I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong bộ môn Ngữ văn
có nhiều phân môn: tiếng Việt, văn bản và tập làm văn. Trong các phân môn đó
thì phân môn Tập làm văn là khó nhất đối với học sinh; bởi trong phân môn tập
làm văn nói chung và của chương trình lớp 9 nói riêng có nhiều bài viết ở hệ số
2.; trong khi đó HS đại đa số chưa có thói quen và kĩ năng lập dàn ý trước khi
làm bài văn hoàn chỉnh, nhất là ở dạng văn nghị luận của lớp 9 là một dạng văn
khó. Cho nên, làm dàn bài văn nghị luận là một trong các bước cần thiết phải
tiến hành trước khi làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh (tìm hiểu đề, lập dàn bài,
viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa).
Thực
trạng của HS nói chung và HS lớp 9 nói riêng, khi làm bài viết tập làm văn ở
các dạng và nhất là dạng văn nghị luận, thì các em không có thói quen lập dàn ý
trước khi làm bài hoàn chỉnh, thậm chí các em không làm nháp trước. Vì vậy, đa
số các em đều thiếu và ít điểm ở các bài viết tập làm văn (mỗi học kỳ có 03 bài
viết tập làm văn).
Trước
thực trạng của HS về phân môn Tập làm văn lớp 9, tôi cố đầu tư rèn luyện cho
các em có thói quen và kĩ năng lập dàn bài văn nghị luận trước khi làm bài hoàn
chỉnh theo hướng đổi mới hiện nay. Việc
rèn luyện kĩ năng làm dàn bài trước khi viết bài văn hoàn chỉnh, tôi đã áp dụng
trong nhiều năm học ở các lớp học kể cả các lớp bồ dưỡng HS giỏi và đã thấy kết
quả tương đối khả quan và thành công.
Trong
chương trình phân môn Tập làm văn lớp 9 có ba dạng: thuyết minh, tự sự và văn
nghị luận, thì dạng văn nghị luận là khó nhất nên tôi chọn dạng này để rèn
luyện kĩ năng làm dàn bài trước khi làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh cho HS lớp
9 theo hướng đổi mới hiện nay.
II/- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đề
tài nghiên cứu của tôi có 4 luận điểm:
1/-
Các điều kiện cần có để làm dàn bài văn nghị luận.
2/-
Các yêu cầu có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận.
3/-
Các thao tác cần rèn luyện để hình thành kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận.
4/-
Biện pháp, cách tiến hành làm dàn bài văn nghị luận lớp 9.
III/- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Thực
trạng của vấn đề đang nghiên cứu tại trường và nhất là HS lớp 9:
+
HS không có thói quen hay đúng hơn không cóa kĩ năng làm dàn bài trước khi viết
nài văn nghị luận hoàn chỉnh, cho nên dẫn đến điểm của những bài Tập làm văn thường
rất thấp dưới điểm trung bình rất nhiều.
+
Viêc rèn cho HS có thói quen làm dàn bài trước khi viết bài văn hoàn chỉnh là
một việc khó, đòi hỏi phải có biện pháp kiên trì đối với giáo viên.
+
Rèn luyện kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận cho HS lớp 9 là việc làm cần thiết,
thể hiện tính khoa học, tư duy sáng tạo, tích cực của HS. Và đó cũng là phù hợp
với phương pháp dạy học mới hiện nay.
V/- NỘI DUNG:
1- Các
điều kiện cần có để làm dàn bài văn nghị luận:
+
HS phải có vốn kiến thức về vấn đề cần nghị luận (giải thích, chứng minh hay
phân tích tác phẩm. phân tích nhân vật...).
+
Có kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận.
2/- Các yêu cầu có liên quan đến việc
rèn luyện kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận:
+
Toàn bộ bài văn (giải thích, bình luận, chứng minh hay phân tích tác phẩm
truyện, thơ...) phải dựa trên một phương hướng nội dung nhất định, không có
tình trạng đoạn đầu của bài văn theo hướng nội dung này còn đoạn cuối theo một
phương hướng khác (có dẫn chứng).
+
Các ý trong dàn bài phải được trình bày trên cùng một bình diện lôgic, tức là
chúng phải cùng một bình diện với nhau và phải bao hàm đầy đủ các khía cạnh của
vấn đề (có dẫn chứng).
+
Các ý của đoạn nào phải đặt đúng vào đoạn đó và giữa các đoạn phải có sự chuyển
ý.
Về
mặy hình thức trình bày. Các ý trong dàn bài phải được sắp xếp theo hệ thống
(thao tác này cũng không phức tạp và cũng không khó, nó chỉ cần HS hiểu rõ ý
nghĩa , có ý thức, có thói quen thực hiện nó trong quá trình làm dàn bài).
3/- Các thao tác cần rèn luyện để hình
thành kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận:
+
Phân tích đề bài để nắm được vấn đề cần trình bày trong bài văn nghị luận.
+
Xác dịnh phương hướng nội dung làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề nghị luận.
+
Lựa chọn trong vốn hiểu biết của bản thân các tư liệu cần thiết phục vụ cho bài
văn nghị luận.
+
Hệ thống hoá để sắp xếp các ý đã có theo một trình tự chặt chẽ.
+
Trình bày từng phần nội dung của đề bài.
+
Kiểm tra lại toàn bộ dàn bài để sửa chữa và bổ sung các ý cần thiết.
4/- Biện pháp và cách thức tiến hành làm
dàn bài văn nghị luận:
4.1/- Biện pháp:
a/-
Đối với GV:
*
GV phải quán triệt thái độ nghiêm túc
trong học tập của HS khi làmbài văn nghị luận:
-
Bắt buộc HS phải chuẩn bị giấy, vở nháp để lập dàn bài trước khi viết bài hoàn
chỉnh.
-
GV kiểm tra việc thực hiện của các em, luyện tập lập dàn ý những đề bài ở SGK.
-
Lên lớp GV có thể ra một đề hoặc 2 đề cho HS chọn một. Yêu cầu HS đều lập dàn
bài trên giấy có ghi tên, lớp trứơc khi làm bài viết hoàn chỉnh.
-
Yêu cầu HS nộp cùng với bài làm hoàn chỉnh (GV cho HS biết phần làm dàn ý, GV
cùng chấm điểm để cộng vào bài hoàn chỉnh: dàn bài: 03 điểm - bài hoàn chỉnh 6,
7 điểm.
-
Yêu cầu HS làm dàn ý trước, từ dàn ý triển khai thành bài hoàn chỉnh, đối với
những bài không làm dàn ý sau khi đã viết bài hoàn chỉnh thì dàn bài có điểm 0.
* Khi chấm bài, đòi hỏi GV phải đọc kĩ, chấm
kĩ để xem HS có kĩ năng lập dàn bài hay không và từ dàn bài, HS có biết triển
khai ý theo dàn bài để làm bài hoàn chỉnh hay không ?.
b-
Đối với HS:
-
Trước tiên phải có thái độ học tập đúng đắn, khoa học, sáng tạo, có ý thức rèn
luyện kĩ năng viết văn, mà muốn viết văn nghị luận tốt thì phải lập dàn ý
trước.
-
HS phải có thói quen thường xuyên lập dàn ý cho bài văn nghị luận (trong luyện nói
cũng như bài viết) trong quá trình làm bài văn nghị luận.
-
Phải nắm chắc bố cục của bài văn nghị luận, nắm dàn ý chung cho bài văn nghị
luận để vận dụng vào từng đề bài cụ thể.
4.2- Cách tiến hành làm bài văn nghị luận:
* GV dặn dò HS xem, đọc kĩ các đề bài
ở SGK. Về nhà tập lập dàn ý cho từng đề bài.
*
GV gợi ý cách lập dàn ý cho từng đề bài.
*
Đến lớp, trong tiết làm bài viết Tập làm văn, GV ghi đề lên bảng, đọc đề, cho
HS ghi vào giấy làm bài; sau đó GV yêu cầu lấy giấy rồi ghi tên, lớp và lập dàn
ý cho đề văn nghị luận (làm dàn ý trong 30 phút), thời gian còn lại HS triển
khai viết bài hoàn chỉnh từ dàn ý đã lập.
* Dàn ý chung đề văn nghị luận có bố cục như
sau:
+
Mở bài:
-
Nêu vấn đề cần nghị luận (giải thích, bình luận, chứng minh, phân tích tác phẩm
...).
-
Ghi lại lời nhận định của tác giả (trong
đề bài) hoặc đoạn thơ (nếu ngắn)
hoặc tên tác phẩm (nêu tác phẩm).
+
Thân bài:
Lần
lượt giải thích (bình luận, chứng minh hoặc phân tích...) từng luận điểm mà đề
bài yêu cầu. Trong mỗi luận điểm phải trình bày nhiều luận cứ, luận chứng.
+
Kết bài:
-
Khẳng định lại vấn đề đã nghị luận.
-
Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề đã nghị luận.
-
Liên hệ đối sách đưa ra ý tưởng.
* Từ dàn ý chung của bài văn nghị luận mà GV
đã cung cấp HS vận dụng vào từng đề bài cụ thể.
4.3- Hoạt động cụ thể tiến trình các hoạt
động dạy học:
Rèn
luyện kĩ năng lập dàn ý cho đề văn nghị luận trong những tiết làm bài văn viết
Tập làm văn theo hướng đổi mới:
Theo cách dạy và làm bài của HS
khi chưa áp dụng đề tài SKKN:
* Hoạt động 1:
- GV ghi đề lên bảng, GV đọc đề, gọi HS
đọc lại đề chép vào giấy làm bài.
* Hoạt
động 2:
- Yêu cầu HS lấy giấy nháp, làm bài trước
trên giấy nháp
- Sửa chữa, bổ sung, sau đó chép vào bài
làm.
* Hoạt động 3:
- HS viết bài hoàn chỉnh
|
Cách dạy và làm bài của HS khi
đã áp dụng đề tài SKKN:
* Hoạt động 1:
- GV ghi đề lên bảng, GV đọc đề, cho HS
chép vào giấy làm bài, đọc lại đề.
* Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS lấy một tờ giấy khác (có ghi tên, lớp) lập dàn ý (sau khi đã tìm hiểu đề bài) trong
khoảng 30 phút
- Sửa chữa cho kĩ lưỡng đầy đủ các ý, các
phần trong dàn ý.
- Từ dàn ý triển khai thành bài viết hoàn
chỉnh (GV kiểm tra, quan sát việc thực hiện lập dàn ý của HS trong lớp).
* Hoạt động 3:
HS viết bài văn hoàn chỉnh vào giấy làm
bài.
|
* Minh hoạ cụ thể về việc rèn luyện
kĩ năng lập dàn bài văn nghị luận qua các tiết dạy trên lớp:
1/- Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc,
hiện tượng, đời sống:
* Bài dạy và cách học của HS trước khi áp dụng SKKN:
-Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu các đề bài (phần 1)
- GV gọi các HS đọc các đề bài
và trả lời 02 câu hỏi bên dưới.
- Hoạt động 2 : Hướng dẫn
cách làm bài (Phần II).
- GV cho HS đọc đề ở SGK và các
bước làm bài văn nghị luận. Sau đó HS đọc ghi nhớ.
- Hoạt động 3:
Hướng dẫn luyện tập:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
(Lập dàn ý cho 4 đề, mục I).
- GV chấm, xem một vài HS cách
làm dàn bài.
-Hoạt động 4: GV dặn dò.
HS về nhà viết bài văn hoàn chỉnh
trên cơ sở dàn ý đã làm ở lớp.
|
* Bài dạy và cách học của HS sau khi đã áp dụng SKKN:
- Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu các đề bài
(phần 1)
- GV ghi 04 đề bài có 0ử SGK kích
trên màn hình.
HS đọc và trả lời 02 câu hỏi ở bên dưới.
GV hỏi: Qua phân tích các đề văn trên em rút
ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?.
(GV cho HS thảo luận theo bàn,
phát biểu sau đó GV kết luận
- Hoạt động 2 : Hướng dẫn
cách làm bài (Phần II).
- GV cho HS đọc đề SGK và đọc 4
bước cân fhtiết khi làm bài văn nghị luận.
Dàn bài chung GV ghi ra giáo án
để chiếu trên màn hình gọi HS (nhìn lên màn hình chiếu) đọc lại. Sau đó gọi
01 HS đọc lại toàn bộ phần ghi nhớ ở SGK.
- Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 15 phút
- GV cho 4 bông hoa kiến thức
trên màn hình (bông hoa 1-4) mỗi bông hoa tương ứng một đề bài. GV gọi lần lượt
từng nhóm chọn bông hoa và lập dàn ý khái quát cho đề bài nhóm mình đã chọn
trên bảng phụ đã chuẩn bị sẵn.
- Sau thời gian quy định GV cho
từng nhóm trình bày dàn ý của nhóm mình.
- HS trao đổi nhận xét, bổ sung
dàn ý của các nhóm.
- GV đánh giá, kết luận, bổ
sung hoàn chỉnh cho từng dàn ý, sau đó GV kích trên màn hình lần lượt từng dàn
ý để HS nắm, hiểu cách làmdàn ý cho từng đề bài văn nghị luận.
- Hoạt động 4: GV dặn dò:
GV hướng dẫn, gợi ý yêu cầu về nhà viết bài
hoàn chỉnh từ 4 dàn ý này (theo nhóm mình đã chọn đề tài). Trong 15 phút đầu
giờ, cán sự bộ môn văn hướng dẫn các nhóm trao đổi bài viết (đã làm ở nhà) trình
bày miệng truớc lớp. Các nhóm góp ý bổ sung lẫn nhau.
|
Với tiết học
trên (tiết 100: cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống),
thông qua phương tiện CNTT (giáo án điện tử) giúp HS tiếp thu nhanh và khắc sâu
kiến thức, có nhiều thời gian luyệnt ập, rèn luyện kĩ năng, thao tác lập daàný.
Để tập thói
quen và rèn luyện kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận trước khi làm bài hàon chỉnh,
tôi dẫ áp dụng sáng kiến này trong các tiết dạy.
2/- Tiết 115: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư
tưởng đạo lý.
Trong phần III:
Luyện tập, tôi hướng dẫn HS xây dựng dàn bài cho 4 đề: đề số 3: bàn về tranh
giành và nhường nhịn; đề số 4: đức tính khiêm nhường; đề số 5: có chí thì nên; đề
số 7: tinh thần tự học (cho 4 nhóm). Các nhóm trình bày dàn ý trước lớp và trao
đổi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. Sau đó GV trình bày dàn ý khái quát cho từng đề.
3/- Tiết 119: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Trong phần
III: Luyện tập, tôi cho HS đọc nội dung và yêu cầu luyện tập theo đề ở SGK. HS
làm việc độc lập, trình bày trên lớp phần mở bài. Phần thân bài GV định hướng các
ý chính:
- Nổi khổ của người nông dân trước CM.
- Vẽ đẹp tâm hồn của lão Hạt.
- Giải quyết cái sống và cái chết.
Sau đó GV cho
HS thảo luận xây dựng các luận cứ trong từng luận điểm trên.
GV cho từng nhóm
trình bày dàn ý. HS tự nhận xét, đánh giá, trao đổi ý kiến bổ sung cho từng dàn
ý. GV chiếu trên màn hìnhdàn ý khái quátcho đề bài trên để HS tham khảo.
4/- Tiết 125: Cách
làm bài van nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
Ở tiết này cách
dạy và rèn luyện kĩ năng cho HS làm dàn ý cũng tương tự như tiết 119.
5/- Tiết 140: Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
Ở tiết này GV
dã dặn dò và hướng dẫn HS mỗi nhóm chuẩn bị dàn ý trước (trên bảng phụ) , đén lớp từng nhóm cho
01 đại diện lên trình bày dan fý, HS nhận xét, bổ sung cho từng dàn ý thật hoàn
chỉnh. Sau đó GV trình bày 01 dàn ý mẫu để HS tham khảo.
1/- Mở bài:
- Giới thiệu
hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Bếp lửa” và
vài nét về Bằng Việt.
- Nêu ấn tượng,
cảm xúc chung về bài thơ “Bếp lửa”.
2/- Thân bài: các ý cơ bản sau:
a/- Hình ảnh
bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà (3 câu thơ đầu)
b/- Hồi tưởng
về những kỷ niệm thuở ấu tho sống cạnh người bà.
+ Sụ hồi tưởng về tuổi thơ bên cạnh bà
những năm đói kém
+ Sựj hồi tưởng về tuổi thơ bên cạnh bà
những năm giặc giã.
Sau
khi giới thiệu cho HS dàn ý khái quát, yê
cầu HS nói theo nhóm và nói trước lớp bài văn dựa trên dàn ý khái quát được
tham khảo.
Trong
quá trình áp dụng SKKN về việc rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận ở lớp 9,
theo dõi tôi thấy HS có tiến bộ và ý thức trong các tiết làm bài văn viết Tập làm
văn và có tiến bộ về kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
VI/- KẾT QUA NGHIÊN CỨU SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ NÊU:
HK II
Năm học
|
Lớp
|
TSHS
| |||||||||||
SL
|
TL
|
SL
|
TL
|
SL
|
TL
|
SL
|
TL
|
SL
|
TL
| ||||
Chưa áp dụng SKKN
|
2007-2008
Bài viết số 5
|
9/2
|
35
|
1
|
2,9%
|
5
|
14,3%
|
20
|
57,1%
|
12
|
25,7%
|
26
|
74,3%
|
Hứa Thị Yến giáo viên trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét