Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

289/HÒN ĐÁ VÀ CON


                                Nguyễn Viết Lịnh                                                                                                                

                                  Loay hoay mẹ tìm đá cân con
                                  Trên đôi vai gầy sớm hôm tấp bập
                                  Đá cân con hay con cân đá
                                                                   chênh vênh
                                  Gánh vội một thời - oằn lưng hối hả
                                  Tiếng thét tắc rì- vạch lối ngã nghiêng
                                  Khản giọng mục đồng
                                                          roi tre rớt
                                                                    tan đàn...

                                  Rồi ngày kia!
                                  Lớn lên con thành hòn sỏi
                                  lăn từ suối khe tìm về biến cả
                                  mòn cả đời con- bóng mẹ xa rồi...
                                  Để thấy
                                  Cuộc đời nổi trôi - roi tre bay vù
                                  Con tìm về  gió đông- bão táp mưa sa.
                                  Con tìm ngọn gió hạ- nắng gắt, khô hanh
                                                                                      cạn kiệt lối đi về.
                                  Con tìm  mùa thu- tàn tạ gió heo may
                                  Thì thôi,
                                      cứ tìm về mùa xuân- dù bông hoa đã cũ.
                                  Nhớ mẹ !
                                            con tìm về quê nội
                                  Gót son- nhòe nhoẹt bùn lầy

                                  Cơn mưa chiều hây hẩy gió đưa mây
                                  Tiếng chim vịt- bụi tre già na ná
                                  Dáng mẹ ngàn thu... cân con bằng đá
                                                                                         cuộc đời.

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

288/Những gợi ý về ứng dụng CNTT dạy học Ngữ văn

GD&TĐ - ThS Nguyễn Quang Tuấn (ĐH Vinh) và ThS Đàm Thị Ngọc Ngà có chung những ý tưởng về việc ứng dụng CNTT hiệu quả vào dạy - học môn Ngữ văn trong nhà trường
Giảng dạy bằng bài giảng điện tửMuốn có một tiết dạy với giáo án điện tử có hiệu quả, người dạy phải dành nhiều thời gian cho việc sưu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để có được những hình ảnh, âm thanh minh họa phục vụ cho bài giảng.
Giáo viên phải biết sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử như PowerPoint, Adobe Presenter, Adobe Captivate, V- iSpring Presenter, Lecture Maker, Violet.
Chẳng hạn phần mềm Adobe Presenter có thể giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, các câu hỏi tương tác và khảo sát, tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình, tạo mô phỏng một cách chuyên nghiệp.
Nếu kết hợp với phần mềm Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, chúng ta có thể tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị, miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần mềm flash player.
Giáo viên có thể tham khảo cách soạn giáo án điện tử trên một số trang web như: http://edu.net.vn; http://bachkim.vn; http://www.techsmith.com...
Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng internet
Nhờ internet, giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm, tra cứu tri thức về mọi lĩnh vực, trong đó có văn học.
Giáo viên và sinh viên có thể đọc, in trực tiếp hoặc lưu trữ các bài viết, bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học, sách điện tử bằng cách download.
Đặc biệt trên internet còn có một số trang web dành riêng cho một nhà văn, nhà thơ (Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư). Các trang web này đã đăng tải phần lớn các sáng tác của các tác giả và những bài nghiên cứu, phê bình về phong cách nhà văn và bình luận, đánh giá các tác phẩm văn học.
Điều đó sẽ giúp giáo viên và người học tránh khỏi tình trạng dạy chay, học chay và làm các bài tập, tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án hoặc các công trình nghiên cứu khoa học một cách thuận lợi.
Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh truy cập các website về văn học để tìm kiếm tài liệu tham khảo, tra cứu thông tin như: http://evan.com.vn; http://vnthuquan.net; http://www.gio-o.com; http://www.vienvanhoc.org,vn; http://vannghesongcuulong.org.vn; http ://nhanvan .com; http://vhvn.com;
http://ngonngu.net; http://www.e-cadao.com; http://www.vanhoanghethuat.org.vn; http://thuykhue.free.fr...; http://phongdiep.net; http://www.vanchuongviet.org; http://phebinhvanhoc.com.vn; http://www.thotre.com; http://www.thotanhinhthuc.org; http ://namkyluctinh.org...
Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tửMột số địa chỉ thông dụng để giáo viên và học sinh có thể truy cập tìm sách và giáo trình phục vụ việc dạy - học môn Ngữ văn là: http://www.nlv.gov.vn (trang web của Thư viện Quốc gia);
http://www.thuvien.net (mạng thư viện Việt Nam); http://www.saharavn.com (siêu thị sách trực tuyến lớn nhất Việt Nam); http://www.docsach.dec.vn (thư viện trực tuyến để đọc và dowload hàng ngàn đầu sách miễn phí);
http://worldebookfair.com (một trong những thư viện điện tử lớn nhất thế giới với trên 330.000 đầu sách, 100 ngôn ngữ); http://tulieu.edu.vn (website chia sẻ tư liệu dạy học với hơn 60.000 mục tư liệu);
http://www.thuvien-ebook.com; http://www.vietnamwebsite.net/ebook; http://www.ebook.moet.gov.vn; (Thư viện giáo trình điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo), http://www.giaovien.net;
http://www.teachers.net; http://ctu.edu.vn (website của Trường Đại học Cần Thơ) http://www.agu.edu.vn (website Trường Đại học An Giang);
http://www.vnuhcm.edu.vn (website của ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh; http://www.vnu.edu.vn (website của ĐHQG Hà Nội), http://www.hcmup.edu.vn (website của Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh).
Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học
Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể cho học sinh xem những trích đoạn phim, các vở chèo, tuồng, nghe các bài thơ, bài hát phổ thơ do các nghệ sĩ nổi tiếng trình bày để minh hoạ cho nội dung bài giảng.
Ngoài ra, giáo viên nên hướng dẫn cho sinh viên tìm xem bộ phim phóng tác từ các tác phẩm văn học được giảng dạy trong nhà trường như: Tắt đèn, Chí Phèo, Số đỏ, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hoà bình, Sông Đông êm đềm, Hamlet, Ông già và biển cả, Tam quốc diễn nghĩa...
Học sinh được học tập thường xuyên trong môi trường có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng cảm giác hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo.
Phương pháp dạy và học có sự tham gia nhiều hơn của người học bằng thảo luận nhóm, nêu ý kiến sẽ phát huy nhiều hơn tính chủ động trong tiếp nhận kiến thức.
Cùng một thời lượng như nhau, nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng người học thu nhận lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn. Số lượng bài tập thực hành của học sinh cũng được rèn luyện nhiều hơn. Từ đó, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sẽ phát huy có hiệu quả cao hơn.
Gửi nhận văn bản bằng thư điện tử
Khi sử dụng thư điện tử giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi cho học sinh, đồng nghiệp những tài liệu mà mình có. Ngược lại, đồng nghiệp, học sinh nếu tìm được những tài liệu có giá trị thì cũng có thể trao đổi lại.
Mỗi khi người học làm một bài tiểu luận, viết một bài báo, có thể gửi qua email để giáo viên góp ý, sửa chữa trực tiếp trên máy tính.
Một ưu điểm nữa là học sinh có thể viết thư điện tử xin phép các nhà văn, nhà báo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà giáo trong và người nước để download các bài báo, các cuốn sách phục vụ cho việc học tập của bản thân. Thông thường tác giả rất sẵn lòng chia sẻ các tác phẩm, công trình của mình.
Hai giảng viên cũng lưu ý, với đặc trưng của mình, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn có khác biệt so với những môn học khác, đòi hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng một cách phù hợp để vừa đảm bảo cung cấp kiến thức cho học sinh, vừa bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp tư duy, biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Hải Bình (ghi)

287/Bí quyết để có được đề Văn nghị luận hay, lạ


Bí quyết để có được đề Văn nghị luận hay, lạ
GD&TĐ - Đối với giáo viên Văn, một trong những công việc gian khó nhất vẫn là làm thế nào ra được đề Văn phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là văn nghị luận xã hội.
Trên thực tế, vì số lượng bài kiểm tra có sử dụng đề văn nghị luận xã hội không nhiều nên phần lớn giáo viên thường dựa vào các đề có sẵn, in trong các sách. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến học sinh lười suy nghĩ vì có thể tìm chép tài liệu hoặc làm theo một mẫu nào đó.
Đề phải vừa quen, vừa lạ
Cô Phạm Thị Mai Hương - giáo viên THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre) - cho rằng, để có một đề văn hay, trước hết, người ra đề phải nắm được những yêu cầu sau:
Đề văn phải thể hiện tính đúng đắn, chính xác và phù hợp. Nếu không sẽ khiến học sinh khó hiểu hoặc hiểu sai lệch vấn đề.
Đề phải phù hợp với trình độ, năng lực học sinh,có yêu cầu rõ ràng, sáng sủa. Không ra những đề văn vượt khỏi tầm hiểu biết của các em.
Cùng với đó là yêu cầu đánh trúng đối tượng, tức là khi ra đề giáo viên phải nắm bắt trước tình hình học sinh để hướng vào những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức mà ở tập thể hoặc cá nhân học sinh đang có những biểu hiện tiêu cực.
Đặc biệt, đề ra phải "vừa quen vừa lạ". Đề văn quen tức là học sinh có thể hiểu được, tự mình suy nghĩ và tự mình nói lên tâm tư tình cảm hoặc cách đánh giá của mình.
Đề lạ tức phải kích thích được sự suy nghĩ độc lập và khả năng sáng tạo của học sinh, ngăn chặn được tình trạng sử dụng tài liệu và bắt chước máy móc.
Chia nhóm đối tượng học sinh để ra đề phù hợp
Về cách thức ra đề, cô Phạm Thị Mai Hương lưu ý, giáo viên sử dụng phương pháp phân loại để có thể ra những đề văn phù hợp, vừa phát huy tính tích cực, đồng thời có thể ngăn chặn đẩy lùi tiêu cực.
Có thể theo các nhóm như sau:
Nhóm 1: Giáo dục học sinh chăm chỉ, cần cù chống thói lười biếng, dựa dẫm.
Nhóm 2: Giáo dục tình cảm gia đình, thầy trò, tình yêu quê hương đất nước.
Nhóm 3: Giáo dục lối sống lành mạnh, sống có niềm tin, mục đích lý tưởng.
Nhóm 4:Giáo dục lòng nhân từ, tính tiết kiệm, sự thận trọng, chín chắn trong mọi việc.
Nhóm 5: Giáo dục ý thức tự lập, tự chủ và sức mạnh chiến thắng bản thân.
Nhóm 6: Giáo dục tinh thần học tập, ý thức học hỏi.
Nhóm 7: Giáo dục ý thức trân trọng quá khứ, lịch sử của cha ông.
Nhóm 8: Giáo dục tính trung thực, sự khiêm tốn…
Hướng dẫn học sinh hiểu đề
Theo cô Phạm Thị Mai Hương, tìm hiểu đề là bước đầu tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận.
Đây là bước xác định phương hướng, tìm ra “đích” trong quá trình làm bài học sinh phải đạt được. Nói cách khác, học sinh phải tìm hiểu đề để xác định đúng đắn hướng làm bài, nội dung, thể loại (kiểu bài) và phạm vi tư liệu sử dụng theo yêu cầu của người ra đề.
Những đề văn nghị luận xã hội, đặc biệt là đề bài đề cập đến vấn đề đạo đức, thường được diễn đạt dưới những cách nói bóng bẩy, hình ảnh. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho học sinh.
Nhưng nếu có sự gợi ý, hướng dẫn của thầy cô trong quá trình tìm hiểu đề, chắc chắn học sinh sẽ tự nhận thức rồi suy ngẫm để nói lên được tâm tư nguyện vọng của mình.
Khi đi vào hướng dẫn cụ thể học sinh tìm hiểu đề, cô Phạm Thị Mai Hương lưu ý:
Thứ nhất: Cần hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu nội dung, đây là yêu cầu khó xác định nhất.
Thực chất của yêu cầu này là học sinh phải xác định cho được mình phải viết gì trong bài văn.
Muốn xác định được yêu cầu về mặt nội dung, người viết có thể dựa vào mặt ngôn ngữ của đề như những từ ngữ quan trọng, những hình ảnh hoặc sử dụng từ ngữ một cách hình ảnh để tìm hiểu nghĩa đen của chúng.
Thứ hai: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu về mặt hình thức. Đây thực chất là định hướng về phương pháp làm bài, thể loại làm bài.
Thứ ba: Hướng dẫn học sinh xác định phạm vi dẫn chứng. Đa số các đề văn nghị luận xã hội không thể hiện rõ yêu cầu này. Do đó việc lấy dẫn chứng không bị bó hẹp, có thể lấy bất kỳ dẫn chứng nào trong đời sống.
Trong ba nội dung trên, việc hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu về mặt nội dung là quan trọng nhất. Nếu không hướng dẫn, khơi gợi, học sinh dễ phạm lỗi viết lan man, không tập trung hoặc lạc đề.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để giáo viên thực hiện được một phần nào đó mục đích của việc ra đề tập trung vào giáo dục đạo đức học sinh bởi định hướng để học sinh tự nhận thức cũng là một khâu của quá trình giáo dục.

Cô Phạm Thị Mai Hương cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấm trả bài và cho rằng, đây là dịp tốt nhất để giáo viên nắm được đời sống tâm lý, cách nhìn nhận của học sinh về các vấn đề xã hội và những bộc lộ thuộc về cá tính hay đạo đức của từng em để từ đó có phương pháp, biện pháp giáo dục thích hợp.
Hải Bình (ghi)