Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

333/ Không Đò

Tác giả: Bùi Kim Anh

Tình ta cách một dòng sông
Dẫu mùa nước cạn cũng không có đò
Đừng buông câu nói ỡm ờ
Mắc sông Hồng phải lững lờ phù sa
Bao giờ cây gạo nở hoa
Chỉ còn bông trắng loà xoà trên sông
Bao giờ trời nổi cơn giông
Chẳng tin ra bến mà trông mà chờ
Con thuyền cột bởi chơ vơ 
So ro con sáo đợi chờ nắng lên

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

323/Bệnh đau nửa đầu



Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh đau nửa đầu ở nam giới không cao như ở phụ nữ, tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đến cuộc sống cũng nhiều và nguy hiểm như thế. Ngoài ra, những thống kê cho thấy, sức khỏe ở nam giới thường không được quan tâm đúng mức. Bệnh nhân nam giới khi mắc đau nửa đầu thường có xu hướng tránh các hoạt động chẩn đoán hay điều trị trừ khi bệnh trở nên quá nặng.
dau nua dau o nam gioi cung co the xay ra

Bệnh đau nửa đầu ở nam giới cũng rất đáng sợ!


Những điều chưa biết về bệnh đau nửa đầu ở nam giới

Khi nhắc bệnh đau nửa đầu, thông thường người ta cho rằng bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn so với ở nam giới. Có đến 16% số phụ nữ mắc bệnh trong khi con số này ở nam giới chỉ là 5%. Có thể đây là lý do đàn ông không xem trọng căn bệnh này, và thường không có bất kì xét nghiệm hay tiến hành chẩn đoán chính thức khi thấy có dấu hiệu cơn đau.
Những cơn đau nửa đầu bị bỏ qua vì nhiều lý do và bệnh đau nửa đầu ở nam giới càng có tính chất như một cơn đau thông thường. Chính vì thế việc điều trị đau đầu đôi khi không được hiệu quả như mong đợi.

Nam giới và quan niệm về sức khỏe

Khi nói đến sức khỏe, một điều dễ thấy là nam giới luôn chủ quan hơn. Họ ít khi tìm kiếm sự giúp đỡ như phụ nữ, điều này có thể do tâm lý của họ là trụ cột, có thể kiểm soát và tự chăm sóc sức khỏe cho chính họ. Nam giới cảm thấy cần đấu tranh chống lại bệnh bệnh tật và yêu cầu giúp đỡ là dấu hiệu của yếu kém, ảnh hưởng lớn đến hính ảnh nam tính của họ.
Trong khi đó phụ nữ là thường thích thảo luận nhiều hơn về sức khỏe. Họ nói nhiều hơn với bạn bè, đọc tạp chí và ít khi ái ngại việc xin lời khuyên từ các chuyên gia.
Nếu như bạn đang gặp những triệu chứng của bệnh đau nửa đầu thù việc lờ nó đi không thể khiến cho bệnh biến mất. Việc sớm tìm một giải pháp triệt để sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian lo lắng về những cơn đau.

Không chỉ đơn thuần là một cơn đau đầu

Bệnh đau nửa đầu ảnh hưởng đến rất nhiều người Việt Nam ở cả phụ nữ lẫn ở nam giới. Tổ chức Y tế thế giới cũng đánh giá nó là một trong số 20 căn bệnh khó điều trị nhất. Tại vương quốc Anh, mỗi năm tiêu tốn đến 3 tỷ bảng Anh vì chi phí cho những giờ làm việc bị mất và thăm khám bác sĩ.
benh dau nua dau o nam gioi doi khi rat nguy hiem

Bệnh đau nửa đầu ở nam giới không đơn giản

Những người mắc bệnh nói chung và ở nam giới nói riêng, tình trạng giảm hiệu suất lao động giảm đi 20-50% là rất thường gặp. Chất lượng cuộc sống giảm nghiêm trọng do tác hại của bệnh, thậm chí ảnh hưởng này còn lớn hơn nhiều so với những trường hợp mắc hen xuyễn.
Ở nam giới bệnh cũng có thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng tổng hợp. Các triệu chứng này đôi khi rất khác ở từng người nhưng tựu chung có thể kể đến một số đặc điểm như:
  • Đau đầu: những cơn đau có thể rất khác nhau về độ dài và tần xuất cơn đau. Cơn đau có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ tùy từng trường hợp.
  • Rối loạn thị giác: bệnh nhân nam giới có nhiều dấu hiệu loạn thị trường của mắt, đôi khi thấy xuất hiện ánh sáng lấp lánh.
  • Nhạy cảm với âm thanh, mùi vị: bệnh đau nửa đầu ở nam giới có cảm giác rất nhạy với tiếng động lớn hoặc những mùi quá sốc.
  • Chứng buồn nôn: bệnh nhân có chứng buồn nôn thậm chí nôn rất nhiều.
Bệnh đau nửa đầu ở nam giới có xu hướng xảy ra khá sớm, độ tuổi thiếu niên hoặc 20 tuổi rất hay xuất hiện hội chứng này. Trong giai đoạn trưởng thành bệnh phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới nhưng trong tuổi thiếu niên, tỉ lệ mắc bệnh thường cao hơn trên các bé nam.
Có thể bạn muốn đọc thêm: nguyên nhân bệnh đau đầu ở phụ nữ.

Phòng tránh bệnh đau nửa đầu ở nam giới:

lam gi de phong tranh dau nua dau o nam gioi

Làm gì để phòng tránh đau nửa dầu ở nam giới hiệu quả?

Bệnh đau nửa đầu ở nam giới không phải là căn bệnh dễ điều trị nhưng dù chưa thể xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh nhưng cũng có thể phòng tránh bệnh được hiệu quả. Việc loại bỏ những yếu tố có khả năng đến khởi phát cơn đau là vô cùng quan trọng.
Có thể thực hiện một số biện pháp sau để loại bỏ được phần lớn nguy cơ khởi phát bệnh đau nửa đầu ở nam giới:
  • Đề nghị bác sĩ giúp đỡ xác định yếu tố gây đau.
  • Ăn uống đều đặn và lành mạnh.
  • Uống đủ nước hàng ngày.
  • Giảm tiêu thụ caffeine và các đồ uống có ga.
  • Dành thời gian mỗi ngày để thư giãn và làm điều gì đó cho bản thân,
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Giữ giấc ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Đảm bảo tư thế khi làm việc đúng trong độ sáng thích hợp, không chói và điều độ nghỉ ngơi khi làm việc căng thẳng.
Bài viết trên đã làm rõ một số điểm cần lưu ý về bệnh đau nửa đầu ở nam giới. Migrin.vn hi vọng điều này sẽ hữu ích cho bạn trong việc chẩn đoán và phòng ngừa chứng đau nửa đầu hiệu quả.

Thông tin tham khảo về điều trị bệnh đau đầu

Tìm hiểu cách đặc trị bệnh đau đầu với migrin - thực phẩm chức năng chiết xuất thảo dược hỗ trợ điều trị đau nửa đầu hiệu qủa. Hoặc tham khảo thêm các thông tin y khoa cơ bản về chứng đau nửa đầu để tăng hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh.
Sưu tầm

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

331/ TRANG SỨC MÙA THU (40,41,42,43,44,45)



40.
Về phố không lời hẹn
          nhớ mùa xưa không trăng
          ta lãng du mộng mỵ
          vẫn không nguôi đợi rằm
          đêm nay hồn cỏ hát
          lời muộn phiền ăn năn
          đêm nay hồn cỏ khát
          giọt sương từ trăm năm! 

41.
Đợi em tàn cơn mơ
          anh nhặt nhạnh tiếng cười rơi bên kẹt cửa
          ngây ngô như buổi dậy thì
          mắt bồ câu đen láy dấu trong tóc mai
          nụ cười như yêu như thẹn như hò hẹn
          mộng đầu gửi nhau con đường đi chưa kịp đến
          mà  xanh xao ngoài ngõ tiếng đời hú gọi
          ngày ấy cớ sao nhìn nhau không nói
          để lặng câm bây giờ  hóa  đá ăn năn! 

42.
Phía núi xa em chưa lần đến
          dã quỳ vàng đợi em
          cành hoa chưa hái
          sao nở vội ngày anh chưa kịp đến
          sao nở vội ngày anh chưa kịp về
          sao nở vội không như lời thề ấy
          vàng chi mà mênh mông.
         
          Phía núi xa ta di trú theo mùa chim làm tổ
          loài chim tránh rét quê nhà
          cọng rơm quê tha một đời thương nhớ
          xây nên hình hài tuổi dại đã mù xa...
          tóc có còn chấm ngang lưng lằn ranh trinh nữ
          mà lênh loang quê người giọt máu tự tim ta? 

43.
Oằn lưng gánh cuộc đời
lốm đốm phía ngày nước mắt rơi
ngủ đi ngoan hiền đi yêu dấu
trên môi em lời yêu đáp đậu

ta ru em ngủ ngày biển lặng
          chút thôi ngọt ngào giữa đời cay đắng
để biết trong chuỗi ngày buồn em luôn có ta.

44.
 Bao nhiêu lâu rồi nhỉ, em đã đi xa
bỗng nhớ em đến lạ lùng đến tận cùng nỗi nhớ
bao nhiêu nữa nỗi đời đè lên ngày anh mỏi mệt
về đi em, bên em anh chịu mình thua thiệt
cho ta vui sứ mệnh làm người

cho em vui vang vọng tiếng cười
mẹ sinh ra em và mong ta biết yêu em
yêu như tay chân không lìa dứt được
sao ra đi khi tình chưa đầy như lòng mẹ ước
để mỗi ngày lại mỗi chiều làm người anh mồ côi!

45.
Sau cơn mơ chỉ còn lại nỗi buồn
chỉ còn có gió của ngày không nắng.
ngày em với những bước chân thầm lặng
đi vào cõi vô thường.
Bước chân mang cả giấc mơ tuổi trẻ của tôi
cả tình yêu của tôi
cả dịu dàng của tôi
vào cổ tích.
Chỉ còn ngu ngơ giữa ngày tịch mịch
thằng bé học đánh vần tích xưa
            một ngày chưa xưa…
         
    Nguyễn Tấn Ái
























Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

459/ Một số dàn ý về chủ đề người lính

           ĐỀ:  VẺ ĐẸP NGƯƠI  LÍNH QUA 2 BAI THƠ ĐỒNG CHÍ VÀ BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I- Mở bài
       - Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
      - Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính. 
       - Thành công của hai bài thơ này là dã khắc hoạ hết sức sinh động và chân thực hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong hai thời kỳ gian khổ và hào hùng của dân tộc ta.
II- Thân bài
       1. Giới thiệu vài nét về tác gỉả, tác phẩm:
      - Chính Hữu là nhà thơ quân đội. Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh cách mạng. Bài thơ Đồng chí được viết năm 1948, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
      - Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Thơ Phạm Tiến Duật có giọng tự nhiên, tinh nghịch, tươi trẻ...
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết năm 1969, trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
     2. Cảm nhận về vẻ đẹp người lính qua hai bài thơ:
      Cách 1: Phân tích vẻ đẹp người lính theo từng bài
1- Hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu):
        Vẻ đẹp của anh bộ đội thời chống Pháp ở bài thơ này là tình đồng chí của những con người cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu, là tình thương của những người đồng  đội  tri âm tri kỷ.
      - xuất thân từ nguồn gốc mộc mạc  giản dị.
      - chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu,
      - cùng chia sẻ khó khăn gian khổ, thiếu thốn ...
      - tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, yêu thương, gắn bó sâu nặng với làng quê.
    b. Vẻ đẹp người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
      Vẻ đẹp của anh bộ đội thời chống Mỹ lại được thể hiện ở thái độ, tư thế, tình cảm tâm hồn, khí phách, khí thế mới mang tính thời đại của những con người chủ động tiến công chờ giặc
      - Tư thế hiên ngang
      - Thái độ bất chấp gian khổ khó khăn
      - Tình cảm, tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu đồng đội: 
      - Khí thế tiến công quyết chiến quyết thắng, ý chí chiến đấu vì miền Nam
   c/Đánh gia chung
       Hai bài thơ đã thể hiện thành công vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với những nét tương đồng và khác biệt...Vẻ đẹp của người lính được khắc họa với những bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ thơ riêng của từng tác giả...
-Những điểm  giống nhau:   Hai bài thơ khắc họa những nguời lính cách mạng, những anh bộ đội cụ Hồ có đầy  đủ  những phẩm chất cua người  chiến sĩ cách mạng:
     + Yêu tổ Quốc thiết tha, sẵn sàng hi sinh tuổi xuân cho Tổ Quốc
     + Dũng cảm, vượt lên khó khăn, gian khổ, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ
     + Tinh thần lạc quan, trẻ trung, yêu đời 
     + Đặc biệt họ có chung tinh đồng chi, đồng  đội keo sơn gắn bó 
    - Những điểm riêng khác nhau 


       Đồng Chí :          

          + Người lính  từ thân phận nô lệ, nghèo khó,chinh cách mạng đã  giải  thóat cuộc đời   nô lệ của họ - vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc,tinh cảm sâu lắng, biểu hiện thâm trầm,.

  + Tình đồng chí thiềng liêng ,lý tưởng chiến đấu  rực sáng trong tâm hồn. 
          +Ngôn ngữ thể hiện hàm súc cô đọng hình ảnh thơ  chân thực cụ thể khai thác chất thơ  từ cái bình dị bình thường của đời sống.              
       Bài thơ về tiểu đội xe kính:

        Đây là thế hệ những người lính  có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu.  
        Tình đồng chí anh bộ đội thời chống Mĩ cũng sâu sắc như thế nhưng biểu lộ mạnh mẽ, hồn nhiên,vui tươi, sôi nổi tre trung-vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng, nắm vững niềm tin chiến thắng.
        Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
        Thể hiện bằng hình tượng thơ độc đáo giọng thơ ngang tàng.
        
     Cách 2: : Phân tích vẻ đẹp người lính  theo  luận điểm về - mỗi luận điểm dùng luận chứng ở cả hai bài
 1/ Những điểm chung: Đây là người lính cách mạng mang vẻ đẹp chung:(cần phân tich cụ thể )
   - Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí


        + “súng bên súng”,“Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chí) “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe không kính). 

        + cử chỉ nắm tay trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí …

       - Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm  vụ: 
             + Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.
             + Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”. 
       - Lạc quan tin tưởng:  Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng. 
       - Tinh thần chiến đấu kiên cường:  
           + chủ động chờ giặc tới … ( đứng cạnh bên nhau chờ  giặc tới …)
      + Quyết tâm chiến đấu vì Miền Nam  (xe vẫn   chạy vì miền Nam phía trước …)
  2/ Những điểm riêng khác nhau:  Như trên nhưng cần cần phân tich cụ thể hơn


   -  Đồng Chí

     + Người lính  từ thân phận nô lệ, nghèo khó,chinh cách mạng đã  giải  thóat cuộc đời   nô lệ của họ “quê hương anh ….”
     + Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc, tinh cảm sâu lắng, biểu hiện thâm trầm”thương nhau tay .”.               
         + Tình đồng chí thiềng liêng, lý tưởng chiến đấu  rực sáng trong tâm hồn. “đầu súng …”
           + Ngôn ngữ thể hiện hàm súc cô đọng hình ảnh thơ  chân thực cụ thể khai thác chất thơ  từ cái bình dị bình thường của đời sống.   
      - Bài thơ về tiểu đội xe kính:
           +Đây là thế hệ những người lính  có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu sôi” nổi tre trung-vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng  Cười ha ha ,phi phèo
            + Tinh đồng chí anh bộ đội thời chống Mĩ cũng sâu sắc như thế nhưng biểu lộ mạnh mẽ, hồn nhiên,vui tươi, .  , nắm vững niềm tin chiến thắng . “băt tay qua …      
             +Thể hiện bằng hình tượng thơ độc đáo giọng thơ ngang tàng
III - Kết bài:
-       Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời cách nhau 21 năm. Một khoảng cách của hai thế hệ văn nghệ sĩ. Hai thi phẩm lại có cùng một điểm nhìn nghệ thuật, gần nhau trong bút pháp : Xuất phát từ cảm xúc chân thực trước hiện thực cuộc sống.Nhưng đều mang đậm nét riêng phong cách mỗi thi nhân.
-    Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động lòng người.
         -Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.
  

   ĐỀ:  Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp

 Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
- Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)
B- Thân bài:
1. Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc cao quý
- Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
- Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
- Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn, từ ngôn ngữ đến hình ảnh đều biểu hiện, từ sự cách xa họ ngày càng tiến lại gần nhau rồi như nhập làm một: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
- Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).
2. Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao
- Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
- Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
- cái năm tay không nới nên lời truyền sức mạnh … :Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hôi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
3. Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc
- Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
- Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc.
-hình ảnh thơ “đầu sung … “ là boeer tượng đẹp về tình đồng chí ( độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)
C- Kết bài :
-Chính Hữu biểu hiện tình đồng chí  một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính.
- Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng. 

Đề :    Cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
* Gợi ý
a. Mở bài:
 - Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Phạm Tiến Duật và tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính."
- Cảm nghĩ chung về lòng khâm phục và biết ơn thế hệ cha anh đi trước.
b. Thân bài:
       - Cảm nhận về chân dung người chiến sĩ lái xe- những con người sôi nổi, trẻ trung, anh dũng, họ kiêu hãnh, tự hào về sứ mệnh của mình. Những con người của cả một thời đại
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”
     - Tư thế chủ động, tự tin luôn làm chủ hoàn cảnh của người chiến sỹ lái xe “ Ung dung buồng lái ta ngồi"   
 -  Tinh thần lạc quan, sẵn sàng chấp nhận những thử thách trước gian khổ, hiểm nguy:
              " Không có kính ừ thì có bụi...
            ... Không có kính ừ thì ướt áo
  - Nhiệt tình cách mạng của người lính được tính bằng cung đường cụ thể “ Lái trăm cây số nữa”
  - Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng.
  - Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng vì miền Nam, khát vọng tự do hoà bình cháy bỏng của người chiến sĩ lái xe (khổ thơ cuối)

c. Kết bài.
    - Đánh giá về vị trí của bài thơ trên thi đàn văn học kháng chiến .
    - Cảm nghĩ khâm phục biết ơn và tự hào về thế hệ đi trước, những con người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho độc lập và hoà bình của dân tộc.    






Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

330/10 CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

 3. Cháu muốn đi làm có được không (Chủ đề: Những quy định pháp luật đối với người lao động chưa thành niên).





Tại nhà bác Nam - chủ cơ sở sản xuất mây tre đan, bác Nam và Hùng đang ngồi nói chuyện.
Nhấp ngụm nước trà, bác Nam hỏi Hùng:
- Sức khỏe mẹ cháu dạo này thế nào?
- Cũng không được khỏe lắm bác ạ - Hùng trả lời - Bác biết rồi đấy, mẹ cháu bị viêm khớp nặng nên cứ thời tiết thay đổi là tay chân lại đau nhức.
- Khổ! Cũng chính vì căn bệnh quái ác ấy mà mẹ cháu mới nghỉ làm ở chỗ bác, chứ hồi còn làm ở đây, mẹ cháu là một trong những thợ có tay nghề giỏi nhất đấy! Mà cháu gặp bác có việc gì không?
Hùng nhìn bác Nam ngập ngừng:
- Cháu ... cháu muốn xin vào làm việc chỗ bác được không ạ?
Bác Nam ngạc nhiên nhìn Hùng:
- Thế cháu không muốn đi học nữa hay sao?
Hùng cười, lắc đầu:
- Tại cháu nói chưa rõ nên bác hiểu lầm. Cháu vẫn đi học chứ. Chả là bây giờ đang nghỉ hè, cháu muốn tìm việc làm để có thêm tiền phụ giúp cho mẹ. Hoàn cảnh gia đình nhà cháu như thế nào thì bác biết rồi.
- Mẹ cháu thật có phúc vì có người con hiếu thảo như cháu. Cháu đang tuổi ăn tuổi chơi mà đã phải... - nén tiếng thở dài, bác Nam hỏi - Cháu đã nói với mẹ cháu chưa?
- Cháu muốn hỏi ý kiến bác trước rồi mới nói với mẹ. Nếu cháu được làm ở chỗ bác thì cháu tin mẹ sẽ đồng ý bác ạ - Hùng trả lời.
Bác Nam im lặng, vẻ ái ngại:
- Để bác xem thế nào đã nhé.
Thấy nét mặt thất vọng của Hùng, bác Nam vội nói tiếp:
- Không phải bác không muốn nhận cháu vào làm, nhưng bác phải hỏi thêm mấy chú trên Phòng lao động về việc sử dụng lao động như các cháu, không khéo lại vi phạm pháp luật!
- Cháu thấy nhiều bạn ở tuổi cháu đã đi làm rồi, có sao đâu mà bác lại lo là vi phạm pháp luật - Hùng nói.
Bác Nam đang định trả lời Hùng thì có tiếng gọi ngoài cửa. Đó là cô Mai, người cùng làng. Dựng chiếc xe máy ngoài sân, cô Mai bước vào nhà.
- Chào anh - Lấy tay xoa đầu Hùng, cô Mai nói tiếp - Cậu bé này học cùng lớp với con gái em. Cháu nó cứ suốt ngày khen bạn Hùng học giỏi.
Hùng đỏ mặt, lí nhí: cháu chào cô.
- Trông kìa, con trai mà nhát hơn con gái - Quay sang bác Nam, cô Mai hỏi - Em đến thế này có làm gián đoạn câu chuyện của hai bác cháu không?
- Cô nói gì lạ vậy? Cô ngồi chơi, uống chén nước. Tôi đang khen cháu nó ngoan, không nghỉ hè đi chơi như chúng bạn mà lại đến xin làm việc để có tiền phụ giúp cho gia đình, nhưng tôi còn đang ngại... - bác Nam ngập ngừng.
- Anh ngại điều gì? Nếu cơ sở sản xuất của anh tạo công việc cho các lao động như cháu Hùng thì em nghĩ rất tốt mà - cô Mai nói.
            Bác Nam giãi bày với cô Mai:
- Nhiều lúc nhìn các cháu ở làng mình, do hoàn cảnh kinh tế gia đình phải ra thị xã hoặc lên thành phố kiếm việc tôi băn khoăn lắm. Thực ra tôi cũng rất muốn thu hút các cháu vào làm việc ở cơ sở của mình, nhưng nói thật với cô, tôi ngại điều tiếng lắm, nào là thuê nhân công trẻ để giảm chi phí, nào là bóc lột sức lao động của trẻ em. Hơn nữa tôi cũng chưa rõ pháp luật có cho phép các cơ sở như chúng tôi được nhận các lao động ở độ tuổi 16, 17 không?
- Nếu vì điều đó thì anh không phải ngại - cô Mai đáp - Pháp luật lao động cho phép các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp được tuyển lao động chưa thành niên mà.
Bác Nam nhìn cô Mai bật cười:
- Thật đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Cô là cán bộ Tư pháp trên huyện thì pháp luật cô cứ gọi là biết rõ như trong lòng bàn tay.
- Anh cứ nói quá lên (Cô Mai cười) Nào anh hỏi đi, biết đến đâu em tư vấn đến đấy cho.
- Trước hết cô cho tôi hỏi bao nhiêu tuổi thì là lao động chưa thành niên. Cháu Hùng đây có trong độ tuổi đó không?
- Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Lao động năm 2012 thì lao động chưa thành niên là những người lao động dưới 18 tuổi anh ạ. (cô Mai quay sang Hùng) Còn cháu Hùng đây chắc bằng tuổi con bé nhà cô?
- Dạ, cháu đã bước sang tuổi thứ 16 được hơn 2 tháng rồi cô ạ - Hùng nhanh nhảu trả lời cô Mai.
- À, thế là cháu đã đủ 15 tuổi, như vậy là đủ tuổi lao động tối thiểu mà pháp luật quy định cho người lao động để tham gia vào quan hệ lao động rồi[1].
- Nói như cô thì tôi có thể thuê cháu Hùng làm việc mà không vi phạm pháp luật phải không? - bác Nam tiếp lời cô Mai.
- Vâng. Cơ sở sản xuất của anh thuộc ngành nghề được phép sử dụng lao động chưa thành niên. Còn đối với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của người chưa thành niên thì pháp luật cấm sử dụng họ. Pháp luật lao động còn quy định rõ: không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác[2].
Với tay lấy cái phích đổ thêm nước vào ấm trà, bác Nam nói:
- Đúng là phải quy định như vậy cô ạ, như thế thì mới đảm bảo cho sự phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách của các cháu. Vậy các cơ sở sản xuất như chúng tôi có được tuyển lao động dưới 15 tuổi  không cô? Nhiều khi nhìn các cháu còn nhỏ tuổi đã phải bỏ học để kiểm sống, tôi thấy đau lòng.
Uống chén nước chè bác Nam vừa rót, cô Mai thở dài:
- Không ai muốn các cháu đang ở độ tuổi chưa thành niên hay độ tuổi trẻ em phải làm việc cả, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều gia đình nghèo vẫn phải cho con em mình đi làm. Thực tế khoản tiền mà các cháu kiếm được cũng giải quyết phần nào cuộc sống của gia đình - nhìn bác Nam, cô Mai nói tiếp - Pháp luật cho phép một số ngành nghề được nhận người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ anh ạ. Thường thì đó là các nghề như nghệ thuật, thể thao, các nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ. Danh mục cụ thể do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định[3].
- Thế thì xưởng sản xuất mây tre đan của tôi thuộc nghề thủ công mỹ nghệ, như vậy là được phép sử dụng lao động dưới 15 tuổi, phải không cô?
- Vâng - cô Mai trả lời - Nhưng anh lưu ý, do lao động trong độ tuổi này còn non nớt về nhận thức nên pháp luật quy định hợp đồng lao động phải được lập thành văn bản và phải ký với cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của các cháu và đương nhiên cũng phải xuất phát từ mong muốn làm việc của các cháu; ngoài ra giờ làm việc cũng phải bố trí để không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em; rồi cũng phải bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi các cháu[4].
- Nghe cô nói tôi càng nung nấu ý định về việc thu hút lao động chưa thành niên, lao động trẻ em vào làm việc ở cơ sở sản xuất của mình. Như vậy tôi vừa giúp các cháu có công việc, có thu nhập chính đáng lại vừa có điều kiện dạy nghề, truyền nghề cho các cháu, góp phần phát triển nghề thủ công nổi tiếng của làng ta.
- Em rất ủng hộ ý định của anh. Anh nên trao đổi thêm với các anh ở Ủy ban xã hoặc trên Phòng lao động để các anh ấy cho thêm ý kiến.
- Cô nói đúng, tôi sẽ gặp các anh ấy. À, cô cho tôi hỏi thêm, vậy người sử dụng lao động khi tuyển lao động chưa thành niên vào làm việc thì phải tuân theo những quy định nào, có khác gì so với khi sử dụng lao động thông thường không?
- Có anh ạ. Do nhóm lao động này chưa phát triển đầy đủ về thể lực, nhận thức, thường yếu thế hơn so với những lao động thông thường nên pháp luật lao động yêu cầu người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. Thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên cũng khác so với lao động thông thường, đó là không quá 8 giờ trong một ngày và 40 giờ trong một tuần[5]. Ngoài ra còn một số quy định cụ thể khác. Thôi, mai em đi làm qua, em đưa anh Bộ luật lao động vừa mới được ban hành năm 2012, anh đọc để biết rõ hơn.
- Ừ, thế thì tốt quá, cô mang qua cho tôi xem.
Bác Nam quay sang Hùng định nói thì thấy vẻ mặt của Hùng, bác bật cười:
- Từ nãy đến giờ bỏ quên cậu này. Nghe bác và cô nói chuyện chán quá hay sao mà mặt cứ nghệt ra thế?
- Tại hay quá đấy bác ạ! Cứ như cháu đang được học giờ giáo dục công dân ấy, mà đây lại là những kiến thức về pháp luật lao động liên quan tới những người ở độ tuổi cháu. Cô Mai giải thích hay và dễ hiểu như cô giáo cháu ấy!
Cô Mai cười:
- Thế mà lúc đầu cô cứ tưởng cháu ít nói cơ đấy!
- Mai cháu có thể đến chỗ bác làm luôn được không, bác Nam? - Hùng hớn hở hỏi.
- Làm gì mà vội thế! Để bác qua nhà nói chuyện với mẹ cháu xem ý mẹ cháu thế nào đã - bác Nam trả lời.
- Bác Nam nói đúng đấy Hùng ạ - quay sang bác Nam, cô Mai nói tiếp - Pháp luật lao động quy định khi người sử dụng lao động nhận những lao động ở độ tuổi như cháu Hùng vào làm việc, tức là từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của các cháu.
- Tí nữa về nhà cháu sẽ nói với mẹ cháu ngay. Nếu bác bận, thì mai cháu đưa mẹ cháu tới, được không bác? - Hùng hỏi, ánh mắt nhìn bác Nam thúc giục.
Cả bác Nam và cô Mai cùng bật cười vì điệu bộ của Hùng. Bác Nam gật đầu:
- Đến chịu với cậu này! Thôi, được rồi. Đằng nào tối nay bác cũng họp Hội cựu chiến binh, bác sẽ qua gặp mẹ cháu một lúc trước khi đi họp.    
- Tuy hai bác cháu là chỗ thân tình, nhưng trong trường hợp cháu Hùng được mẹ đồng ý cho đi làm thì cũng như khi tuyển các lao động thông thường khác, anh nhớ phải ký hợp đồng lao động với cháu Hùng - cô Mai nhẹ nhàng nói.
- Cô ơi, cháu chỉ làm chỗ bác Nam trong mấy tháng hè thôi thì có phải ký hợp đồng không ạ?- Hùng hỏi.
- Nếu chỉ làm có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng thì anh và cháu có thể không cần làm hợp đồng bằng văn bản nhưng vẫn phải thỏa thuận cụ thể với nhau về công việc, mức tiền công, thời gian làm việc theo đúng các quy định của pháp luật lao động[6].
- Cô yên tâm. À! mà mải nói chuyện, không hỏi xem cô qua tôi có việc gì?
Cô Mai cười:
- Em thế đấy, cứ nói đến pháp luật là quan tâm ngay, quên luôn các chuyện khác. Bệnh nghề nghiệp mà anh! Em qua đây muốn lấy một số mẫu hàng để gửi vào trong thành phố Hồ Chí Minh cho chị con bác em. Chả là chị ấy mới mở cửa hàng bán đồ thủ công, mỹ nghệ nên muốn có một số mặt hàng truyền thống của quê mình. Nếu bán được, chị ấy sẽ liên hệ với anh để trao đổi trực tiếp.
Bác Nam hồ hởi:
- Gì chứ cái đó thì có ngay. Thôi, cô cứ để xe ở đây, tôi với cô (quaysang Hùng) và cả cháu Hùng nữa cùng sang tham quan xưởng sản xuất của tôi. Bên đó nhiều mẫu hàng hơn để cô lựa chọn.
          Cả ba người vui vẻ bước ra. Nắng chiều đã nhuộm vàng cánh đồng lúa xa xa.  

[1] Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012.
[2] Khoản 1, 4 Điều 163 Bộ luật Lao động  năm 2012.
[3] Khoản 1 Điều 164 Bộ luật Lao động năm 2012.
[4] Khoản 2 Điều 164 Bộ luật Lao động năm 2012.
[5] Khoản 2 Điều 163 Bộ luật Lao động năm 2012.

[6] Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2012.