bệnh đường tiêu hóa, nội tiết,… Đặc biệt với những người bị Viêm đại tràng mạn tính.
Bệnh viêm đại tràng mạn tính và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm đại tràng mạn tính là bệnh rất hay gặp ở nước ta, bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột. Viêm đại tràng mạn tính thường có triệu chứng đau bụng âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc đau dọc khung đại tràng, chướng hơi, sôi bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, phân không ổn định lúc bón, lúc nát, phân có thể có nhiều chất nhầy,... Người bị bệnh viêm đại tràng mạn tính sẽ thấy mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, sốt,… Viêm đại tràng mạn tính kéo dài nhiều ngành, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cho nên người bệnh thường gầy yếu, xanh xao, thậm chí bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước và chất điện giải. Thêm vào đó là nỗi buồn phiền lo lắng về bệnh tật.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mạn tính rất đa dạng hoặc do viêm đường ruột bởi ăn uống phải thức ăn không hợp vệ sinh. Ví dụ như trong thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amip, do rối loạn nhu động ruột, do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn, hoặc do yếu tố tinh thần, trong đó đặc biệt là trạng thái lo lắng buồn phiên hoặc cáu giận kéo dài…
Để bệnh viêm đại tràng mạn tính không còn là nỗi lo
Để hạn chế tối đa sự khó chịu mà bệnh lý này mang lại, chúng ta cần lưu ý nếu thấy cơ thể có các triệu chứng của bệnh Viêm đại tràng thì nên đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có những biện pháp điều trị thích hợp. Hiện nay có hai hướng điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính. Thứ nhất điều trị bằng thuốc Tây y nhưng cần kết hợp nhiều loại thuốc để điều trị cả nguyên nhân & triệu chứng bệnh. Ưu điểm của hướng điều trị này là giảm nhanh các triệu chứng. Chính vì thế nên người bệnh thường chủ quan, bỏ dở liệu trình. Hơn nữa, việc dùng thuốc tây y có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến gan và thận. Thứ hai, sử dụng thuốc Đông y kết hợp điều trị triệu chứng lẫn nguyên nhân chỉ trong một loại thuốc. Phương pháp này phải điều trị kéo dài (khoảng hơn 1 tháng đến 3 tháng tùy độ bệnh). Ưu điểm của thuốc đông y có nguồn gốc thảo dược thì ít gây tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng thời gian dài, tác động êm dịu, trị bệnh từ căn nguyên, khả năng khỏi bệnh cao.
Ngoài ra, để điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính có kết quả tốt, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh phải chú ý không nên kiêng khem quá mức khiến cơ thể suy kiệt, cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, đại tiện đúng giờ, nghỉ ngơi, không lo nghĩ nhiều vì đó chính là nguyên nhân khiến bệnh có nguy cơ nặng thêm. Nên tập thể dục đều đặn với các hình thức phù hợp với bản thân mình và dễ thực hiện nhất. Đây là loại bệnh rất khó chịu, kéo dài vì vậy người bị bệnh phải kiên trì điều trị như thế bệnh mới có thể khỏi.
Người viêm đại tràng mạn tính nên ăn các loại thức ăn nào?
- Chất đạm: nên dùng các loại thực phẩm như thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không lactose
- Chất béo: ăn hạn chế không quá 15g/ngày
- Uống đủ nước, ăn các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống , rau cải…
- Rau nên nhặt phần non để hạn chế xơ.
Không nên ăn các loại thực phẩm sau :
- Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
- Các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này nên ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Tránh dùng những thức ăn cứng như : rau sống, ngô luộc … ảnh hưởng đến vết loét .
Khi chế biến thức ăn cho người viêm đại tràng nên chế biến dưới dạng hấp, luộc hoặc kho, hạn chế xào rán.
Dược phẩm Đông Á
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét