Sực nhớ quê nhà uống rượu suông
(Nguyễn
Bính)
Nguyễn
Bính là nhờ thơ tha hương. Suốt cuộc đời lầm lũi, lận đận nơi quê người, Nguyễn
Bính có những vần thơ " lữ khác nhớ
quê " đầy tê tái, nhất là mỗi khi xuân về, Tết đến.
30
Tết Ất Tỵ, ngày giáp Tết Bính Ngọ (20/01/1966) cũng là kiểu tha hương mới,
Nguyễn Bính rời chỗ cơ quan đang sơ tán, đến chơi nhà người bạn ở Lý Nhân,
không ngờ, lần ấy, nhà thơ từ biệt cõi đời.
Năm mới tháng giêng mồng một Tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa
xuân
Đối với Nguyễn Bính, tha hương như một định
mệnh. Gần 20 năm trời, ông nếm trải đầy đủ mọi dư vị đắng cay của cảnh " một
thân lận đận nơi trời xa ". Người thi sĩ giang hồ này đã trôi dạt
nhiều nơi. Có khi, ngược tàu lên Phú Thọ, có lúc xuống Hải Phòng, rồi vào Huế,
SàiGòn. Cuối cùng, vào các tỉnh miền Tây Nam Bộ, xuống tới Hà Tiên. Những ngày
tháng lang bạt đó đã để lại cho đời những vần thơ ngậm ngùi xót xa và không kém
phần hấp dẫn. Có lẽ, trong các nhà thơ lãng mạn, không ai như ông, chẳng chịu ở
nguyên một chỗ. Nguyễn Bính đi như vô định, như một khát vọng tìm kiếm một quê
hương mới ... Song, càng dấn bước, Nguyễn Bính càng thấy " quê người đắng khói, quê người cay men
".
Từ nay khi nhớ quê nhà
Thấy mây Tần, tưởng đó là
thôn Vân
(Bài
thơ Thôn Vân)
Hoặc
:
Hỡi ôi, trời đất vô cùng rộng
Nào biết tìm đâu một mái nhà
(Đêm
mưa đất khách)
Trong
bài Thư Gởi Thầy Mẹ, Nguyễn Bính nói lên tâm trạng tha hương của mình với những
câu thơ không kém phần đớn đau ân hận :
Con dan díu
nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm
nên
Ai ngờ ngày tháng
lưu niên ..
Vậy
mà, Nguyễn Bính vẫn cứ đi, đi mãi. Làng quê trở thành hoài niệm mỗi khi dừng
bước giang hồ. Sau bao ngày tháng " đêm
đêm quán trọ thức thi đèn " , những buổi soi gương " thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền ",
một ngày đầy ngỡ ngàng :
Chẳng đợi mà xuân vẫn cứ sang
Phồn hoa thôi hết mộng huy
hoàng
Sáng nay sực tỉnh sầu đô thị
Tôi đã về đây rất vội vàng.
(Sao
chẳng về đây)
" Sực tỉnh " vậy thôi ! Vốn là nhà
thơ yêu tha thiết cảnh xuân, vậy mà mùa xuân đến, Nguyễn Bính lại cô đơn. Quạnh
quẽ một thân, người thi sĩ vẫn không nguôi nhớ đến cánh hoa đào, phiên chợ Tết,
câu đối bên cột nhà hàng xóm. Như để chống chọi lại nỗi buồn xa xứ, ông quay ra
với chén rượu và mong tìm ở đó chút lãng quên. Nhưng rồi, thơ cũng suông và
rượu vẫn đắng :
Chén rượu tha hương ! Trời, đắng lắm.
(Xuân
tha hương )
Thất
vọng trong tình trường, trong " sòng
đời thua đến trắng hai tay ", nhiều khi không còn chút bám víu nào,
Nguyễn Bính có những vần thơ đọc đến là tội nghiệp :
Em thường cầu nguyện, thường van vái,
Một sớm thanh bình mặt đại
dương.
Bao giờ em được về quê cũ,
Dâng
chị bài thơ Xuân Cố Hương.
(Xuân vẫn tha hương)
Chị
Trúc, người chị trong nhiều bài thơ của Nguyễn Bính, là một biểu tượng của ngày
về, của ước mơ được sẻ chia. " Tha
hương không gặp người tri kỷ ", chút êm đềm tan biến. Trong nhiều bài
thơ xuân, Nguyễn Bính thường viết trong tâm trạng gãy đổ, đắng chát. Men vị cay
nồng u uất là một hương vị rất đặc biệt ở những ngày tháng phiêu lưu này. Khát
vọng trở lại quê nhà như ngọn nến luôn chực bùng cháy trong ông :
Một thân quán trọ sầu phong toả
Đốt ngọn đèn lên bóng rợn
tường.
(Xuân
vẫn tha hương)
Ngọn
nến hoài hương ấy, vừa sáng trong lòng nhà thơ những khát khao và cũng lại
chiếu hắt lên đó những nỗi niềm cô quạnh, bơ vơ :
Chao ôi, Tết đến em không được,
Trông thấy quê hương thật não
nùng…
(Xuân
tha hương)
Quê nhà xa lắc xa lơ đ,ó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng
bay.
(Hành
phương Nam )
Ước
vọng ngày về, nhất là mỗi khi xuân đến đã tạo nên Nguyễn Bính một giọng thơ lạ
lẫm về tâm trạng tha hương. Hiếm thấy nhà thơ lãng mạn nào nói hay hơn ông về
cảnh huống " Rõi bóng quê nhà mắt lệ
tuôn ". Các bài thơ Xuân Tha
Hương, Xuân Lại Tha Hương, Xuân Vẫn Tha Hương, Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
đã tạo dựng nên dòng thơ riêng : Dòng thơ cố quận. Dòng thơ này đúc kết những
cay đắng tình đời mà Nguyễn Bính từng giáp mặt trong những năm quê người lẻ
bóng. Ông là nhà thơ tự lưu đày ngay trên quê hương, thảng hoặc, Nguyễn Bính
cũng có tâm trạng giống Bạch Cư Dị bị biếm trích đi Giang Châu, khác chăng,
Bạch Cư Dị còn có một ca kỹ đồng điệu. Tiếng đàn tỳ bà trên đất Tầm Dương đêm
nào đã gặp một tâm hồn, Nguyễn Bính không được như thế:
...
Quê người đứng ngắm mây lưu
lạc
Bến cũ ngồi nghe sóng lỡ làng
...Nguồn :Ung Thị Chiêu Hà