BICH TRAM

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

246/ KHÔNG ĐỀ 1

Chiều tháng năm nắng ngả thân cây
Em trở lại một mình trên lối – nhớ
Gió trở lại một mình trên mái phố
Khắp một trời phượng đỏ mênh mông
Hoa sen hồng mặt nước thì trong
Cây tường vi mọc gần cây sấu
Trước cây cỏ vô tư em chẳng giấu
Nỗi nhớ anh, nỗi nhớ khôn cùng
Anh đi rồi trời nổi cơn giông
Trận gió mạnh từ phía anh thổi tới
Nghĩ đến anh em nhớ về hướng núi
Ngọn núi Cánh Diều ngọn núi mây bay
Trời Ninh Bình chiều nay hẳn nhiều mây
Mưa to thế chắc sông tràn bờ cỏ
Thương chiếc xe anh nhọc nhằn trong gió
Mái nhà nao đêm nay anh dừng chân
Ước chi làm chiếc nón che anh
Đêm gió lạnh em xin làm ngọn lửa
Áo ướt ai phơi, ba lô ai xếp hộ
Mong sao trời ngừng mưa

Xuân Quỳnh


Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

245/ THỜI GIAN RỔ BÓNG MẶT NGỪỜI

Tặng em tôi

            Thời gian rổ bóng mặt người
            Mưa đêm bất tận
            Đời ngó vậy mà cũng chật
            Ai đi phía cuối ngày
            Xa khuất.

            Có là thênh thênh cười nói?
            Có còn lơ đễnh li say?
            Mây vẫn cao cao
            Chiều đã chiều rồi đợi bóng núi

            Bữa cơm cuối ngày ngún khói
            Bát đũa chỏng chơ
            Người không về.

            Đứa con út nửa đêm thương nhớ
            Tập tành nhắn dòng tin:
            Ba mau về đi chớ!
            Dòng tin không địa chỉ
            Lưu vào trái tim người mẹ
            Dòng kí ức bập bùng sôi,
            Sôi!
            Sôi!

                                                            Nguyễn Tấn Ái

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

244/ Một cách làm hay để nâng cao chất lượng giáo dục


(GD&TĐ) - Nâng cao chất lượng giáo dục luôn là mục tiêu hướng đến của ngành và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong 2 nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Đặc biệt, trong hướng dẫn cách thức triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, có một giải pháp tạo sự đồng thuận cao của đội ngũ, đó là “giới thiệu điển hình đổi mới phương pháp dạy học ở các trường và các tỉnh”.  Vậy làm thế nào để việc giới thiệu điển hình đổi mới ở các đơn vị giáo dục đạt hiệu quả? 





243/ Giáo viên giỏi có thật giỏi?


(GD&TĐ) - Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được các nhà trường quan tâm, và ai cũng biết yếu tố quyết định việc đổi mới chính là người thầy giáo. Tuy nhiên, một vấn đề còn ít người bàn đến, được coi như là động lực của đổi mới phương pháp, đó là việc đánh giá giáo viên giỏi hiện còn lộ rõ khá nhiều bất cập

         Nguyên nhân của những bất cập?
      Ở vào khoảng những năm cuối của thập niên 80 đến những năm đầu của thập niên 90, phong trào thi đua để đạt giáo viên giỏi khá sôi nổi. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi thời bấy giờ thật sự có giá trị trong nhà trường và là động lực phấn đấu nâng cao tay nghề của các thầy cô giáo, nhằm củng cố uy tín đối với học sinh và phụ huynh. Nguyên nhân nào dẫn đến thời điểm tiếp theo đó (khoảng từ 1994 trở đi), phong trào giáo viên giỏi chìm xuống và càng ngày càng có những biểu hiện thiếu thực chất, đối phó?



Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

242/ Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM năm 2013 (Có đáp án)


KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2013 tại TPHCM
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (1 điểm)
Truyện “Chiếc lược ngà” xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá nối hai cuộc gặp gỡ với ba con người. Nhưng vang vọng suốt cả câu chuyện, suốt  những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất của cõi đời này, ấy là tiếng … !
 (Chu Văn Sơn, Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học)
Tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Tiêng kêu ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

241/Phía sau lũ

  
Phía sau lũ
nước mắt cạn
cát bỏng
rễ cây khô.

Phía sau lũ
đỏ thẫm phù sa
đội đất là hạt mầm
đâm cành là lộc biếc.



Phía sau lũ
mồ hôi đẫm tiếng cười
phù sa yêu đất
đất yêu người.

Phía sau lũ
phía trước là người
người đâu chỉ yêu nhau ...
                

 Nguyễn Thị Bích Trâm

240 Bao giờ ngâu nở hoa



               “Nắp đàn khóa sợi dây vẫn hát:
                      Bao giờ ngâu nở hoa…”

                                                         L.Q.V.
Những bông hoa nho nhỏ
   Chỉ có chút hương đằm
     Ẩn vào trong kẽ lá
          Như mối tình lặng câm


                Vượt qua tháng qua năm
                Vượt qua đồi qua suối
                Bỗng gặp một mùi hương
                Như lời yêu thầm gọi
               Như ánh đèn chờ đợi
            Như ánh mắt bao dung
          Trong cơn khát cháy lòng
      Bỗng tìm ra nguồn nước…

   Mùi hương không hẹn trước
   Tình yêu đến bất ngờ
      Em đâu biết bao giờ
        Mùa hoa ngâu ấy nở
           Anh như cây đàn khóa
             Sợi dây còn âm vang


              Em đi hết lòng em
              Lại gặp lời hát đó
              Hoa ngâu ở nơi nào
             Em cũng không biết nữa
        Em chỉ biết tình em
   Như ngâu vàng vẫn nở.

Xuân Quỳnh 


239/ THỦY TIÊN

Cớ gì những mầm cây
khẽ lớn lên trong tưởng tượng của người
lại cho nhiều hy vọng thế?





Đừng nói gì với tôi, từng giờ qua lặng lẽ
niềm vui ngắn không sao xoá được
những nhớ thương không cách nào nguôi
Chỉ cần mầm cây nhú lên từ đất
nấm và cỏ dại xung quanh
mọc từ nước mắt
mãi mướt xanh đến tận cùng non nớt
mãi thân thương một âu yếm môi cười
cuộc sống lại khởi đầu trong sáng...





Cứ đi đi! Tôi sẽ nhớ đến người
Sẽ nhớ hết để người quên được hết
Ánh lá xanh mơ màng tha thiết:
bông hoa sắp nở đây
là thuỷ tiên thân mảnh hoa vàng...

Thụy Anh

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

238/HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN -THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM (2013-2014)


  
 Câu
                           Đáp án
 Điểm
Câu 1

 Giải thích nghĩa của từ “thu” trong hai ngữ liệu sau. Xác định đó là hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa. Vì sao?
a/     Sương chùng chình qua ngõ
         Hình như thu đã về
                                      (Hữu Thỉnh, Sang thu)
b/ Vừa nghe Tuấn nện lộp bộp đôi dép sa bô xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ.
                                      (Nguyễn Minh Châu, Bến quê)

1.0
a/ thu ( danh từ ) là mùa chuyển tiếp  từ hè sang đông

0,25
b/ thu (động từ : tập trung lại ,gom kĩ lại

0,25
Đó là hiện tượng đồng âm 
0,25
Vì 2 từ giống nhau về âm thanh  nhưng nghĩa khác nhau  không liên quan gì với nhau

0,25
Câu 2
Nêu cảm nhận của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (dưới hình thức một đoạn văn)

1.0
Nhan đề là một sự sáng tạo  độc đáo của nhà thơ (có hình ảnh  có hình khối ,sự kết hợp khéo léo )

0,25
Nhan đề gắn với mạch cảm xúc chung của bài thơ. Nhan đề thể hiện ước nguyện bình dị  và khiêm nhường  của chủ thể trữ tình tác giả  nguyện làm một mùa xuân nhỏ bé góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước cuả cuộc đời chung

0,5
Phải đảm bảo là một đoạn văn (nếu gạch đầu dòng hoặc viết không đúng một đoạn thì không cho điểm)

0,25
Câu 3
Câu 3: (3đ)
Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy làm bài), trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sống mà Nick Vujivic đã gửi gắm qua nhan đề một cuốn sách của mình: Đừng từ bỏ khát vọng

3.0
1/Yêu cầu về kĩ năng 
-   ắm vững phương pháp  làm bài văn  nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí ; kết hợp các thao tác lập luận một cách  linh hoạt .huy động tốt  những kiến thức sách  vở với đời sống ,để bảo về lập luận của mình  
-Kết cấu chặt chẽ  diễn đạt sáng tỏ ,trôi chảy hạn chế tối đa mắc lỗi  dùng từ và ngữ  pháp


2/Yêu cầu về  kiến thức :
-   Học sinh cần hiểu đúng tinh thần luận đề .Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các định hướng chính sau

Dẫn dắt  ,giới thiệu vấn đề cần nghị luận

0,5
-Khát vọng là những khát khao .hi vọng ,là sựu mong muốn ,đòi hỏi chính đáng  vwois một sự thôi thúc mạnh mẽ ,da diết mà con người  vươn tới  (khát vọng sống ,khát vọng tự do ,khát vọng hạnh phúc …)
-Thực chất vấn đề đặt ra  trong nhan đề cuốn sách là khuyên chúng ta không nên từ bỏ những khát vọng  trong cuộc sống của mình

0,5

 Nếu từ bỏ khát vọng  con người sẽ thiếu niềm tin ,nghị lực ,bản lĩnh  để vượt qua những thử thách ,gian nan dễ bằng lòng an phận  ,đầu hàng khi gặp thất bại khó khăn

1.0

 -Sống cần có khát vọng và phỉa nỗ lực  để biến khát vọng đó thành hiện thực ,Nếu không đấy chỉ là những khát vọng suông

0,5

 Biểu dương những người  luôn theo đuổi khát vọng chính đáng của đời mình 

0,5
Câu 4
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                     (Cảnh ngày xuân, Ngữ văn 9, tập 1)
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
 (Kiều ở lầu Ngưng Bích,  Ngữ văn 9, tập 1)
          Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong từng đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận xét sự khác nhau cơ bản của nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai đoạn thơ này.


5.0

 1/ Yêu cầu về kĩ năng
Biết ccahs làm bài nghị luận văn học .sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận ;kết cấu viết bài chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát  không mắc lỗi chính tả dừng từ và ngữ pháp



 2/ Yêu cầu kiến thức : Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách  khác nhau,song cần đảm bảo nhũng yêu cầu cơ bản của vấn đề .Dưới đây là những định hướng



Dẫn dắt  ,giới thiệu vấn đề cần nghị luận

0,5

 -Bức tranh thiên nhiên trong bốn dòng đầu “ Cảnh ngày  xuân  tươi đẹp  và trong sáng  ,cảnh xuân  mang một vẻ đẹp mơi mẻ tinh khôi sinh động .có hồn ,đầy sức sống,khoáng đạt trong trẻo nhẹ nhàng thanh khiết . Điều đó được thể hiện  qua không gian từ bầu trời đến mặt đất  trong “ tiết tháng ba”  với ánh sáng rực rỡ ( thiều quang ) đường nết sinh động màu sắc hài hòa ( con én đưa thoi cỏ non xanh tận … cành  lê trắng điểm …) Đây là bức tranh đầy sức sống được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước ngưỡng cửa tình yêu
  Cảnh chủ yếu được tả thực với nét chấm phá đầy sức gợi (từ điểm ) ,những từ ngữ giàu chất tạo hình
1,5

  Bức tranh thiên nhiên trong bốn dòng đầu “Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh bao la buồn vắng cảnh có nét nên thơ nhưng nhìn chung là buồn vắng lặng ,heo hút xa lạ và cách biệt. Điều đó thể hiện qua cái rợn ngợp của không gian đa chiều ( rộng ,cao ,xa )các hình ảnh vừa thực vừa  vừa ước lệ  (non xa ,trăng gần ,cát vàng ,bụi hồng ) .-Ngoại cảnh phản chiếu tâm trạng suy nghĩ  của nàng Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

1,5

 Cảnh được khắc họa bằng những nét  chấm phá tài hoa hình ảnh sinh động đa dạng



 Sự khác nhau cơ bản  của nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên  ở hai đoạn thơ này
  Ở  bốn dòng đầu  trong Cảnh ngày xuân,đối tượng mục đích miêu tả  là cảnh thiên nhiên . Tác giả trực tiếp miêu tả cảnh vật
Ở bốn dòng đầu trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bich” đối tượng mục đích miêu tả  chính là nhân vật
. Tác giả lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho nội tâm nhân vật –tả cảnh ngụ tình
1.0

Đánh giá chung
Khẳng định sự tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh  thiên nhiên của Nguyễn Du

0,5