Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

312/NHỮNG CÂU THƠ DÂNG TRÀO


          Võ Thị Phương Thanh
        Cảm nhận về tập thơ "Những vũ điệu và khúc ca" - của Mộc Nhân Lê Đức Thịnh - nxb Hội Nhà Văn, 2015.
        Tôi có cái hân hạnh là một trong số ít người được tác giả nhờ đọc bản thảo “Những vũ điệu và khúc ca”. Thực ra bản thảo này tôi đã đọc trước từ khi nó là những entry trên trang blog của anh tại địa chỉ thinhdailoc.blogspot.com (Mộc Nhân Lê Đức Thịnh). Điều tôi ngạc nhiên là anh viết khá đa dạng về thể tài. Về thơ: lục bát, thơ tự do, thơ văn xuôi… ngắn có dài cũng có… kiểu lãng mạn truyền thống cũng có mà hơi hướng cách tân cũng có, laị có cả thơ dịch, nhạc dịch. Về văn xuôi: tản văn, tùy bút, truyện ngắn… Về nội dung thì phong phú: thơ tình, viết về nghề nghiệp, về quê hương bạn bè gia đình, nghiên cứu khảo luận, báo chí… Nghiêm túc thì hẳn rồi mà đùa vui thư giãn cũng không thiếu.
       Ấn tượng nhất là những bài thơ tình mà anh chắt lọc thành tập “Những vũ điệu và khúc ca” – nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2015 (sách sắp ấn hành). Ở đây tôi bắt gặp nhiều câu thơ hay đến lặng người, đọc qua dù khó nhớ khó thuộc nhưng không thể quên được cái hình ảnh cảm xúc mà ý thơ mang lại khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng của tâm hồn. Những câu thơ tình của anh thật mãnh liệt, mạnh mẽ mà trong trẻo lạc quan vượt ra khỏi những điều ta có thể định nghĩa, những suy nghĩ bình thường để hướng đến gì cao cả: “khi nỗi buồn bị gió cuốn ra sân/ theo chiếc lá khô cuối mùa/ chỉ còn lại ân điển và tình yêu trong trẻo/ như hừng đông thanh bình mù sương yên ả/ tươi tắn tiếng chim sơn ca/ tình yêu không cần những nụ hôn ân ái/ chỉ nghĩ và nhớ về nhau/ ngày lay động giấc chiêm bao/ đời người” (Cà phê ngày mưa).
Và sẽ thật là thiếu sót nếu như không trích ra đây những câu thơ mà tôi cho là đẹp nhất: “Những khúc ca của núi/ có khi lãng đãng như cánh bướm/ chờn vờn như sương sớm miền xa đục lờ nỗi nhớ/ nhưng nửa đêm tỉnh giấc phong thanh một bài ca/ và tôi cũng nhẹ nhàng cất cánh bay cùng em” (Những vũ điệu và khúc ca); “em thôi trốn tìm bước ra từ cánh đồng cỏ non tươi tắn/ ta tái sinh nụ cười im lặng niềm vui/ thành mật ngữ vô ngôn” (Cùng em cuộc này); “Chúng ta đang trỗi dậy trong mịt mờ thế kỉ/ khi nhân loại tương tàn nhưng cao cả cũng lên ngôi/ em có còn giữ điều linh thiêng trong phút giây bối rối/ anh sẽ cạn tuôn trào nếu không có tình yêu” (Diễn ngôn Zorba Phật);“hãy tưởng tượng chúng ta có những bầu trời/ để bài thơ bay lên từ những con chữ kiêu hãnh/ cầu vồng vắt ngang qua bao điều bất hạnh/ và bình an trên những con đường” (Hãy tưởng tượng)…
Đằng sau những câu thơ chất chứa các trạng thái đỉnh của tâm trạng là những bức phá vượt bậc về ngôn ngữ mỹ cảm gợi hình; ở đó anh đã tạo được một thi giới cho riêng mình trong một không gian riêng biệt, một khoảng thời gian sắc nét và ấn tượng, rung động với từng hơi thở: khi thì thênh thang núi đồi thung suối, khi thì trầm mặc bình nguyên đồng bãi, lại có lúc là góc quán vắng bên li cà phê nhâm nhi cuối ngày hay dọc đường gió bụi kì hồ lang bạt…
Một điều thú vị nữa là ở tập thơ này, bên cạnh sự phóng khoáng và dâng trào, Mộc Nhân còn tỏ ra đã biết cách tiết chế cảm xúc để những câu thơ sâu đằm mà giản dị hơn, gợi về một phong vị  lãng mạn truyền thống: “giản dị như cát bụi/ mịt mờ cõi phiêu linh/ chỉ tình yêu còn lại/ dù yêu em/ một mình” (Điều giản dị); “Kiếp nào ta/ có nợ nhau/ thì xin em/ hãy trả vào/ hư vô (Nợ)…
Đọc thơ Mộc Nhân, hãy khoan nói về các vấn đề thi pháp nhưng có một điều chắc chắn là anh không thể gò mình vào những gì cứng nhắc hoặc quá chặt chẽ về khuôn khổ, hạn định mà dường như anh đang dành toàn tâm toàn ý sống với những con chữ nhảy múa để viết ra những câu thơ tâm đắc phóng túng ma mị liêu trai cho riêng mình...      
Tin rằng Mộc Nhân Lê Đức Thịnh còn làm được nhiều hơn nữa cho nghiệp văn của mình… trong niềm ấp ủ “ta hoài thai một hậu kiếp trùng phùng”

                                                  Võ Thị PhươngThanh - tháng 8 năm 2015

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

461/ Một số dàn ý về chủ đề hình ảnh người lao đông trong chương trình văn 9

      1/ Vẻ đẹp thiên nhiên  và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên – vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

Gợi ý: 

1. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy.
* Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng.

- Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị rí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.

Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ.

- Vẻ đẹp rực rỡ của các loại cá, sự giàu có lộng lẫy. Trí tưởng tượng của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêmvẻ đẹp của biển khơi.

2. Người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp

* Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.
- Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.
- Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.
- Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển
- Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khở trước thắng lợi.
Hình ảnh ngời lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. Thiên nhiên và con ngời phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó.



      2/ Phân tích hình ảnh người lao động trong sự hài hòa với thiên nhiên vũ trụ qua bài thơ ĐTĐC
    Khi Phân tích hình ảnh người lao động trong sự hài hòa với thiên nhiên vũ trụ  cần chú ý những nội dung quan trọng  lõi trong phần gợi ý sau đây (Có thể viết theo hệ thông luận điểm sau rồi đưa và phân tích dẫn chứng vào  Hoặc phân tích theo trình tự khôt thơ của bài rồi đưa những  ý này vào phần đánh giá chung)

              1/Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng :về lao động và về thiên nhiên vũ trụ ..Khác với  Huy Cận trước cách mạng tháng tám ở dấy thiên nhiên không đối lập với con ngưoi ,không làm cho hình ảnh con ngừoi  trở nên nhỏ bé cô đơn bơ vơ mà càng nâng cao làm  nổi bật  vẻ đẹp sức mạnh của con người trong sự hài hòa với  khung cảnh thiên nhiên
            2/ Hình ảnh người lao động  và công việc của họ được đặt trong không gian rộng lớn  để làm tăng thêm kích thước tầm vóc và vị thế của con người .Nhà thơ sử dụng thủ pháp phóng đại vơi những liên tưởng mạnh bạo bất ngờ để sáng tạo hình ảnh về ngừoi lao động
             3/Sự hài hòa của thiên nhiên và con ngừoi lao động còn thể hiện ở sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên vũ trụ và công việc  lao động của đoàn thuyền đánh  cá 
             +khi mặt trời xuống biển ,vũ trụ vào đêm  cũng là lúc khởi đầu một chuyến ra khơi của đoàn thuyền  đánh cá ,và đây là công việc diễn  thường xuyên đều đặn như một nhịp sống đã quen thuộc
               +Con thuyền có gió là lái có trăng làm buồm ,gõ thuyền đuổi các vào lưới  cũng theo nhịp trăng sao
              + Đến lúc sao mờ ,tức là đêm sắp tàn  thì cũng là lúc đoàn thuyền trở về  ,tuy nặng khoang cá  đâuỳ mà vẫn lước đi phơi phới chạy đua cùng mặt trời
                   4/-Hình ảnh người lao động trong bài thơ được sáng tạo với những  cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin ,niềm vui trước cuộc  sống mới .Cảm hứng lãng mạn ấy cũng thấm đẫm trong những hình ảnh về thiên nhiên vũ trụ  tạo nên vẻ đẹp trắng lệ phóng khoáng mà  vẫn gần gũi với con ngừơi.




Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

460/ CÁI HOA

Nguyễn Mậu Hùng Kiệt

Truyện ngắn
Được tin cái Hoa con chị Thao mất, tôi đưa vợ con về xóm cây Thị, trước là để thắp cho con bé nén nhang, sau nhân tiện ghé thăm bà ngoại mấy đứa nhỏ. Thật ra, đây không phải là điều bất ngờ đối với tôi cũng như bà con trong xóm. Bởi gần hai mươi năm, kể từ ngày chào đời, cái Hoa vẫn nằm thỏng thượt, khóc cười, vui buồn không một ai biết được. Mỗi khi nhìn chị Thao vát cái thân thể dài ngoằng, ẻo lả của cái Hoa dạo xóm, không ai lại không ái ngại. Có người còn độc mồm, độc miệng bảo: “Giá như con bé sớm chết đi thì tốt biết mấy!”. 
Hình như lâu lắm rồi người ta không còn truy cứu trách nhiệm về cái người đã sinh ra nó. Ngày tôi mới về làm rể ở cái xóm nhỏ hiu hắt, buồn vắng này đã nghe người ta kháo nhau về người cha của cái sinh linh tội nghiệp đó. Thật ra, tôi chẳng hiểu mô, tê, răng, rứa chi cả. Người trong cuộc còn không hiểu nổi, nói gì đến tôi. Người ta nói nhiều, thậm chí đặt điều về chị Thao cũng một phần do cái Hoa khi ra đời đã không bình thường như bao đứa trẻ khác. Người thì nói như đinh đóng cột: “cái Hoa là con của anh Phồn ở xóm Núi chứ còn ai!”, kẻ thì bóng gió: “Không lẽ... là người trong nhà nên trời bắt tội ?”. Vân vân và vân vân.... Anh Phồn thì tôi biết. Anh là bộ đội xuất ngũ về sống thui thủi một mình trong xóm Núi. Gia đình chẳng còn ai. Anh là người cô độc, lầm lì, ít nói nhưng sống trung thực và có tình. Người ta đổ tội cho anh vì cứ nghĩ cái Hoa là hậu quả của người có nhiễm chất độc màu da cam. Mà anh thì đã từng vào sinh ra tử ở những vùng địch thả chất độc huỷ diệt trong những năm chiến tranh khốc liệt. Hơn nữa, điều đáng ngờ là chị Thao thường vào xóm Núi để chặt củi, bắt ốc. Còn cái chuyện trong nhà, ngoài ngõ gì đó thì tôi chịu! Tôi nghe vợ nói, chị Thao cũng là người không có cha, còn mẹ thì mất từ những năm sáu tám, sáu chín thì phải. Chị phải sống với dì dượng. Dì dượng thì chẳng có con cái gì nên họ sống với nhau cũng êm ấm lắm. Nhưng không lẽ chuyện ấy... lại là như thế? Tôi không dám nghĩ đến!. Thôi thì sự cũng đã rồi! Tôi đùa với vợ: “Đến chị Thao còn không biết của ai nói gì đến mình!”. Nói thật, đùa như vậy cũng hơi ác, bởi tôi biết, hơn ai hết chị Thao đau và buồn lắm. Một nỗi buồn câm nín!
Nhiều khi tôi nghĩ cuộc đời cũng thật tàn nhẫn với chị Thao. Con gái xóm cây Thị, cô nào cô nấy cũng đẹp, cũng giỏi giang, học hành đến nơi đến chốn, chồng con đuề huề lại có nhà riêng dưới thị trấn, trên tỉnh, ngoài phố. Lâu lâu, đưa chồng con về thăm quê, xe cộ, quần áo, quà cóp... Xôm ra trò! Còn chị Thao, nói như ông nhà văn Nam Cao – cha đẻ của Chí Phèo, Thị Nở - thì chị đúng là trò đùa của tạo hoá. Không đến nỗi xấu như Thị Nở, nhưng chị Thao cũng hội đủ những cái cần để làm nên một cô gái xấu xí quê mùa: người thấp lùn lại đen đúa, mắt xếch, răng hô, tóc cứng như rễ tre; còn vòng một, vòng hai, vòng ba thì khỏi phải nói cứ xâm xấp bằng nhau trong sự quá cỡ. Không phải là cô gái đần độn nhưng học hành thì chẳng ra gì. Học trước quên sau. Công việc thì chăm nhưng lại rất chậm, thậm chí hơi vụng. Chỉ được mỗi cái hay cười. Chị Thao cười hiền lắm! Không biết giấu bên trong điều gì nhưng nụ cười của chị quả là một ân huệ của thượng đế. Nụ cười ấy vừa thân thiện lại vừa ấm áp. Ngày vợ chồng tôi còn sống chung với bà Ngoại của mấy đứa nhỏ ở xóm cây Thị, mỗi khi đi làm đồng, qua ngang ngõ nhà chị Thao, thế nào tôi cũng được chị ban phát cho một nụ cười. Biết chỉ là nụ cười xã giao nhưng tôi vẫn thấy lòng mình thanh thản lạ thường.
Như thách thức với số phận nghiệt ngã, cái Hoa cứ lớn lên theo cách riêng của nó. Thân thể nó như được kéo dài ra. Càng dài càng thỏng thượt, mềm oặt. Nước da trắng, trắng bợt bạt. Đôi mắt đờ đẫn, trắng dã, vô hồn. Nhìn mà đau lòng. Còn nghe nó khóc - khóc hay cười cũng thế - thì không có ruột gan nào chịu được. Nói đúng hơn tiếng kêu của nó nhói buốt và man dại lắm. Bất chấp lời ong tiếng ve của người đời, chị Thao vẫn cứ lặng lẽ mớm cơm, đút cháo cho cái “cục cưng của mẹ” (chị hay gọi cái Hoa như thế). Tôi biết từ ngày có cái Hoa, chị Thao vất vả lắm. Tiếng là có dì dượng giúp đỡ nhưng chăm sóc một đứa bé tật nguyền như Hoa quả chẳng dễ dàng tý nào. Cũng may được các tổ chức xã hội, các nhà từ thiện giúp đỡ nên cũng không đến nỗi khó khăn lắm về vật chất. Hơn thế nữa, tôi còn nghe nói, chị Thao lại được anh Phồn đặc biệt quan tâm. Có người bảo: “Thằng Phồn coi con Thao quý lắm. Có việc gì nặng cũng làm giúp. Có món gì ngon cũng gửi về cho cái Hoa...”. Mỗi lần về thăm quê vợ, tôi đều nghe người ta nói tốt về anh. Tôi nghĩ, có lẽ, người dân ở xóm cây Thị cũng muốn tác thành cho họ nên đôi, nên lứa. Nhưng chờ mãi vẫn chẳng thấy động tĩnh gì. Có lần gặp anh, tôi bạo miệng hỏi: “Anh Phồn sao chưa lấy chị Thao, còn chờ gì nữa?”. Anh cười và bảo: “Chú mày cứ nói chơi hoài. Cô ấy làm mẹ cái Hoa đã khổ lắm rồi, chú còn bảo làm vợ cái thằng Phồn khố rách áo ôm này nữa thì chịu sao nổi?”. Tôi lặng thinh nắm lấy tay anh và chẳng biết nói gì thêm nữa.
Đám ma cái Hoa không đông như tôi nghĩ. Đi sau cái quan tài nhỏ chỉ trên dưới mươi người. Tôi cầm nhánh huệ trắng đi bên vợ. Nghe vợ kể, những năm gần đây, cái Hoa đến tuổi dậy thì có những biểu hiện lạ lắm. Xóm làng đến thăm, nhìn nó bôi bẩn đến phát khiếp. Hơn nữa, nó còn thích được người khác động chạm đến những chỗ kín nữa kia... Và anh biết không, tụi con nít ở xóm, không biết có ai bày cứ nghêu ngao hát: Tội chi buôn tảo bán tần/ Ở đây với dượng, dượng mần dượng nuôi/ Tội chi buôn ngược bán xuôi/ Ở đây với dượng, dượng nuôi dượng mần...
Tôi có cảm giác như mình đang trôi về một thế giới nào khác rất tiểu thuyết, rất kinh dị. Trước măt tôi chiếc quan tài cứ chập chờn lên xuống và như muốn đậu lại đâu đó trên lưng chừng núi có rất nhiều mây trắng. Rồi nắp quan tài bật mở, cái Hoa với đôi cánh trắng muốt bay lên giữa một vùng hào quang sáng chói.


460/ Một số dàn ý về chủ đề hình ảnh người lao động trong chương trình văn 9

      Vẻ đẹp thiên nhiên  và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên – vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.



Gợi ý: 
 Phần thân bài

1. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy.

* Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng.

- Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị rí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.

Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ.

- Vẻ đẹp rực rỡ của các loại cá, sự giàu có lộng lẫy. Trí tưởng tượng của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêmvẻ đẹp của biển khơi.
2. Người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp
* Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.
- Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.
- Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.
- Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển
- Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khở trước thắng lợi.
Hình ảnh ngời lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. Thiên nhiên và con ngời phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó.



           Phân tích hình ảnh người lao động trong sự hài hòa với thiên nhiên vũ trụ qua bài thơ ĐTĐC

     Gợi ý các ý chính:    

              1/Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng :về lao động và về thiên nhiên vũ trụ ..Khác với  Huy Cận trước cách mạng tháng tám ở dấy thiên nhiên không đối lập với con ngưoi ,không làm cho hình ảnh con ngừoi  trở nên nhỏ bé cô đơn bơ vơ mà càng nâng cao làm  nổi bật  vẻ đẹp sức mạnh của con người trong sự hài hòa với  khung cảnh thiên nhiên
            2/ Hình ảnh người lao động  và công việc của họ được đặt trong không gian rộng lớn  để làm tăng thêm kích thước tầm vóc và vị thế của con người .Nhà thơ sử dụng thủ pháp phóng đại vơi những liên tưởng mạnh bạo bất ngờ để sáng tạo hình ảnh về ngừoi lao động
             3/Sự hài hòa của thiên nhiên và con ngừoi lao động còn thể hiện ở sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên vũ trụ và công việc  lao động của đoàn thuyền đánh  cá 
             +khi mặt trời xuống biển ,vũ trụ vào đêm  cũng là lúc khởi đầu một chuyến ra khơi của đoàn thuyền  đánh cá ,và đây là công việc diễn  thường xuyên đều đặn như một nhịp sống đã quen thuộc
               +Con thuyền có gió là lái có trăng làm buồm ,gõ thuyền đuổi các vào lưới  cũng theo nhịp trăng sao
              + Đến lúc sao mờ ,tức là đêm sắp tàn  thì cũng là lúc đoàn thuyền trở về  ,tuy nặng khoang cá  đâuỳ mà vẫn lước đi phơi phới chạy đua cùng mặt trời
          4/-Hình ảnh người lao động trong bài thơ được sáng tạo với những  cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin ,niềm vui trước cuộc  sống mới .Cảm hứng lãng mạn ấy cũng thấm đẫm trong những hình ảnh về thiên nhiên vũ trụ  tạo nên vẻ đẹp trắng lệ phóng khoáng mà  vẫn gần gũi với con ngừơi.










Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

311/ Một số hình ảnh đi Huế