Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

330/Đợi Trăng


Biển ở mãi nơi xa 
Sông đêm ngày mải mốt 
Con thuyền không buộc chặt 
Trôi theo dòng mênh mang 
Mây cứ mãi lang thang 
Gió một đời theo đuổi 
Trăng trở giấc mơ màng 
Chẳng bao giờ biết vội 
Cái gần ở thật gần 
Vơ một lòng tay chật 
Giấc mơ ở xa nhất 
Đêm thả màn đợi trăng 

Bùi Kim Anh

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

329/HỌC NÓI

HỌC NÓI

                                          Mộc Nhân (ngẫu tác từ cổ ngữ)

Người nói về mình, lắng nghe thấu tình đạt lý.
Việc nhỏ nói vui để tỏ hòa khí.
Việc gấp nói chậm để bình tâm.


Việc chưa rõ nói cẩn thận để có trách nhiệm.
Việc chưa làm đừng nói để giữ được niềm tin.
Việc tổn thương đừng nói để giữ quan hệ.
Việc đau lòng không nên nói để khỏi bị lánh xa

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

328/ KHI NÀO CÁC BỘ PHẬN TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI BẮT ĐẦU THOÁI HÓA ?




Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào. Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sẩy thai. Angela Epstein đã viết trong Daily Mail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau :
Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi:
Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già...
Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55:
Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm .
Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65:
Người già thường mất kiểm soát bọng đái Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.
Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi:
Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.
Phổi lão hóa từ tuổi 20:
Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi
 bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng .

Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65:
Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ
Mắt lão hóa từ năm 40:
và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.
Tim lão hóa từ tuổi 40:
Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần...Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.
Gan lão hóa từ năm 70:
Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.
Thận lão hóa năm 50:
Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.
Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50:
Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật.Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.

Xương lão hóa hóa vào tuổi 35:
Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ, nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
Răng suy từ tuổi 40:
Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần
Bắp thịt lão hóa từ năm 30:
Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2 %. Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở 

thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.
Nghe giảm đi kể từ giữa năm 50:
Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60

Da suy giảm kể từ năm 20.
Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.
Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60.
Thông thưuờng chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa
Sinh sản mất khả năng từ năm 35.
Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.

Tóc lão hóa từ tuổi 30.
Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngả màu đen xám và rụng dần đi .
Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa?

Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.
- Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chuẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.
- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.
Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa:
Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu. Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:
Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn
 minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng. Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV... đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v... phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.

Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v... cũng rất quan trọng.
Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến...
Cần có môi trường sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị. Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu...) đã làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức tránh.

Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là “vương quốc của tuổi thọ” vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay.

10 bài học đó là:
- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn

Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan...

Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.



MÓN QUÀ SỨC KHỎE

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

326/ CÁCH CHỮA VẸO CỔ, KHAN TIẾNG, ĐAU BỤNG, ĐAU BẢ VAI, NHỨC RĂNG KHÔNG CẦN THUỐC.


Bài 1-  Chữa đau bụng :
Có nhiều trường hợp bị đau bụng, do thức ăn, đường ruột, đau bụng kinh hoặc do đau đại tràng v.v… bạn có thể thử cách làm giảm cơn đau bụng đơn giản như sau đây:
*- Dùng lưng của đầu móng bàn tay phải đẩy vào lòng bàn tay trái theo chiều của mũi tên (Hình 1) sức đẩy không mạnh lắm, không đủ làm đau nhưng đủ ma sát mạnh vào các huyệt nằm trong lòng bàn tay hoặc bạn cũng có thể cào khắp lòng bàn tay (Hình 2) cách này không êm ái như cách dùng lưng của móng tay đẩy ngược lên tuy nhiên cách nào cũng có mục đích ma sát vào lòng bàn tay làm điều hòa đường ruột. Làm khoảng 5 phút rồi bạn chuyển đổi tay ngược lại, tay trái đẩy hoặc cào vào lòng tay phải. Nếu bạn bị đau bụng thuộc về những triệu chứng ghi ở trên, chỉ bằng cách chữa này cơn đau sẽ giảm dần, có khi hết hẳn.  
Nếu đau bụng vì mắc đi ngoài khi bạn đang đi trên xe mà chưa có điều kiện đi liền thì cách này sẽ giúp bạn trụ lại thêm vài phút (Dù vậy bạn đừng tập thói quen nín thường xuyên sẽ không tốt cho đường ruột)
Riêng những người đau bụng kinh… ngoài cách làm này còn phải dùng ngón trỏ của tay chà sát bờ môi trên ít phút mới thật sự hết hẳn đau.
 Bài 2- Chữa khan tiếng:
Hôm nào bị ho nhiều hoặc ăn trái cây nhiều sinh ra nóng, nhiệt cao làm tắt tiếng, mất giọng, để giúp khắc phục nhanh tình trạng này… bạn có thể dùng cách chữa như sau : Nhờ người thân dùng 2 lòng bàn tay chà sát vào nhau khoảng 30 giây cho nóng (xem hình 3)  rồi áp lòng bàn tay đó vào sau cổ gáy của bạn chổ có hình 2 mũi tên (xem hình 4) chà mạnh nơi này cho nóng lên (Do cổ hẹp nên chà đổi tay, tay trái rồi tay phải)  Thời gian chà mỗi lần khoảng 5 -10 phút, chà xong có thoa thêm dầu nóng ở chổ 2 mũi tên này, làm khoảng 3-5 lần là tiếng nói có thể khôi phục lại nhớ là chà sát cho nóng mới hiệu nghiệm nghen.  
 Bài 3- Chữa Vẹo cổ:
Biểu hiện của bệnh là ngủ dậy thấy cổ bị căng cứng, rất đau khi xoay chuyển đầu qua trái hoặc phải. Không những vậy đôi khi đau lan cả vai, làm các cơ ở vai cũng căng cứng, nếu ấn vào thấy đau buốt. Nguyên nhân do tư thế nằm gối đầu không đúng, làm khí huyết không điều hòa, cơ cổ có thể bị kéo giản lâu nên sinh ra đau. Sau đây là mẹo cách điều trị nhanh nhưng rất hiệu quả:
Đau cổ bên nào nhiều thì chữa tay của cùng bên đó, thí dụ đau nhiều ở cổ bên trái thì chữa ở cổ tay trái (xem hình 5) chổ mủi tên được tô màu hồng. Lấy cườm tay mặt chà sát mạnh cho nóng vào lưng của cổ tay tráitrong phạm vi màu hồng vùng có mũi tên (xem hình 5 và 6) Chà khoảng 5-10 phút, sau đó thoa thêm dầu nóng ở chổ vùng màu hồng này. Nếu đau mà không phân biệt được đau cổ bên nào nhiều thì chữa cả 2 tay, dùng tay phải chà vào lưng của cổ tay trái và sau đó đổi lại là dùng tay trái chà vào lưng của cổ tay phải. Bạn cũng có thể nhờ người khác chà dùm vào chổ cổ tay nầy cũng được, miễn làm sao cho cổ tay nóng lên là được. Kiên trì sử dụng cách làm nầy vài lần cơn đau sẽ biến mất và cổ trở lại bình thường.

  Bài 4- chữa bả vai đau nhức, không giơ tay lên cao được:
Trong giấc ngủ không thể nói trước được điều gì đang xãy ra, đôi khi sáng thức dậy bạn cảm thấy một bên hay 2 bên vai đau ê ẩm và nhức nhối. Cách chữa đau này không giống như cách chữa bị vẹo cổ như bài viết phía trên vì có thể đau cơ do bạn vận động nhiều sinh ra, bạn vẫn có thể xoay đầu sang trái hay sang phải bình thường.  Sau đây là cách chữa đơn giản có thể giúp bạn giảm hoặc cắt cơn đau nhanh trong ít phút:
Dùng cây lăn dò đồng hoặc cây lăn dò sừng của Bùi Quốc Châu (xem hình 7) có bán ở cửa hàng dụng cụ y khoa, lăn ngang từ điểm giữa của 2 đầu mày là huyệt ấn đường chấm màu đỏ lăn kéo dài ra đến cuối chân mày theo hình mũi tên (xem hình 7a)  chú ý: bạn lăn bên mày cùng bên với bả vai đau (thí dụ đau bả vai trái thì lăn mày trái) lăn khoảng 5 -10 phút. Nếu đau hai bên vai thì lăn cả hai mày trái và phải. Nếu không có cây lăn dò sừng để lăn  bạn có thể dùng lưng của móng tay để một góc 30 độ so với chân mày (xem hình 7b) cà móng ma sát mạnh từ giữa hai đầu mày (huyệt ấn đường đỏ) kéo dài đến cuối mày, cách làm này sẽ làm bạn hơi ê vì các huyệt đang bị phế, tuy nhiên nếu bạn cố lăn ít phút các huyệt sẽ được giải, cơn đau giảm dần và bả vai cũng giãm đau theo. (người không bị đau nhức khi lăn dọc theo mày sẽ không hề thấy ê ê như người có bệnh) Nên kiên trì lăn nhiều lần cơn đau sẽ giãm dần và dứt hẳn. 
  Bài 5- Chữa đau răng và đau nướu răng:
Đôi khi bạn đau răng hay đau nướu nhưng vài viên thuốc giãm đau không giúp dứt cơn đau liền. Sau đây là cách chữa giãm đau răng nhanh chỉ mất từ 6- 10 phút, cơn đau răng sẽ dịu lại và làm thêm vài lần cơn đau răng hay đau nướu sẽ biến mất.

Đầu tiên bạn chụm đầu các ngón tay ở bàn tay trái theo chiều thẳng đứng, (xem hình 8) Dùng móng của bàn tay phải (tay nằm trên) gỏ vào thịt của đầu móng bàn tay trái (tay nằm dưới)  độ mạnh của sức gỏ làm bạn có cảm giác ê ê nhưng không đau (nhớ là khi gỏ vẫn giữ tư thế tay để theo chiều thẳng đứng tính từ chân lên đầu, không để tay nằm ngang sẽ ít hiệu quả hơn) Sau đó bạn chuyển tay, lúc này tay phải  trở thành(tay nằm dưới) sẽ chụm lại để theo chiều thẳng đứng và tay trái trở thành (tay nằm trên) sẽ dùng móng gỏ vào thịt đầu móng của bàn tay phải. Nhớ là tay nằm trên luôn dùng móng tay gỏ , tay nằm dưới là đầu thịt để móng gỏ vào. Bạn sẽ cảm nhận cơn đau răng dịu dần qua những lần gỏ. Kiên trì gỏ nhiều lần cơn đau sẽ giãm dần và dứt hẳn.

MÓN QUÀ SỨC KHỎE 

325/ TRANG SỨC MÙA THU (53,54,55)


Trích từ tập thơ Trang sức mùa thu 

52.
Đừng cường điệu tình yêu
           đừng gọi em là thiên thần là Đức Mẹ
           với anh em hoài hoài là đứa trẻ
          lầm lạc nhiều đến chằng hiểu lòng anh.
  
53.
Thân hình em mềm như một lời quê
và cả những toan lo thơm mùi hương lúa

ta mê mệt công danh rong ruổi
của những chiều ngất ngây lời nhăng cuội
bá vai bạn bè công kênh giấc vĩ nhân

trong túi cạn dần sự sống
lại vất thân còng queo gác trọ
nước mắt lăn dài
thương ai cho ta những sớm mai
và cả những giấc trưa đầy mộng

tâm hồn em thơm mùi thơm sự sống
ta hút cạn dần trong những bước chân hoang
lừa dối em ngày mai mình sẽ đến địa đàng!
   
54.
Đã đầy chưa đó em giấc mơ cổ tích
 tình yêu anh dành cho em muôn đời bất diệt?

Đã đầy chưa đó em nước mắt ngày làm dâu
 ngày cân đo tình yêu bằng gạo muối cơm rau?

Anh làm thơ tình tặng người tứ xứ
vui như thưở trẻ thơ nói cười vô tư lự
phía sau  còn cả bầu trời xanh
sau những được mất ăn thua lại rất yên bình

Đã dần vơi chưa đó em
tình yêu em dành cho ta màu thôn dã
ta mê mãi dấu chân xứ lạ
đâu hay ai rỗ bước chân đời.

Chiều xứ lạ mang mang màu quan tái
chưa xa mà đã mong trở lại
áp mặt vào ngực em
thổn thức lời yêu ướt gương mặt ngoan hiền!

Nguyễn Tấn Aí 

         

          

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

324/NHỮNG CON KHỈ Ở LÀNG ĐẤT SÉT


Mộc Nhân Lê Đức Thịnh


những con khỉ ở làng đất sét
dẫn bước chân khỏi chộn rộn loài người
vào khu vườn nhan sắc có cả đười ươi
và ban trưa cùng hát ca nhảy múa 

những con khỉ quên tuổi thơ đi lạc
đến hôm nay vẫn chưa thấy ngày mai
tôi đã tung nắm hạt mùa tương lai
để cỏ hoa đánh thức ngôn từ tiến hóa

những con khỉ bên sông chiều ngơ ngác
như tình yêu đánh rơi lời thủy chung 
mỏi bước lang thang đoàn lưu dân lủng củng
kiếp người thoái hóa bầy thú đất bazan

tôi đã tựa mình bên con khỉ đất
nghĩ về ngày cuối năm chen chúc sân ga
bánh sắt còi tàu nghiến đường ray hỉ hả
một cuộc vong thân chẳng nhớ lúc trở về

những con khỉ đất ở làng đất sét
nhìn mặt trời quên một thoáng hoàng hôn
khỉ thành người hay người nay hóa khỉ
đày đọa cầm sinh đất đỏ không nung.


           * “Làng đất sét” là tên gọi của “Đường hầm điêu khắc”, “Đường hầm đất đỏ” là một điểm tham quan hấp dẫn thuộc khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, tp Đà Lạt.Nơi đây có nhiều công trình, tác phẩm nghệ thuật làm bằng chất liệu đất đỏ bazan không nung...

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

323/Thơ tứ tuyệt mùa thu













1/ Yêu sao tiếng trống tùng tùng
Mùa thu ươm nắng trên chùm bóng bay
Trường cũ tên mới là đây
Vui buồn một thuở đong đầy gió xa



2/Một mùa thu nữa tiễn em xa
Cây thêm rụng lá em thừa tuổi
Cố sống châm mà lòng rất vội
Vội để yêu thương vội để mơ màng..

Nguyễn Bích Trâm.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

322/NGƯỜI THẦY CỦA ĐẠO ĐỨC, TỰ HỌC VÀ SÁNG TẠO


 Không ít lần tôi ngồi trước máy vi tính, tâm trí luẩn quất dòng tên “Trương Vũ Thiên An”, nhưng rồi lại chẳng biết phải bắt đầu từ đâu trước những ý nghĩ, xúc cảm bộn bề. Cho tới một hôm, đi tìm gương điển hình nhà giáo ở Quảng Nam, được Sở Giáo dục và Đào tạo giới thiệu về anh,  NGƯT Trương Văn Quang,  Tổ trưởng Tổ chuyên môn Ngữ văn-Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vâng, với một người thầy theo đúng nghĩa thầy, lại có sức cảm hóa sâu sắc đối với tâm hồn, tình cảm của trò như thầy giáo văn chương thi phú này thì làm sao có thể không chú tâm được chứ !
 Xin được bắt đầu từ bút danh “Trương Vũ Thiên An” của thầy giáo Trương Văn Quang. Một người học trò cũ (hiện đang là đồng nghiệp của thầy Quang, dạy tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm) đã viết những dòng như thế này trong một truyện có tựa đề Thầy tôi: “cuộc đời tôi, vui và buồn, thất bại và thành công…như được an bài từ một người thầy dạy văn: thầy Trương Vũ Thiên An. Hơn hai mươi năm tuổi nghề, bao nhiêu khóa học trò đã đến và đi, vậy mà mỗi khi nhớ lại những giờ văn của ba mươi năm trước, bây giờ cũng như bao giờ, lòng cứ mênh mang như sách vở.”.
Ba mươi năm trước, thầy giáo Trương Văn Quang rời giảng đường đại học về với một ngôi trường nghèo của một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Đạp xe trên những đoạn đường lổn nhổn đá cục, ổ gà, tâm hồn đầy mộng mơ của thầy giáo trẻ vẫn nhận ra những nếp nhà tranh buồn như cổ tích, ẩn hiện giữa ruộng đồng, đồi núi. Thế cho nên, khi đứng trước ngôi trường mái ngói cấp 3 mái ngói rêu phong, khai sinh từ thời kháng chiến, thầy thấy nó bệ vệ, uy nghi hơn hẳn. Chính ngôi trường cấp 3 Quế Sơn (nay là trường THPT Quế Sơn) đã lưu đậm dấu ấn những bài giảng đầu đời còn vẹn nguyện chất lửa say mê của anh.
Nhiều đồng nghiệp cho rằng, dường như Trương Văn Quang sinh ra thì tố chất của một vị thầy văn chương đã có sẵn trong máu thịt. Với phong cách ung dung, tự tin, giọng nói trầm ấm và ánh nhìn trầm tư, thăm thẳm, đã đủ để thầy có thể thu hút sự tập trung của lũ học trò vốn được gọi là “nhất quỷ nhì ma”. Nhưng khi bài giảng đã bắt đầu thì đúng là văn ra văn, thơ đích thị là thơ thật. Những bài giảng văn của thầy giáo Quang vượt thoát ra khỏi khuôn khổ hạn hẹp của sách giáo khoa hay tài liệu giáo học pháp. Những trang sách, tác phẩm văn học kinh điển thế giới mà thầy mua bằng sự dành dụm những đồng lương tháng ít ỏi của mình ngày ấy đã mở ra cho học sinh vùng quê nghèo của mình những chân trời khát vọng. Thầy giáo Ngô Tấn Ái, người học trò lớp đầu tiên của NGƯT Trương Văn Quang còn nhớ vẹn nguyên cảm giác của những ngày ấy:
“Sách, niềm hân hoan đầu tiên là sách. Đứa trẻ nghiện sách là tôi cứ như trong mơ lạc vào thế giới kì bí xây bằng sách. Ngày ấy giá mỗi bộ sách như Đất vỡ hoang (M.Solokhov ), Bà Bô-va-ry (G.Flaubert) hay Nhà thờ Đức Bà (V.Hugo) giá bằng hai tháng lương của thầy. Lên lớp, thầy dỗ dành lũ tôi: thầy có sách mới, hay lắm, đọc đi!”, và rồi anh đã thốt lên đầy niềm biết ơn chân thành, thiêng liêng: “ Để mở ra cho chúng tôi những chân trời mới, thầy đã âm thầm đóng lại những cửa nhỏ đời mình”…
Những cánh cửa nhỏ của đời mình-sự ví von khá lý thú này về sự hi sinh thầm lặng của thầy giáo Trương Văn Quang làm tôi nhớ tới việc không biết bao lần thầy đã từ chối những lời gọi mời hấp dẫn hơn ở chốn phồn hoa đô thị hay là ở một vị trí mà nhiều người mơ ước. 31 năm công tác, thầy có 27 năm đứng trên bục giảng, hầu hết là những ngôi trường vùng quê Quảng Nam. Một chàng trai xứ Huế lại chọn Quảng Nam là quê hương thứ hai của mình chỉ vì một lẽ là quá yêu thương, gắn bó với trò quê lam lũ, ham học-nghe tưởng như là đơn giản. Nhưng đó lại là sự thật, bởi chính tình yêu thương đã thắp lên trong thầy ngọn lửa nhiệt thành trong từng bài giảng, làm nảy sinh những sáng kiến mới mẻ, dẫn dắt các em đi từ say mê khám phá này đến say mê khám phá khác.
Một học trò cũ khi nhớ lại những bài giảng như thế của thầy đã tâm sự :”Lũ học trò cứ thế ngẩn ngơ theo lời thầy, tìm một đáp án trong đa dạng đáp án. Mặt sáng rỡ sau mỗi giờ văn nghe thầy phê tặng: Đáp án tối ưu!. Cứ thế, từng trang sách mở ra, từng đáp án mở ra, từng cuộc đời mở ra. Những năm trung học khép lại bằng thành quả ngọt ngào: Hơn nửa lớp đỗ vào đại học. Năm 1986 ở một vùng quê trung du - một kì tích làm dậy cả một vùng huyện nhỏ”. Trong bài thơ “Cuối cùng của đầu tiên” độc thoại về nghề, người thầy giáo thi sĩ Trương Vũ Thiên An đã viết: “Trên tấm bảng đời em tôi đã viết bài giảng đầu tiên/ Bài giảng cuối cùng là gì tôi chưa thể biết/Tôi là người của bao la xanh biếc/ Nhưng người học trò – em là ai?”. Trong quan niệm của người kỹ sư tâm hồn, thì mỗi học sinh là một thế giới phong phú, đa chiều mà người thầy không có điểm dừng chuyển tải tri thức. Cảm động thay khi đọc những dòng thầy Quang tự họa chân dung mình ở đầu một tập sách: “32 năm dạy học là 32 năm tự học, được là thầy của chính mình; không bao giờ bằng lòng với những gì mình đã nghĩ, đã dạy; luôn cố gắng đi tìm một cách đối thoại đơn giản, dễ hiểu để giúp học trò dễ nhớ và nhớ lâu”…Thầy Quang quan niệm, thất bại nhất của người thầy là làm cho học trò mệt mỏi và buồn nản trước dung lượng kiến thức trong mỗi tiết học. Bằng tố chất của nhà sư phạm pha trộn nghệ sỹ, thầy luôn đem vào trong từng bài giảng hơi thở mới, chất liệu mới của hiện thực cuộc sống. Ở Quảng Nam, nói tới nhà thơ Trương Vũ Thiên An thì không ai không biết vì thầy là Hội viên Hội VHNT của tỉnh với nhiều tác phẩm thơ, truyện ngắn, phê bình văn học, tiêu biểu là tập “Gác chân lên cô đơn” (được Giải thưởng Đất Quảng năm 2013). Nhưng có lẽ còn ít người biết đến thầy còn là tác giả của 6 đầu sách tham khảo về dạy Ngữ văn ở các khối lớp Trung học phổ thông do NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành.
Người gieo trồng cần mẫn như con ong làm mật say mê ắt có ngày bội thu. Những danh hiệu Chiến sĩ thi đua, phần thưởng cao quý các cấp, đặc biệt là danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2014 do Chủ tịch nước phong tặng là nguồn cổ vũ động viên lớn lao với NGƯT Trần Văn Quang. Nhưng vào năm học 2013-2014, khi thầy Quang được Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam mời tham dự Lễ tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2008-2013 nhằm “biểu dương, tôn vinh những nhà giáo có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tạo khí thế mới trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, sau buổi được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt tại Phủ Chủ tịch, trở về với ngôi trường thân thuộc nơi quê hương yêu dấu, anh cho rằng, phần thưởng cao quý nhất cho những nỗ lực của mình chính là những giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia hàng năm, là khi được làm đồng nghiệp của chính những học trò thầy đã dạy dỗ ngày nào.
Còn rất nhiều điều mà trong phạm vi trang viết không thể nào tải hết. Xin mượn cụm từ “đạo đức, tự học và sáng tạo” (từ Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” của ngành Giáo dục và Đào tạo) để khái quát về những phẩm chất của Nhà giáo Ưu tú Trương Văn Quang. Sức sống của sự đam mê nghề nghiệp, đam mê văn chương cũng như tình yêu nghề, yêu người của người tổ trưởng chuyên môn đã lan tỏa tới các đồng nghiệp, để rồi cụm từ “đổi mới phương pháp dạy học” không hề xa lạ, không những thế, còn thường trực trong mỗi giờ lên lớp ở Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Học sinh chuyên văn của Trường cũng thực sự là những cá thể sáng tạo, sớm đưa trang sách ra cuộc đời để góp phần làm đẹp thêm cho xã hội.
Trương Văn Quang: Bút danh: Trương Vũ Thiên An (Hội viên Hội VHNT Quảng Nam). Giải thưởng, danh hiệu: Nhà giáo ưu tú; Giải ba bình văn do Tạp chí Kiến thức Ngày nay tổ chức (1996), Giải tư truyện ngắn do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ GDDT tổ chức (2006), Giải nhất thơ, truyện do Sở GD&ĐT Quảng Nam tổ chức (2011), Giải B Tặng thưởng Văn học nghệ thuật Quảng Nam (2013)
Uyên Phương (Nguyễn Thị Thúy Hồng)

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

321/ LỜI BÀI HÁT :VÌ MẸ CON NGOAN



Vì Mẹ Con  ngoan.
Ấu thơ là bên vành nôi
Ấu thơ la câu à ơi
Tiếng ru mẹ nghe là lơi 
Từ khi con mới ra đời
Giọt mồ hôi giữa trưa nắng 
Hoà cùng bao nhiêu là đắng cay
Mong con nên người, mẹ vẫn luôn luôn mỉm cười
Tháng năm vụt qua thật nhanh
Nỗi lo mẹ vẫn để dành 
Đến khi bạc mái đầu xanh
Giờ đây con đã trưởng thành
Tự đi trên con đường ấy 
Và vòng tay ôm chặt lấy
Hình bóng của mẹ chẳng thể bao giờ xa rời
Mẹ hiền yêu ơi! Mẹ đừng âu lo!
Giờ con đã lớn, chẳng dại khờ như xưa
Mẹ để con dìu bước đi và đừng bao giờ nghĩ suy thêm muộn phiền!
Là la la lá la la la la!
Tình yêu bao la,mẹ dành cho con
Để con vững bước trên con đường dài
Cám ơn cuộc đời đã mang tình mẹ 
Lại gần bên con!

Một lần nữa mẹ cảm ơn con.

Cảm ơn con gái mẹ rất nhiều.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

320/CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC


Chữa bệnh không dùng thuốc – 8 động tác đơn giản mỗi sáng – không còn gì đơn giản hơn

Bạn hãy nhìn ngắm chú mèo xinh xinh vừa mới ngủ dậy đã nhảy lên nơi cao ráo và đưa đôi bàn chân trước mịn như nhung lên vuốt mãi cái mặt, trông thật đáng yêu. Chú làm gì đấy? Chú tự làm đẹp và chữa bệnh đấy! Thảo nào mà mắt chú tinh, tai chú thính thế.

Chú mèo vẫn làm theo bản năng, còn ta sáng dậy xoa mặt là một hành động có ý thức. Sử sách xưa đã ghi lại là con người biết xoa mặt để chữa bệnh từ rất sớm – ít nhất là 300 năm trước công nguyên theo một cuốn sách cổ về y học của Trung Quốc. Hơn 20 năm trở lại đây, xoa mặt buổi sáng theo phương pháp Diện Chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu – phương pháp chữa bệnh của đỉnh cao trí tuệ – có ý nghĩa toàn diện, vô cùng sâu sắc và hiệu quả rất cao về mọi mặt. Vậy mỗi sáng khi thức giấc, bạn có thể ngồi dậy hoặc nằm nán lại ngay ngắn trên giường cũng được, nhớ xoa đôi tay cho thật nóng rồi thực hiện 8 động tác sau đây. Nhớ mỗi động tác thực hiện 30 lần.
Nhớ rằng cơ thể con người là một bộ máy sinh học vô cùng huyền diệu, có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Bộ mặt vừa là kho thần dược, vừa là tấm gương phản chiếu nhạy cảm nhất tất cả các bộ phận ngoại vi và nội tạng của cơ thể. Vì thế xem xét tỉ mỉ bộ mặt có thể đoán được tình trạng tâm lý, sinh lý và bệnh lý con người. Đừng bao giờ quên lời khuyên sâu sắc của ông cha ta: cách chữa bệnh tốt nhất là chữa khi chưa có bệnh. Xoa mặt buổi sáng đều đặn hàng ngày sẽ là bí quyết để mắt thêm tinh, tai thêm thính, da dẻ mịn hồng, nhiều bệnh mãn tính tiêu dần, giúp cho tinh thần thêm minh mẫn trong một cơ thể cường tráng.
1. Xoa 2 ổ mắt:

Dùng 2 cườm tay miết mạnh 2 ổ mắt từ trong ra ngoài, từ đầu mày ra đuôi mày. Động tác này giúp cho mắt sáng lên, đôi tay càng khỏe thêm, ngực nở dần, ngoài ra còn làm cho bộ phận sinh dục được tốt hơn.
2. Xoa mũi:

Dùng 2 ngón tay trỏ vuốt ngược từ chân 2 cánh mũi lên theo sườn mũi đến tận 2 đầu mày (30 lần). Sau đó dùng 2 ngón – ngón trỏ và ngón cái – chụm lại, vuốt xuôi sống mũi từ trên đầu mày xuống đầu mũi (30 lần). Động tác này giúp nhiều bệnh liên quan đến mũi, lưng, tim phổi và bộ phận sinh dục được hóa giải. Chỉ riêng động tác vuốt ngược từ chân cánh mũi lên đến đầu mày có thể chữa bệnh yếu sinh lý và sa tử cung.
3. Xoa 2 gò má:

Dùng lòng bàn tay xoa 2 gò má theo hướng vòng tròn. Động tác này giúp chữa được nhiều bệnh liên quan đến phổi, gan, mật, bao tử và lá lách, đặc biệt là diệt hết nám, mụn.
4. Xoa tai:

Dùng ngón cái áp sau loa tai, ngón trỏ sát bên mang tai rồi đẩy lên đẩy xuống làm cho cả bàn tay chùm lên hết loa tai. Động tác này làm cho 2 tai nóng bừng lên giúp chữa nhiều bệnh thuộc ngoại vi và nội tạng của cơ thể.
5. Xoa trán:

Lòng bàn tay chụm lại xoa mạnh ngang khắp vùng trán. Nhớ xoa bằng bàn tay trái trước, tay phải sau, mỗi tay xoa 30 lần. Xoa trán sẽ trị được nhiều bệnh thuộc hệ thần kinh và nội tạng. Ví dụ: xoa mạnh vùng giữa mí tóc trán giải quyết được bệnh bí tiểu, xoa mạnh vùng chính giữa trán giúp tăng cường trí nhớ v.v…
6. Xoa miệng và cằm:

Xoa miệng và cằm giải quyết nhiều bệnh thuộc bộ phận sinh dục, thận, ruột già, ruột non, bọng đái, v.v…
7. Cào đầu:

Dùng 10 đầu ngón tay co lại như hai cái cào, cào khắp đầu, ngược từ mí tóc trán lên đỉnh đầu rồi xuôi xuống gáy. Cào đi cào lại 30 vòng. Động tác này giúp cho máu chuyển lên não được tốt hơn, làm cho não hoạt động nhịp nhàng. Chính trên da đầu này mà ta có thể chữa được nhiều bệnh liên quan đến sống lưng, tay, chân và đặc biệt là thần kinh tọa v.v… Nên biết rằng, cào đầu còn giúp cho đầu hói mọc tóc trở lại.
8. Xoa gáy và cổ:

Bàn tay trái bắt chéo vuốt mạnh phần gáy và cổ bên phải 30 lần. Sau đó dùng bàn tay phải bắt chéo vuốt mạnh phần gáy và cổ bên trái cũng 30 lần. Tác dụng chủ yếu của động tác này ngoài việc làm cho cổ, gáy khỏe ra còn góp phần chữa nhiều bệnh liên quan đến khí quản và thực quản v.v…
Hai điều cần chú ý:
1. Khi xoa mặt buổi sáng xong, nên nhớ rửa mặt bằng nước nóng. Đây là động tác cần thiết để duy trì và tăng cường kết quả tốt đẹp của xoa mặt.
2. Không được xoa mặt vào buổi tối sẽ làm cho khó ngủ. Nhưng nếu bạn cần phải làm việc thâu đêm tới sáng (như các bạn làm ca 3, tiếp viên hàng không phải bay đêm, …) thì xoa mặt buổi tối lại rất tốt.

 Lương y Trần Dũng Thắng.

  MÓN QUÀ SỨC KHỎE 

319/QUA ĐƯỜNG DT 721-THƠ MỘC NHÂN LÊ ĐỨC THỊNH

QUA ĐƯỜNG DT 721

Mộc Nhân

    Tôi đã cùng em đi qua cung đường Đa Hoai – Đạteh
độc đạo núi đèo lạc lối Cát Tiên
rưng rưng qua Dốc Mạ Ơi
nghe vọng âm từ hồi ức
nhọc nhằn băng Dốc Khỉ
buông nụ cười nắc nẻ an nhiên

róc rách suối nhỏ ngàn năm thành cố xứ
tha thẩn dọc đường cát bụi hóa tâm hồn
bên sông Đồng Nai có bao giờ em nghe sóng vỗ
hay ngồi một mình nhấm nháp bóng hoàng hôn

em bước ra cõi đời từ những lối mòn bĩ cực
anh nhặt nhạnh tình yêu trong rưng rức nụ cười
mong con đường gập ghềnh nhưng không là ngõ cụt
cho anh thênh thang trên dấu tích quê nhà. 
                  ----------------------------------
* Những địa danh trong bài nằm trên đường DT 721 - Lâm Đồng