Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

295/ Xuân quê hương


Xuân về 
Người người vui tết 
Hoa thắm phố phường ,hoa thắm đường quê
Bánh tét  bánh chưng  đâu thể thiếu đón giao thừa
Niềm vui sum họp sáng những ngôi nhà nhỏ .

Xuân đến 
Những đứa con chưa  thể về quê mẹ. 
Gửi niềm mong  từ   phương xa 
Đất quê hương  tình nghĩa đậm đà 
 Trọn nhớ thương  người đi người ở lại

 Xuân  về  ấm áp  giữa ngàn hoa

Nguyễn Thị Bích Trâm.

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

291/ Huyện nghèo xây dựng trường chuẩn

 Bài đăng trên Báo giáo dục thời đại ngày  5/1/2015  
                         
 Nguyễn Thị Bích Trâm 

         Phú Ninh– một huyện mới tách  của tỉnh Quảng Nam đã  thay da đổi thịt bắt đầu  từ những mái trường. Với những chủ trương lớn mang  tầm nhìn chiến lược của huyện ủy, ủy ban nhân dân (UBND) huyện và của ngành giáo dục đào tạo (GD và ĐT), hầu hết các trường ở các cấp học  đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Nhờ vậy mà cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao quà cho
 Thầy Phan Ngọc Sáng -hiệu trưởng  trung học cơ sở
Nguyễn Văn Trỗi -Phú Ninh



Đoàn công tác của  thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiền
 cùng cán bộ phòng giáo dục huyện Phú Ninh và cán bộ 

giáo viên  trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
Toàn bộ ảnh do thầy Hồ Văn Hiệp cung cấp 

           Tầm nhìn vựợt khó                                                  
            Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu hàng đầu của Đảng bộ huyện Phú Ninh  nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây cũng là một trong những tiêu chí phấn đấu  xây dựng nông thôn mới của huyện. Chỉ sau hai năm tách huyện Nghị quyết 07/HU, ngày 13/4/2007 của Huyện ủy ra đời đã có  những định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo phấn đấu  đến cuối  năm 2012 có 100% số trường được kiên cố hoá và tầng hoá và đến  năm 2015 có 95 % số trường trên địa bàn đạt chuẩn Quốc gia.
           Trong khi đó, đời sống của nhân dân còn nghèo- có hai xã thuộc diện niền núi. Đa số các trường còn thiếu nhiều điều kiện cần thiết  như diện  tích, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ; tỷ lệ giáo viên trên chuẩn, giáo viên giỏi, học sinh giỏi chưa đáp ứng. Ở một số địa phương, công tác xã hội hóa giáo dục còn yếu kém.  Con số 31 trường trên 33 trường cần xây dựng đạt chuẩn dường  như quá sức.
          Nỗ lực toàn diện
           Để giải bài toán trường chuẩn, trong nhiều năm qua, với sách lược, ưu tiên cho sự nghiệp trồng người, huyện ủy đã dành cho giáo dục nguồn ngân sách đầu tư lớn. Vừa đầu tư đại trà cho tất cả các trường, vừa  chú trọng đầu tư cho các lớp chất lượng cao cấp trung học cơ sở tại THCS Nguyễn Hiền về mọi mặt để đạt các tiêu chuẩn của bộ theo từng mục tiêu của từng giai đoạn.Có lẽ, không ai không ngỡ ngàng khi nghe ông Hồ Đắc Thiện- trưởng phòng giáo dục-  đã tổng kết công tác xây dựng trường chuẩn vào đầu năm nay(2015) bằng những con số ấn tượng: 326 phòng học; 140 phòng làm việc và phòng chức năng được xây mới; nhiều phòng học cũ, xuống cấp được cải tạo, tu sửa, nhiều trang thiết bị dạy học  được mua mới. Tổng kinh phí đầu tư trên 100 tỉ đồng.
            Bên cạnh đó, công tác tham mưu phối hợp từ nhiều nguồn, nhất là nguồn xã hội hóa của mỗi trường  với sự chung tay của cộng đồng  đã huy động với số tiền hơn 15 tỉ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phục vụ cho hoạt động dạy và học. Ông  Phạm Tín Duyệt- một  chủ tiệm đồng hồ - đã  phấn khởi khoe: “Thấy huyện mình tích cực xây dựng trường chuẩn  tôi rất vui và đã đóng góp gần một tỉ đồng đó”. Tâm sự của ông cũng là niềm háo hức hưởng ứng của   đại đa số nhân dân  về công tác đầy ý nghĩa này.
             Mặc  khác, ngành GD&ĐT huyện đã chú trọng công rà soát, đôn đốc kiểm tra giúp các trường  tự tổ chức đánh giá từng tiêu chuẩn của đơn vị mình, đồng thời phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các đơn vị trường học.  Công tác xây dựng và duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia  luôn gắn liền với việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn; thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp, ngành phát động; đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản lý tài chính; ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh... , bố trí và sắp xếp đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về bộ môn. Và không thể không nói đến công tác tư tưởng thấm nhuần sâu sát đã phát huy được tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết “nói đi đôi với làm” của toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên của  ngành.
           Vụ mùa trường chuẩn
    Sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu, những vụ mùa cho công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đã gặt hái nhiều thành quả. Sau 4  năm (2005- 2009) tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, có  thêm  4 trường được công nhân  (1 trường mẫu giáo và 3 trường cấp 1). Và rồi 5 năm sau (2014) , những con số đã nói thay cho sự quyết tâm,phấn đấu không ngừng: 33 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 31 trường so mốc ban đầu (trong đó có 1 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức 2. Đầu năm 2015,  sẽ tiếp tục đề nghị sở giáo dục Quảng Nam công nhận trường mẫu  giáo Hướng Dương đạt chuẩn. Cô Huỳnh Thị Lan, hiệu trưởng trường, tự tin cho biết: “Trường đã đẩy mạnh công tác xã hội hoá,vận động các nguồn lực để xây dựng  cơ sở vật chất hoàn toàn mới, trang thiết bị đầy đủ theo thông tư 02/BGD trong 3 năm (2012-2015) với số tiền  trên 7 tỉ  đồng, phấn đấu   tháng 3/ 2015 sẽ được Sở giáo công nhận trường đạt chuẩn quốc gia”.   
    Như vậy có thể thấy,tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia từ 2007 đến quí một năm 2014 của huyện là 33/33 trường  đạt 100 % ( vượt kế hoạch 5% ) Và Phú Ninh là huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Nam có 100% các trường mẫu giáo,Tiểu học ,THCS đạt chuẩn quốc gia. Có thể khẳng định rằng công tác này đã đi  đúng hướng, được xã hội đón nhận và đang đi vào cuộc sống các địa phương, đem lại diện mạo mới cho nông thôn và sự chuyển biến tích cực, rõ nét ở nhiều nhà trường. Trường lớp khang trang hơn, chất lượng giáo dục ngày một chuyển biến. Thật không ngoa khi nói rằng nhờ đó mà có được thành tích khả quan ở các lớp chất lượng cao ở cấp THCS và nói riêng và đặc biệt là  kết quả xếp thứ  nhì toàn tỉnh của ngành giáo  dục huyện  nói chung trong năm 2014. Ngày 30/1 vừa qua Huyện đã vinh dự đón Thứ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Vinh Hiển về thăm tại trường THCS Nguyễn Văn Trỗi và  đánh giá cao về công tác này : “Huyện nghèo mà đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn thành công,các đồng chí làm được như vậy là rất tốt, rất đáng biểu dương” . Và đây là niềm vinh dự nguồn động viên tinh thần lớn lao cho sự nghệp giáo dục  của huyện.
    “Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện; tiếp tục hoàn thiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ cao hơn  và tăng cường đầu tư xây dựng trường THCS chất lượng cao”, đó là những nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đề ra cho  giai đoạn hiện tại và tương lại. Tin rằng với những thành  quả và kinh nghiệm trong những năm qua, cùng với những giải pháp tích cực cụ thể kiên quyết thường xuyên, Phú Ninh- vùng quê nghèo phấn đấu thành huyện nông thộn mới-  sẽ vững vàng  tay lái đưa sự nghiệp trồng người đến những bến bờ vinh quang.

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

290/ NHẶT LẠI THƠ MÌNH

    Mộc Nhân Lê Đức Thịnh



1. NÍU GIỮ
Những giấc mơ không thể nào níu lại
nhưng mùi hương của tóc
vị ngọt ngào đôi môi
và nụ cười rạng ngời của em
giữ anh suốt cõi đời.

2. MƠ 
Đêm trước trong giấc mơ
anh thấy mình cô đơn
đêm qua trong giấc mơ
anh thấy em cô đơn
đêm nay trong giấc mơ
chúng ta là những vì sao.

3. CHIỀU
chiều ven sông Vu Gia
gác chân lên con sóng
thả bóng mình mông lung cùng Hà Bá
muốn phóng thích niềm vui theo hoàng hôn.

4. MỘNG
Em  một vì sao
ta đầy mộng mị
một lần chiêm bao
em đến lại đi
vườn còn đầy hoa
những mùa thương cũ
lối đi thăm thẳm
mỏi ngày phiêu du.
         
5. ÔM
mạch máu chảy trong da thịt
khi ta ôm chặt nhau
như hạt phù sa lắng bờ xa bãi lạ
sự sống hồi sinh sau cơn lũ muộn mùa.
                       
                        * Nhặt lại những bài thơ ngắn của mình từng ở đâu đó...