Phạm Đạt Nhân
Cụ Đồ
Chiểu có một câu thơ rất hay -ít nhiều nói lên cái HẠNH của người cầm
bút: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút
chẳng tà”.
Trừ gian diệt ác phải chăng là cái hạnh của người cầm bút . Sứ mệnh của nhà
văn, nhà thơ, nhà báo... phải chăng là bảo vệ, tôn vinh cái đúng, cái tốt, cái
đẹp đồng thời phê phán, chỉ trích, tiêu trừ cái sai, cái ác, cái xấu ... trong
đời sống chính trị xã hội.
Ba
cột trụ tinh thần của nhân loại là CHÂN - THIỆN - MỸ. Cái chân là
cái đúng, là thực tại, chân lý; cái thiện là đạo đức, luân lý, lòng nhân ái;
cái mỹ là cái vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Đứa bé cắp sách đến trường
tức là lên đường đi tìm chân, thiện, mỹ. Nhà trường sẽ dạy trí dục, đức dục và
mỹ học. Rồi khi lớn lên một số ít người có năng khiếu thiên bẩm văn chương, chữ
nghĩa sẽ gia nhập vào nghề cầm bút - không biết chắc là họ đã chọn nghề hay
nghề đã chọn họ. Nghề gắn liền với nghiệp, nghề tạo ra nghiệp và nghiệp dẫn dắt
nghề trải qua những dằn xôc của số phận . Nghề nào cũng có cái đạo, cái hạnh
của nó. Riêng cái nghề cầm bút thì lắm bi kịch . Thứ nhất là giàu tinh thần,
giàu chữ nghĩa nhưng nghèo tiền bạc ; thứ hai là vinh nhục khó lường ; thứ ba
là khó giữ được toàn thân (có khi còn phải vào tù ra khám ). Viên Mai đời nhà
Thanh - Trung Hoa đã nói lên bi kịch của nghề cầm bút: “Mỗi phạn bất
vong duy trúc bạch/ Lập thân tối dĩ hạ văn chương” (Mỗi bữa không
quên ghi sử sách/ lập thân tệ nhất ấy văn chương).
Trong ba cái lập: lập ngôn, lập đức, lập công thì lập ngôn tiềm ẩn nhiều rủi ro
nhất nhưng lại có tính quyết định nhất. Chính vì vậy mà lập thân bằng con đường
ghi chép sử sách , sáng tác văn chương là con đường đầy chông gai, dằn xốc (tệ
nhất). Thế mà lạ thay: tới bữa có thể quên ăn, tới giấc có thể quên ngủ, nhưng
dứt khoát không thể xao lãng việc trước tác, ghi chép... Vinh quang và cảm khái
đối với người cầm bút là ở chỗ đó. Đúng là kiếp tơ tằm!
Tôn trong sự thật lịch
sử là cái hạnh của sử gia.
Lịch sử của một dân
tộc là ngọn hải đăng , định hướng phát triển của dân tộc đó. Viết sử mà bóp méo
sự thật lịch sử là có tội với dân tộc. Quy luật của lịch sử có những nếp gấp
(lặp lạ) mà hậu thế phải biết để rút kinh nghiệm. Dòng họ Tư Mã Thiên nhiều đời
làm sử quan bị triều đình ám hại vì không theo ý vua. Đến đời Tư Mã Thiên ẩn
nhẫn chấp nhận làm hoạn quan để được sống sót hầu thực hiện sĩ khí của ông cha.
Cuốn sử ký Tư Mã Thiên và giá trị của nó có được là nhờ đức tính ẩn nhẫn phi
thường của người viết sử.
Thời nào và ở đâu cũng
có những nhà văn , nhà báo kiên trì , ẩn nhẫn trong đấu tranh bảo vệ chân lý.
Emil Zole, nhà văn Pháp công khai viết kháng nghị, viết báo để minh oan cho sĩ
quan gốc Do Thái. Sau khi ông mất, thủ tướng Pháp - cũng là nhà báo - gọi kháng
nghị của ông là TUYÊN NGÔN CỦA TRÍ THỨC (manifeste des in tellectuel).
(…)
Vừa qua, giải Nobel
văn chương 2015 trao cho Svetlana Alexievich, một nhà báo viết sử bằng cảm xúc
của nhà văn. Bà đã đem tâm tình viết lịch sử chiến tranh đổ nát và những số
phận con người trong chế độ Xô- Viết cũ. Viện hàn lâm Thụỵ Điển đã tôn
vinh bà như "một tượng đài ẩn nhẫn và quả cảm trong thời đại của
chúng ta ". Từ nhiều năm nay bà đã rời bỏ quê hương đất nước Bélarus
sang định cư ở Tây Âu vì không chịu nổi chế độ độc tài ở Bélarus.
Năm 2009 , Herta
Muller , nữ văn sĩ người Đức cũng nhận giải văn chương Nobel cũng do được tôn
vinh đức tính ẩn nhẫn, kiên định với văn chương và thái độ tố cáo tội ác của
chế độ độc tài.
Churchill, một nhà
quân sự , một chính khách cũng là thủ tướng nước Anh - là một thủ tướng
duy nhất được nhận giải Nobel - là công dân danh dự của Hoa Kỳ - đồng thời cũng
từng là một nhà báo với câu nói nổi tiếng: "Một dân tộc tìm cách
tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã thì sẽ nhận lấy cả sự nhục
nhã và chiến tranh " Nghề cầm bút tuy có lắm nhọc nhằn , nhiều
rủi ro song cũng rất vinh quang khi có được những tác phẩm lớn, những bài viết
tốt, những phóng sự phản ảnh trung thực ... Người cầm bút phải thường xuyên
luyện văn, mài bút, chắt lọc ngôn từ.
Thánh thơ Đỗ Phủ rất quan tâm đến việc dùng từ.
Đối với Đỗ Phủ: "Một
chữ mà không lay động được lòng người thì chết không yên giấc" (Ngữ
bất kinh nhân , tử bất an). Nhưng muốn lay động lòng người thì người nghệ
sĩ phải có trái tim lớn. Trái tim yêu thương, lòng nhân ái... là động cơ mà
cũng là nguyên liệu để chế tác ra tuyệt phẩm. Đó cũng là nguyên động lực cho
những nhà khoa học trong quá trình phát minh , phát kiến. Bất cứ sáng kiến nào
cũng xuất phát từ con tim mới dâng lên khối óc . Nguyễn Du viết nên tuyệt tác
Truyện Kiều khởi đi từ "những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Đặng Trần Côn xót thương nỗi lòng cô phụ có chồng
đi chiến trận mà viết "Chinh Phụ Ngâm".
Ôn Như Hầu vì "kiếp
phù sinh trông thấy mà đau" nên mới chia sẻ nỗi bất hạnh của
những nàng cung nữ trong cung cấm bằng "Cung oán ngâm khúc”.
Cái hạnh của người cầm
bút là dám nói thẳng, nó thật; yêu sự thật, ghét gian trá; thẳng thắn, trung
thực, ghét a dua nịnh bợ. Nói như cụ Đồ Chiểu "Ghét kẻ
nịnh như nhà nông ghét cỏ".
Tóm lại, cái hạnh của
người cầm bút là thánh hóa cuộc đời bằng cách xiển dương những giá trị chân lý,
đạo đức, thẩm mỹ. Văn dĩ tải đạo là tôn chỉ của các cụ đồ xưa . Nhờ vậy mà
truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình
Chiểu là những tác phẩm văn chương có giá trị bất hủ được lưu gữ trong tâm hồn
của nhiều thế hệ . Cũng là những cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết bằng chữ quốc
ngữ mà Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã đi vào quên lãng; còn những tác phẩm của
cụ Hồ Biểu Chánh thì chẳng những được truyền đọc mà còn được chuyển thể
thành phim và được nồng nhiệt đón nhận.
Trong một xã hội băng
hoại về đạo đức, điên chữ, loạn nghĩa thì sứ mệnh thiêng liêng của người cầm
bút càng phải được đề cao hơn bao giờ hết.
Nguồn: Mộc Nhân Lê Đức Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét