Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

242/So sánh yêu cầu đọc hiểu của PISA & chương trình ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam

 

VNTN - PISA (Programme for International Student Assessment”) là “chương trình đánh giá học sinh quốc tế có uy tín và phổ biến nhất hiện nay” (2) do Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, chỉ đạo nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả của hệ thống giáo dục ở mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. PISA thu thập và cung cấp cho các nước tham gia những dữ liệu có thể so sánh được ở tầm quốc tế cũng như sự tiến bộ về khả năng Đọc hiểu, Toán học và Khoa học của học sinh ở độ tuổi 15.
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng của các chương trình đánh giá quốc tế trong việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển giáo dục quốc gia, năm 2012 Việt Nam đã quyết định tham gia vào chương trình PISA. Kết quả khảo sát của PISA được đánh giá là tốt nhất để nhận định về năng lực tư duy của học sinh. Việt Nam sẽ sử dụng kết quả khảo sát năm 2012 để làm cơ sở cho đề án phát triển giáo dục từ năm 2015.
ở nước ta, trong môn Ngữ văn, năng lực được tập trung đánh giá là năng lực đọc hiểu, vì: “Nó không chỉ là một yêu cầu trong suốt thời kỳ trẻ thơ ở nhà trường phổ thông mà nó còn trở thành nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kỹ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tình huống khác nhau trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn” (3). Có thể nhận thấy năng lực đọc hiểu có ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng lớn với sự trưởng thành của con người.
So sánh yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam sẽ cho chúng ta thấy rõ chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn về đọc hiểu đã đáp ứng được yêu cầu của quốc tế ở mức độ nào và phải bổ sung, thay đổi gì để có thể hội nhập theo hướng “thống nhất trong đa dạng”. Trong bài viết, tôi chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam trên một số phương diện sau: 
1. Mục tiêu đọc hiểu
Phần đọc hiểu bậc học trung học cơ sở môn Ngữ văn Việt Nam có những mục tiêu cụ thể là:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về văn học, phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, lí tưởng xã hội chủ nghĩa …, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn học của dân tộc và nhân loại.
Ba mục tiêu trên đã thể hiện rõ định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn trong thời gian qua. Mục tiêu này thể hiện ở ba phương diện: cung cấp kiến thức; hình thành và phát triển kĩ năng; bồi dưỡng và giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, trách nhiệm của bản thân với gia đình và cộng đồng. Trong đó cung cấp kiến thức cho học sinh được coi là số một. Từ đó cho thấy, chương trình đọc - hiểu môn Ngữ văn trung học cơ sở vẫn “nặng” về trang bị kiến thức hơn là yêu cầu rèn kĩ năng, năng lực nhất là kĩ năng sống, tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu. “Hơn thế nữa, các khái niệm “cơ bản, hiện đại” và “tính hệ thống” đã tạo điều kiện cho các tác giả chương trình và sách giáo khoa nghiêng về trang bị các kiến thức hàn lâm, buộc các học sinh phải tiếp nhận một khối lượng kiến thức quá cao sâu chưa cần thiết đối với học sinh phổ thông” (4).
Trong khi đó, mục tiêu đọc hiểu của PISA là hướng đến sự phát triển năng lực, đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề mà một học sinh 15 tuổi (độ tuổi được coi là kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các nước thành viên OECD) cần có để đối diện với những thách thức của cuộc sống. Bởi, cách đánh giá trình độ đọc của PISA xuất phát từ yêu cầu của xã hội đối với hệ thống giáo dục, những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai. Đây là điểm khác biệt rất lớn giữa yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam. Vì vậy, học sinh của Việt Nam tuy có kiến thức nhưng kĩ năng giải quyết các vấn đề của cuộc sống còn kém, khả năng thích ứng với những đòi hỏi của nhu cầu xã hội còn nhiều bỡ ngỡ. 
2. Đối tượng đọc hiểu
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA và chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam đều chú ý tới văn bản (Text), đặc biệt là văn bản viết. Tuy nhiên, PISA cho rằng: “Văn bản được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến văn bản ngôn từ sử dụng các hình thức biểu tượng: viết tay, bản in và dạng điện tử. Chúng cũng bao gồm cả các sản phẩm thị giác như biểu đồ, tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu, đồ thị và tranh hài hước, châm biếm kèm theo ngôn ngữ viết” (5) chỉ loại trừ văn bản âm thanh (nghe qua tai) như ghi âm giọng nói, nó cũng không phải là các văn bản như phim, hình động, hoạt hình, tranh hội họa (không chữ). Như vậy, đối tượng đọc hiểu của PISA không chỉ có văn bản in mà còn bao gồm văn bản điện tử. Qua đây cho thấy, đây là chương trình mang tính phổ thông, cơ bản. Với mục tiêu trang bị kĩ năng sống cần thiết nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực tế, PISA thực sự chú trọng tới việc phát triển năng lực, kĩ năng cho học sinh hơn là mục tiêu thưởng thức văn chương nghệ thuật theo nghĩa hẹp, chuyên sâu.
Với chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam, đối tượng đọc hiểu cũng là văn bản, nhưng văn bản được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, chủ yếu là văn bản (liền mạch) và đại đa số là văn bản văn học. Trong văn bản văn học, chương trình quá chú trọng tới văn bản hư cấu như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch…, các loại văn bản báo chí, văn bản đời thường mà học sinh thường tiếp xúc và sử dụng hàng ngày lại ít được chú ý. Hơn thế nữa, chúng ta cũng chưa đặt ra vấn đề đọc hiểu các văn bản điện tử (electronic texts) - loại văn bản đã trở nên thông dụng và thịnh hành trong nhà trường cũng như xã hội ngày nay.


3. Yêu cầu đọc hiểu
Điểm giống nhau về yêu cầu đọc hiểu của hai chương trình PISA và Ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam là đọc phải hiểu nội dung văn bản, bao gồm nghĩa đen và nghĩa bóng (hàm ẩn). Song, với những yêu cầu khác mà PISA nêu lên thì chương trình Việt Nam chưa chú ý đúng mức, cụ thể như: “lọc ra được chủ đề chính của câu chuyện; tìm ra lý do cho việc lựa chọn của tác giả” hoặc “phát triển kĩ năng bình luận văn bản, giữa việc kết hợp thông tin và đọc biểu đồ; kết hợp thông tin giữa hai văn bản không liền mạch với nhau; phân biệt mối liên hệ giữa các dữ liệu với nhau” hay “đánh giá cách hiểu về hình thức tác phẩm, nhận ra được thể loại của văn bản”; “đòi hỏi người đọc đóng một vai trò tích cực trong việc đọc và tự rút ra kết luận, lấp đầy khoảng trống” (5).
Nhìn chung, PISA xác định trình độ đọc dựa trên ba phương diện: Thu thập thông tin, phân tích, lí giải văn bản, phản hồi và đánh giá. Trong khi đó, chương trình đọc hiểu của môn Ngữ văn Việt Nam chủ yếu tập trung xác định trình độ dựa vào việc phân tích và lí giải văn bản (nội dung và hình thức), trong đó nội dung được chú ý hơn. Vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy yêu cầu đọc hiểu của PISA cao và sâu hơn nhiều so với chương trình của Việt Nam.

4. Cách thức kiểm tra, đánh giá
Về cách thức kiểm tra, đánh giá của PISA và chương trình đọc hiểu môn Ngữ văn trung học cở sở Việt Nam hiện hành có sự khác biệt rõ rệt. Các đề kiểm tra đọc hiểu của chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam phần lớn sử dụng hệ thống câu hỏi tự luận; còn các đề kiểm tra của PISA bao gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận.
Xuất phát từ tinh thần chung của PISA khi dạy là dạy cách thức, là trang bị phương pháp đọc hiểu dựa trên những văn bản cụ thể; khi kiểm tra, đánh giá phải dựa trên khả năng đọc hiểu văn bản cùng loại nhưng chưa được học, chưa biết. Cho nên, tất cả các văn bản đọc hiểu mà PISA đưa vào đề kiểm tra không có một văn bản nào học sinh đã được học. Văn bản mới được cung cấp và các câu hỏi được nêu lên xung quanh văn bản đó, học sinh tự đọc văn bản và trả lời. Học sinh chỉ có thể dựa vào năng lực suy luận và trình độ hiểu biết về ngôn ngữ, văn cảnh, tình huống cụ thể để đưa ra cách hiểu của mình; không có một sự trợ giúp nào khác. Ngoài ra, PISA chú ý nêu các câu hỏi, hình thức kiểm tra nhằm đánh giá được trình độ nắm vững phương pháp đọc; coi trọng việc vận dụng phương pháp đọc hiểu (siêu nhận thức) và đọc tích cực (động cơ, thái độ, cách ứng xử… khi đọc). Chỉ như vậy, PISA mới đánh giá được chính xác năng lực và trình độ của mỗi học sinh.
Trong khi đó, các đề kiểm tra đánh giá vào lớp 10 môn Ngữ văn trên địa bàn cả nước có 100% các tác phẩm trong đề thi đã được học trong chương trình trung học cơ sở (99% tập trung ở chương trình Ngữ văn lớp 9). Vì vậy, phần lớn học sinh luôn lệ thuộc, bị bó hẹp với những kiến thức thầy cô dạy trên lớp, trong sách tham khảo, không thể phát huy được năng lực sáng tạo, cảm thụ của bản thân. Hơn thế nữa, hệ thống câu hỏi trong các đề thi đọc hiểu của chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam chưa có được sự đa dạng. Tuy PISA và chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam đều giống nhau ở điểm trong các đề kiểm tra, đề thi đọc hiểu đều sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, song ở Việt Nam số đề thi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm còn ít, đặc biệt ở một số Sở Giáo dục và Đào tạo, đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn không có câu hỏi trắc nghiệm.
Ví dụ: Năm học 2011 - 2012, qua khảo sát, tôi nhận thấy chỉ có bốn tỉnh thành phố trong tổng số 30 tỉnh thành sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn, đa số các Sở Giáo dục và Đào tạo còn lại chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi tự luận trong đề thi.
Cách đưa ra đáp án chấm điểm các đề kiểm tra đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn Việt Nam cũng có sự khác biệt. Với PISA, phần đáp án nêu lên mục đích câu hỏi nhằm phản ánh về hình thức văn bản: nhận ra được những đơn giản, nhưng có những đáp án rất phức tạp theo hướng mở. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng suy nghĩ, nâng cao trình độ, phải hình dung và bao quát hết được các khả năng học sinh có thể trả lời để đánh giá chính xác trình độ của học sinh.
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa; phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực là một định hướng mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Định hướng này đã có những thay đổi tích cực dựa trên các kết quả của chương trình đánh giá quốc tế, trong đó có PISA. Việc nhận thức rõ điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu đọc hiểu của PISA và chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Việt Nam sẽ góp phần thay đổi tích cực đối với chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn THCS nói chung và phần đọc hiểu nói riêng. Các nhà sư phạm sẽ lựa chọn những phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm phát triển tốt năng lực đọc hiểu cho học sinh.

Sưu tầm



Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

241/ CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC HẠI BAO BÌ NI LÔNG

BÀI  DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

Bài đạt giải ba cấp quốc gia năm học 2013-2014


        Nguyễn Thị Tỉnh ,Thái nhật Hà ,Nguyễn Nguyên Mẫn 
Học sinh lớp 8/1 Trường THCS Nguyễn Hiền Phú Ninh 

CHUNG TAY  GIẢM THIỂU TÁC HẠI  BAO BÌ NI LÔNG
  1/TÌNH HUỐNG: ĂN XÔI BỊ NGỘ ĐỘC
           Câu chuyện xảy ra ở trường
           Hôm ấy, Lan vì dậy muộn sợ đi lao động trễ nên bạn ấy bảo mẹ gói xôi vào bao nilon xách vào lớp ăn cho kịp giờ. Nhưng vì trống vào lớp đã vang lên, đến giờ truy bài 15’ nên Lan cất vội vào hộc bàn. Thấy thế, Quyên- bạn ngồi bên cạnh Lan bảo:
         -Lan ơi, xôi còn nóng lắm, sao cậu không ăn mà lại cất kẻo nguội mất đấy!
         -Thôi kệ, sắp vào lớp rồi mà!- Lan đáp.
         Thế rồi tiết học bắt đầu, đến giờ ra chơi, vì đói bụng, Lan vội đem ra ăn. Mãi tiết học cuối cùng, Quyên ngồi bên cạnh thấy Lan có vẻ mệt, lại buồn nôn, người vã mồ hôi, tái mét đi. Quyên thưa ngay với cô giáo, Lan được đưa đến y tế trạm xá. Theo kết luận của bác sĩ, Lan bị ngộ độc thực phẩm. Sau khi được điều trị và uống thuốc, hai hôm sau Lan khỏe và đến trường được. Lan nói với Quyên:
        -Quyên ạ! Mình cũng không hiểu tại sao mình chỉ ăn nắm xôi thôi mà cũng bị ngộ độc nhỉ?
       Quyên nhỏ nhẹ:
         -Lan ạ, bạn không biết đó thôi, tại cậu bỏ thức ăn còn nóng vào bao bì nilon nên phẩm màu từ bao ni lông cùng với  chất nhựa sinh ra chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc đấy.
       Lan ngạc nhiên:
          - Thế cơ à, vậy mà bấy lâu nay mình không hay biết, mình nhớ ra rồi bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000 đã cho mình biết về tính chất độc hại của bao bì ni lông.
          Câu chuyện là thế đó. Chúng ta không thể thờ ở trước một vấn đề môi trường và sức khỏe đang tác động đến chính đời sống hằng  ngày của chúng ta và cả tương lai mai sau.
          Vậy bao bì nilon vì sao lại có tác hại và có tác hại như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và nghiên cứu giải pháp để giảm thiểu tác hại của chúng các bạn nhé!
    2/ MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
         Thứ nhất: Trước hết để chính Lan và ngừơi  thân của Lan cũng tất cả mọi học sinh trong trường cùng gia đình  hiểu rõ về tác  hại của bao bì ni lông mà có cách sử dụng giảm thiểu tác hại của chúng.
         Thứ hai:  Nhằm hiểu sâu hơn về kiến thức các môn Sinh học, Hóa học, Công nghệ, Mĩ thuật, Địa lí, Vật lí, Giáo dục công dân, Anh văn,…tăng kỹ năng vận dụng các  kiến thức từ sách vở và thực tế đời sống.        
         Thứ ba: Tạo thành cuộc tuyên truyền rộng lớn thông qua nhà trường và mạng xã hội rèn nhiều  kĩ năng sống, nâng cao ý thức cho mỗi học sinh chúng ta về cộng đồng và  góp phần thiết thực giảm thiểu tác hại của bao bì ni lông làm cho môi trường ngày càng sạch đẹp.

       3/TỔNG QUAN  CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG .
         a/Thành lập nhóm nghiên cứu:
         Gồm 3 thành viên:Nguyễn Thị Tĩnh, Thái Nhật Hà, Nguyễn Nguyên Mẫn (học sinh  lớp 8/1)
         b/ Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:
         - Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách báo, mạng xã hội
         - Thống kê: thống kê con số bao nị lông và số tiền tốn kém cho việc không biết dùng lại bao ni lông.
         - Tích hợp: Tích hợp  những  điều đã biết, đã học, kiến thức  liên môn  với thực tế đời sống.
         - Phân tích,đánh giá: Phân tích cụ thể các mặt tác hại ; bày tỏ quan điểm về vấn đề.      
       
         c/ Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình huống
-Tìm hiểu chung về  Bao ni lon:
          Bao ni lon – một tên gọi hết sức quen thuộc và gần gũi. Vậy bao ni lon là gì? Đó là một loại túi nhựa có tính chất là bền dẻo, mỏng nhẹ, và tiện dụng.Nó được dùng để đóng gói các lương thực thực phẩm, đồ chơi, các vật dụng khác.
         Bao ni lon có lịch sử  cũng đã từ rất lâu. Thời xưa, ông cha ta đi đâu hay mùa gì đều mang bên mình một mảnh vải khi quấn lại thành một chiếc tay nải, có khi quên mang theo túi vải thì phải mang đồ về rất khó khăn và khổ sở. Chính vì thế bao ni lon ra đời để phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
         -Tình hình sử dụng bao nilon:
        Bao ni lon ra đời là sản phẩm của cả dây chuyền sản suất túi nhựa tiên tiến và  hiện đại. Người ta có thể chế tạo ra nhiều loại bao kích cỡ khác nhau màu sắc khác nhau rất tiện dụng và cũng rất bắt mắt.
          Và túi nilon đã trở nên quen thuộc trong đời sống con người: mẹ đi chợ về, những bó rau, những bịch dưa muối, dưa cà đều được gói gọn trong những chiếc túi nilon. Từ những khu thương mại lớn, những siêu thị đến những của hàng, kể cả nơi bán cháo dinh dưỡng cho trẻ em, những gánh hàng rong, những gói hàng của họ đều bọc trong chiếc túi nilon. Đến những căn-tin của các trường học, cũng dễ bắt gặp vỏ bao bì nilon trên hàng kẹo bánh.
         Trong công nghệ bao ni lon cũng có một ưu điểm là làm cách khi nối hai đoạn dây với  nhau.Vì thế để đỡ tốn kém mua dây điện mới, khi dây điện bị đứt, nhiều người nối lại và quấn bao ni lông quanh mạch hở để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
        Theo một số thống kê gần đây cho biết: Mỗi phút trên thế giới có hơn 1 triệu túi ni-lông được sử dụng. Trung bình mỗi gia đình Việt Nam dùng khoảng 10 túi ni-lông/ngày. Mỗi ngày cả nước ta thải ra môi trường trên 800 tấn nhựa và túi nilon, con số này đã không ngừng tăng lên.       
- Tác hại của bao nilon:
         Có thể nói túi nilon như một sản phẩm tất yếu trong đời sống rất lớn nhưng mọi người không hề biết rằng: bao bì nilon có những tác hại rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người.       
          + Nguyên nhân dẫn đến tác hại của túi nilon:
            Vậy vì sao túi ni lông có tác hại? Nguyên liệu để làm ra,chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt và các chất phụ gia, kim loại nặng, phẩm màu… là những chất cực kì nguy hiểm tới sức khỏe và môi trường sống của con người, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm không khí, làm phá hủy tầng ozon, thúc đây biến đổi khí hậu toàn cầu.
          Không những thế, theo như các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy như plastic, khi thải ra môi trường phải mất từ 500 năm, thậm chí đến 1000 năm thì mới phân huỷ hoàn toàn.
        +Tác hại đối với môi trường:
         Đi kèm với việc khó phân hủy, bao bì nilon khi vùi trong đất còn làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật, sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện
    
 tượng xói mòn đất đai, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng.
        Bao bì nilon còn tàn phá thiên nhiên, túi nilon khiến đất không giữ được nước, đất không giàu khí  ôxi, chất   dinhdưỡng. Cây trồng trên đất không  thể phát triển vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển hệ sinh thái.       

           Không chỉ dừng lại ở đó, khi rơi xuống cầu cống, hồ đập thoát nước, bao bì nilon làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước, tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Các  bao bì nilon còn gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt trong khi thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng.                     
        Bao bì nilon còn hủy hoại sinh vật khi bị trôi xuống hồ, biển còn làm chết các sinh vật nuốt phải, khi chết sẽ nổi lênh đênh trên mặt nước cũng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Mà người ta vẫn thường bao bao bì nilon là chất thải gây “ô nhiễm trắng”.      
        
       Bao bì nilon ngày càng được thải ra nhiều hơn, tụ tập về các thành phố lớn, các công viên, các khu đô thị cùng với sự xử lí không phù hợp chất thành bãi gây mất mĩ quan nơi công cộng, ứ đọng nước thải hôi thối. những du khách nước ngoài sẽ đánh giá như thế nào khi chứng kiến việc bao bì nilon xả  ra vô ý thức!?
         + Tác hại đối với con người:
         Bao bì nilon không chỉ tác hại lớn đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Bởi bao nilon được làm từ dầu mỏ và khí đốt nên khi đốt chúng sẽ sinh ra khí đioxin và fura gây ngộ độc, nôn ra máu, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng tiêu hoá…Đặc biệt, trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng mưa axit có hại cho phổi khi hô hấp, gây viêm phổi, tắc nghẽn đường hô hấp, ho lao…Có loại nilon bền dai có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohyđric gây ung thư phổi.
         Nhiều người vẫn vô tư sử dụng bao bì nilon mà không hề biết rằng: ở nhiệt độ 70-80°C, các chất phụ gia sẽ hoà tan vào thực phẩm. Chất phụ gia hoá dẻo TOCP(triortho oesylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống. chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh. Túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, thay đổi giới tính: bé trai bị nữ tính hoá, vô sinh nam, bé gái dậy thì quá sớm. Trong túi nilon còn chứa chất polymer là loại chất khó phân huỷ không gây tử vong mà tích lại trong cơ thể gây đầy bụng, khó tiêu, chán ăn…
       Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Cũng có một số túi nilon làm từ chất dẻo không độc hại nhưng phân tử đơn lẻ của chất này lại có khả năng gây ung thư. Đấy là chưa kể đến khả năng các loại túi này bị nhiễm vi sinh vật do không qua quá trình khử trùng và bảo quản khoa học.    


      4/ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
         Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều giải pháp sâu rộng, toàn diện. Nhóm chúng em xin được đề nghị một số giải pháp  sau:
          *Xã hội
         Thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người hiểu được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ con người cũng như sinh vật.
         - Đưa vấn đề túi nilon vào các buổi hội họp của mọi tầng lớp thuộc các ngành nghề khác nhau trong các cuộc họp ở tổ đoàn kết,ở địa phương theo từng tổ chức đoàn thể.
      -Vận động toàn dân sử dụng bao bì thay thế bằng các chất liệu dễ phân hủy hoặc không gây độc hại như bao bì ni lông; vận động các nhà máy, siêu thị, cửa hàng đi đầu trong việc hạn chế dùng túi nilon cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sức lan truyền rộng tới người tiêu dùng và khách hàng
     - Vận động và tạo điều kiện cho mọi người phân loại rác, tái sử dụng ni lông, đổi bao nilon (đã giặt sạch) lấy túi thân thiện với môi trường.
                                                     
       - Nêu cao khẩu hiệu về nội dung giảm thiểu tác hại bao bì ni lông ở nhiều nơi công cộng. Tổ chức lễ cam kết “ Không sử dụng túi ni lon” ở những nơi  có điều kiện thực thi.
                 
          - Đặt  thêm nhiều thùng rác ở nơi công cộng, đường sá đến tận các vùng nông thôn.
          - Đánh thuế môi trường đối với túi ni lông.Tăng giá túi ni lông để giảm sử dụng.  
           - Xử phạt những người sử dụng bao ni lông kinh doanh thực phẩm mà gây ngộ độc do thiếu ý thức và hiểu biết.Thưởng cho những người phát hiện hành vi vi phạm.
     * Nhà trường:
         - Đưa vấn đề này vào trong hoạt động thi tìm hiểu nhận thức thường xuyên để nâng cao ý thức, hành động của mỗi học sinh.
         - Tổ chức  nhiều cuộc cổ động với khẩu hiệu: “Một ngày không sử dụng bao bì nilon”, “Hãy cùng nhau giảm thiểu tác hại của bao bì ni lông”, cho học sinh lớp 8,9 làm truyên tuyền viên nhỏ tuổi đến các trường cấp I, các lớp 6,7 để cho các bạn nhỏ đều biết tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông nhất là trong việc đựng thực phẩm.
           + Phát động cuộc thi vẽ tranh về môi trường, đặc biệt là về  ảnh hưởng của túi nilon. 
           + Cho học sinh làm “Kế hoạch nhỏ” thu gom bao ni lông sạch (đã dùng còn sạch hoặc giặt phơi khô) phân loại lớn nhỏ và liên hệ bán lại với  giá 50% so với  bao nilon mới cho những  người kinh doanh các mặt hàng dùng bao ni lon (không liên quan đến thực phẩm như điện dân dụng, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc…)

      * Gia đình:
        - Hạn chế sử dụng bì nilon khi không cần thiết để giảm thiểu số túi nilon thải ra bên ngoài. 
        - Hạn chế và sử dụng túi nilon tiết kiệm và chỉ khi cần thiết, những túi sạch có thể giặt phơi và sử dụng lần nữa để tiết kiệm ngân quỹ của gia đình.
        - Loại bỏ thói quen sử dụng túi nilon, thay thế bằng những chất liệu khác như túi sinh thái, túi giấy dễ phân huỷ trong môi trường mà không mang chất độc hại, túi cói, túi xách làm từ các vật liệu nông sản như túi xách lục bình, túi mây…
        - Phân loại rác tại nguốn để thuận tiện cho việc xử lí.

5/ THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH  GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
     -Sử dụng các tư liệu tham khảo sau:
          1.Sách giáo khoa cấp THCS các môn: Toán,Văn,Sinh,Vật lí,Hóa, Âm nhạc,công dân  …
         2. Các trang mạng xã hội.          
            + HộiAn.vn  http://hoian.vn/niem-vui-lan-theo-pho-moi-ngay/
            + Môi trường du lịch  http://moitruongdulich.vn/index.php
            + Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường  
                - Tiến trình thực hiện:
          Từ tình huống  Lan bị ngộ độc xôi  từ bao ni lông,và cũng từ yêu cầu của cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn, nhóm chúng em đã có ý tưởng giải quyết vấn đề  từ tình huống thực tế này. Vì có những giải pháp đề nghị  vượt ngoài  khả năng của chúng em  xin được trình bày những việc làm mang tính giải pháp  phù hợp lứa tuổi và điều kiện hiện tại như sau:         
         Hoạt động 1 : Điều tra thực tê về nhận thức của mọi người về tác hại bao bì ni lon.
         Hoạt động 2: Đến nhà bạn Lan nói cho gia đình  bạn biết nguyên nhân của việc  bị ngộ độc là cho sử dụng bao ni lông để gói xôi còn nóng. Chính  ở nhiệt  độ cao phẩm màu và chất nhựa dẻo đã  đã phân giải  nhiều độc tố ảnh hương đến đường ruột của người  ăn vào, thậm chí tích lũy chất độc hại trong cơ thể gây ra bệnh ung thư.Vậy nên tuyệt đối không dùng bao ni lông để đựng thức ăn mà nên dùng lá, giấy gói.       
          Hoạt động 3:  Vận động lớp (hằng tuần) về tuyên truyền với gia đình về tác hại của bao ni lông nhất là nếu đem đựng thực  phẩm sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng (qua câu chuyện bị ngộ độc của Lan). Bản thân thực hiện và vận động các bạn  nói với người thân  nên dùng giỏ, hộp, túi đi chợ để giảm việc sử dụng túi nilon, giặt rồi phơi bao nilon đã sử dụng để tái sử dụng.
         Hoạt động 4:  Vận động cả lớp (tranh thủ giờ sinh hoạt lớp) sáng tác thơ văn, cổ động tuyên truyền cho mọi người về tác hại của bao bì nilon. Cử bạn Thái Nhật Hà tuyên truyền ở lớp và các lớp khác về tác hại của bao bì nilon với  những tác phẩm văn, thơ ca, vè mà lớp sáng tác.
         Hoạt động 5: Tích cực tham gia lao động dọn  vệ sinh sân trường ,“Đoạn đường em chăm” và phân loại rác vào thứ hai đầu tuần.
         Hoạt động 6:  Nhóm cũng đã thiết kế một chương trình tuyên truyền 10 phút bằng phần mềm Microsoft Powerpoint mang tựa đề: “Hãy chung tay giảm thiểu tác hại của bao bì ni lông” và xin cô tổng phụ trách đội của trường cho nhóm thực hiện tuyên truyền trong tiết sinh hoạt lớp cuối  tuần ở các lớp khác.                     
           Hoạt động 7: Đề nghị hội đồng đội huyện cho nhóm thực hiện tuyên truyền ở các trường cấp 1 để các em nhỏ tuổi cũng biết về tác hại của việc sử dụng bao ni lông để phòng tránh.
        
 6/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
        
        Đây là một vấn đề thường thấy trong cuộc sống và khó giải quyết tận gốc và cũng khó thống kê được kết quả cụ thể . Tuy nhiên, khi thực hiện những giải pháp này, chúng ta sẽ nâng cao ý thức của mọi người trong việc nói không với bao nilon để góp phần giảm ô nhiễm môi trường,bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân, gia đình và xã hội.
          Sau khi các cơ quan có thẩm quyền thuộc các cấp của nhà nước giải quyết tình huống bằng các giải pháp nêu trên thì mợi người,mọilứa tuổi, mọi ngành nghề ở mọi vùng miền sẽ hiểu sâu hơn về tác hại của bao bì ni lông để có ý thức giảm thiểu tác hại của nó. Môi trường sẽ sach đẹp hơn.
         Chúng ta thực thi các giả pháp sẽ hiểu sâu hơn về kiến thức các môn khác  tăng kỹ năng vận dụng các  kiến thức từ sách vở và thực tế đời sống.
         Việc làm này cũng giúp chúng ta có kĩ năng sống: hợp tác, đoàn kết, trình bày, ra quyết định, chia sẻ và  trở thành những tuyên truyền viên giỏi, có kinh nghiệm.
         Tuổi thơ có được một sân chơi  giao lưu lành mạnh bổ ích trên trang mạng cộng đồng. Đồng thời qua đó chúng ta biết ứng dụng công nghệ thông tin mạng vào đời sống một cách thiết thực, hiệu quả.        
         
         Một  ý nghĩa không thể có kết quả bằng những con số nhưng có thể khẳng định được. Đó là: Tuổi thơ rèn luyện  trở thành những con người biết sống vì mọi người “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”(Tố Hữu)
        Vì một ngày mai của quê hương đất nước và của hành tinh chúng ta, mong rằng  hành động: “Vì  một môi trường giảm thiểu tác  hại bao bì ni lon” sẽ được đồng tình, nhân rộng và sẽ đem đến những hiệu quả trước mắt và lâu dài. Các bạn ơi, hãy chúng tay vì “Môi trường sạch đẹp ”, vì “Ngôi nhà chung”của  chúng  ta các bạn nhé!







       

























  




   


Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

240/ Về đánh giá PISA


Khảo sát từ 4.959 học sinh Việt Nam 

Theo kết quả khảo sát PISA, Việt Nam đứng thứ 17 về toán toán học, thứ 19 về đọc hiểu và thứ 8 về khoa học. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả thành tích mà 4.959 học sinh Việt Nam đạt được qua các bài kiểm tra PISA.

Sau khi làm bài kiểm tra xong, học sinh sẽ phải trả lời một phiếu khảo sát với 53 câu hỏi liên quan đến nhiều yếu tố trong quá trình học tập của học sinh như độ tuổi đến trường, giới tính, hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập, cơ sở vật chất, trốn học, sự thích thú, khả năng tự tin của học sinh đối với các môn học…

Thông qua kết quả của phiếu khảo sát này sẽ cho thấy những vấn đề mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập. Chẳng hạn như trường hợp của Đài Loan luôn nằm trong tốp các nước/vùng kinh tế có thành tích toán học cao nhất trong các kỳ khảo sát PISA nhưng thực chất khi phân tích phiếu khảo sát thì kết quả cho thấy đa số học sinh không thích thú với việc học môn toán.

Như vậy kết quả thành tích qua bài kiểm tra cũng chưa thấy được những vấn đề thật sự của giáo dục. Theo phân tích sơ bộ của OECD thì PISA Việt Nam thể hiện như sau:

Về thành tích chung, cả ba lĩnh vực toán học, đọc hiểu và khoa học, Việt Nam đều đứng trên mức trung bình của OECD. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm học sinh đạt thành tích cao thì lại thấp hơn hoặc chỉ tương đương với trung bình của OECD.

Điều này cho thấy Việt Nam không có nhiều học sinh đạt thành tích cao nhưng cũng cho thấy không có khoảng cách quá xa giữa học sinh đạt thành tích cao và học sinh có kết quả thấp vì tỷ lệ phần trăm sinh viên đạt kết quả thấp khả quan hơn trung bình của OECD.

Thành tích toán học và khoa học của học sinh nam so với học sinh nữ cũng chỉ trong khoảng trung bình của OECD. Như vậy có sự khác biệt về thành tích học tập giữa nam và nữ (có 2.648 học sinh nữ và 2.311 học sinh nam tham gia khảo sát). Do vậy, giới tính trong giáo dục là một vấn đề của giáo dục Việt Nam.

Kết quả PISA cũng chỉ ra bối cảnh xã hội có sự ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh. Khi bối cảnh xã hội hiện nay vẫn còn trọng bằng cấp, thi cử, thành tích thì chắc chắn sẽ tác động mạnh đến phương pháp dạy và học của thầy - trò chủ yếu là để đối phó với thi cử.

Trên đây chỉ là một số điểm sơ nét mà OECD chỉ ra qua cuộc khảo sát PISA của Việt Nam năm 2012. Để có những kết quả chi tiết hơn cần tiếp tục những nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng bảng khảo sát học sinh, nhà trường, phụ huynh (hiệu trưởng và phụ huynh cũng là đối tượng trong cuộc khảo sát PISA). Từ đó chúng ta mới thấy được bức tranh rõ nét của giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay.

Sưu tầm 

239/ CHIỀU CHIỀU…


                                                                       Tiêu Đình

Trong hầu hết mấy bài thơ nổi tiếng còn lại của bà Huyện Thanh Quan ta đều bắt gặp hình ảnh “bóng hoàng hôn”, bóng tịch dương”, bóng xế tà” làm nền cho sự thăng hoa cảm xúc. Giá như bà Huyện Thanh Quan không đi qua “trời non nước” đèo Ngang đúng vào lúc “bóng xế tà” mà vào một buổi sáng bắt đầu cho ngày mới thì liệu “mảnh tình riêng” của bà có lay động được lòng người suốt nhiều thế kỷ qua? Nguyễn Du đã có đoạn Kiều kiệt xuất: “Buồn trông cửa bể chiều hôm…” nhờ vào không gian, thời gian “bảng lảng bóng hoàng hôn” dễ gợi buồn nhớ ấy. Cho nên, có thể nói chiều hôm là thời gian của thi nhân, thi ca, của cái đẹp lạnh buồn và nỗi niềm tâm trạng buồn nhớ.
Trong văn học dân gian Quảng Nam có khá nhiều câu ca dao, câu hát ru bắt đầu bằng “chiều chiều” có thể cũng từ lẽ đó:
-Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều
-Chiều chiều mây phủ Hải Vân
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn
-Chiều chiều lại nhớ chiều chiều.
Nhớ nồi cơm nguội, nhớ niêu nước chè
-Chiều chiều ra ngõ ngó mông
Ngó thời thấy ngõ, người không thấy người.
-Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Gẫm thương quân tử khăn điều vắt vai
-Chiều chiều đổ lúa ra quây
Bậu về quê bậu lúa nầy ai tun?
“Chiều chiều” là từ láy vừa xác định thời gian vật lý, vừa diễn tả tính chất lặp lại của thời gian tâm lý, thời gian nghệ thuật. Có cái gì cứ như xoay vòng luẩn quẩn, khó mà vươn thoát ra khỏi. Để rồi sau đó là tâm trạng buồn thương nhớ mãi ảnh đến ray rứt, đến làm đau lòng người. Một bóng dáng người thân, người thương thoáng ẩn thoáng hiện theo kiểu: “Thoáng hiện em về trong đáy cốc. Nói cười như chuyện một đêm mơ”.
Văn học dân gian “hiện đại”, cũng có những câu như rút ruột người đời bắt đầu bằng “chiều chiều”:
Chiều chiều lại uống mấy ly
Say về con ngủ để mỳ ba ăn.
Rất dễ liên tưởng đến tấm lòng thơm thảo của đứa con trong ca dao xưa: “Đói lòng cắn hột chà là / Để cơm nuôi mẹ, mẹ già đau răng”. Rất ít hay gặp đi cùng “chiều chiều” là sự hóm hỉnh, cợt nhã với đời như câu:
Chiều chiều một dĩa lòng heo
Một chai rượu gạo dù nghèo vẫn vui.
                                                                      T.Đ