Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

313/ NHÀ THƠ NÓI VỀ THƠ

Thơ là sự thần thánh hóa thực tại” (Edith Sitwell), “Thơ là những gì đáng ghi nhớ trong cuộc sống” (William Hazlitt), “Thơ là ngôn ngữ chưng cất mạnh mẽ nhất của bản thân tác giả” (Rita Dove).

Ngoài những định nghĩa trên đây, nhiều cây bút thơ nổi tiếng khác cũng bày tỏ cách nhìn ấn tượng về thơ.


 Một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX, người được gọi là “Shelley điên rồ” có một cuộc đời ngắn ngủi nhưng hết sức lãng mạn. Trong số 1821 bài viết của Shelley, nhiều lần, nhà thơ xuất thân quý tộc đã đề cập tới cái nhìn đối với thơ ca. Trong đó, nổi bật nhất là nhữngnhận định sau:


“Thơ thực sự là một điều gì đó rất thiêng liêng. Nó vừa là trung tâm, đồng thời là chu vi của tri thức, là bao gồm các khoa học, nguồn gốc và thành quả của các hệ thống tư tưởng. Đó là sự hồi sinh của mùa xuân…”


“Thơ ghi lại những khoảnh khắc đỉnh cao và hạnh phúc nhất của tâm hồn”.


“Thơ ca, trong ý thức chung có thể định nghĩa là biểu hiện của trí tưởng tượng, và thơ ca cũng là khả năng thiên bẩm khi con người sinh ra”.


“Thơ ca là một tấm gương có thể khiến cái đẹp cũng có thể bị biến dạng”.


Cùng với Walt Whitman, Emily Dickinson là cây bút thơ đặc sắc nhất của Mỹ thế kỉ XIX.  Bà đã để lại cho hậu thế tới 2000 bài thơ với nhiều bài có ý tưởng hết sức độc đáo. Trong quan điểm về thơ ca, bà cũng có cách nhìn rất ấn tượng: “Nếu một cuốn sách làm cho tôi cảm thấy giá lạnh mà không một ngọn lửa nào có thể sưởi ấm, tôi biết đó là thơ. Nếu tôi cảm thấy mình đang cất cánh, tôi cũng biết đó là thơ. Đó là cách duy nhất để tôi biết những điều này, liệu còn cách nào khác nữa không?”



Robert Frost là một nhà thơ Mỹ từng bốn lần đoạt giải Pulitzer, cũng là cây bút thơ từng vinh dự được Tổng thống John F. Kennedy mời đọc thơ  trong ngày nhậm chức của ông. Được các nhà phê bình hiện đại nhận định là một nhà thơ dễ hiểu mà vẫn khó hiểu, giản dị mà phức tạp, cách Robert Frost nghĩ về thể loại văn học ông theo đuổi cũng có phần kỳ bí: “Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng”; “Thơ ca là những gì đã thất lạc trong quá trình chuyển đổi”.


Salvatore Quasimodo nhấn mạnh sự đồng cảm giữa người làm thơ và độc giả


Nhà thơ người Italia, Salvatore Quasimodo nổi tiếng nhờ những vần thơ trữ tình với ngôn ngữ tinh lọc và đẹp đẽ một cách chuẩn mực. Ông nói: “Thơ là sự mặc khải rằng người làm thơ tin rằng cảm xúc của họ chính là tiếng lòng của độc giả”. 


Edgar Allan Poe được gọi là “nhà thơ điên” cũng là một cây bút kỳ tài trong thể loại văn chương trinh thám và hình sự. Ông là tác giả của những phát ngôn nổi tiếng như: “Nỗi buồn là giọng điệu phù hợp nhất của thơ ca” ; “Tôi định nghĩa rất ngắn về thơ ca, ngôn ngữ thơ là nhịp điệu thẫm mỹ. Trọng tài duy nhất của chúng là khẩu vị. Trí khôn và nhận thức chỉ khiến nó trở thành một tài sản. Trừ yếu tố tình cờ, thơ không quan tâm tới bất cứ điều gì, dù là nghĩa vụ hay chân lý”.

Với Mary Oliver, thơ là một cách sống


Từng là thư ký cho nhà thơ Edna St. Vincent Millay, Mary Oliver đã vươn lên trở thành một cây bút thơ ăn khách, nhất là về đề tài thiên nhiên, giành được giải thưởng sách quốc gia và giải thưởng Pulitzer. Với công việc của mình, Mary Oliver vô cùng nghiêm túc và rõ ràng. “Thơ không phải là một nghề, đó là một cách sống. Nó là một chiếc giỏ không, bạn đặt cuộc sống của mình vào đó và khiến một cái gì đó ra đời từ đó”. 


Với T.S. Eliot, chỉ những người có cá tính và cảm xúc mạnh mẽ mới có thể làm thơ

T.S. Eliot, chủ nhân giải Nobel 1948 cũng là nhà thơ vĩ đại của nước Anh thế kỷ 20. Sinh thời, ông từng nói: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính. Nhưng, tất nhiên là chỉ những người có cá tính và cảm xúc biết ý nghĩa của việc muốn thoát khỏi những điều này.”


William Wordsworth

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét