KHỞI NGỮ
1.Xác
định khởi ngữ:
A. Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng
thêm nhiều xí nghiệp mới.
B. Cuốn tạp chí này tôi đã xem rồi.
C. Những câu Kiều, những tiếng hát, tất cả
giữ cho những người bị giam cầm vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài.
2.
Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ:
a.
Mỗi cân gạo này có giá ba ngàn đồng.
b.
Tôi luôn luôn có sẵn tiền trong nhà.
c.
Chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội.
d.
Nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
3.
Khởi ngữ trong đoạn? Tác dụng?
“
Tôi đi đến đâu người ta cũng thương. Còn nó, nó đi đến đâu người ta cũng ghét
tuy không ai nói ra.
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1. Xác định thành phần
biệt lập
- Ừ, tưởng gì…nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu
thang.
B. Con đã về đây, ơi mẹ Tơm…
- – Hôm nay ông Nhĩ có
vẻ khoẻ ra nhỉ?
- Da, con cũng thấy
như hôm qua…
D. - Bố đang sai con đi làm cái việc lạ thế?
- Hay là thế này nhe- Nhĩ vẫn
không hề thay đổi ý kiến- con cầm đi mấy đồng bạc xem bên ấy có hàng quán gì,
người ta bán bánh trái gì con mua cho bố.
2.
Xác định thành phần biệt lập trong
câu:
a. Ơi con chim chiền chiện
b.
Thưa ông, bà nhà cho mời ông về ạ!
c.
Ồ, thích thật bài thơ miền Bắc.
d.
Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ
ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kỳ quặc - Con hãy qua đó
đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó
một lát rồi về.
đ. Một lát sau Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi
lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó. Liên hãm nước thuốc ở ở cái siêu đất ra
chiếc bát chiết yêu, Nhĩ đoán thế, nghe tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay
vào nhà.
e.
Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản mũi nhọn như
lưỡi lê- con gái núi rừng có khác
g. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi
càng buồn lắm.
h. Cuối cùng thứ đã chở A-ri lênh đênh giữa
sóng nước là một cái thuyền mảng, trên đó có những chai nước ngọt -cứu tinh của
anh.
d. Mẹ mình đang đợi ở nhà - con bảo - Làm
sao con có thể rời mẹ mà đến được.
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
1.
Có đoạn đối thoại:- A-Gió lạnh nhĩ?
(tình huống gió lạnh, phòng mất điện)
B-Đóng
cửa thì tối.
a. Chỉ ra hàm ý có trong đoạn đối thoại.
b. Đoạn đối thoại trên có vi phạm phương
châm hội thoại không? Vì sao?
2.
Đoạn thơ: Thoắt trông nàng đã
chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây
giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy
mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng
nhan
Càng cay nghiệt lắm,
càng oan trái nhiều!
Hoạn Thư hồn lạc
phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng,
liệu điều kêu ca.
a. Xác định hàm ý của 2 câu in nghiêng.
b. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không?
Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
3.
Trong đoạn trích sau, những câu nào có nghĩa tường minh. Câu nào ngoài nghĩa
tường minh còn có hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý trong câu có hàm ý.
“ Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống
cuống:
- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu
kia. Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái
nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
- Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả
như khi đến.
- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta-
Người lái xe lại nói.
4.
Câu sau đây: “Hôm nay Hà không đi chơi điện tử”
Tìm hàm ý. Diễn đạt câu trên với nghĩa tường
minh?
5.Tìm
hàm ý câu gạch dưới và diễn đạt với nghĩa tường minh?
-
Chiều mai cậu đi học văn với tớ.
- Chiều
mai lớp tớ lao động.
6.
Khi báo ân cho Thúc Sinh, Thuý Kiều có nhắc tới Hoạn Thư:
“Vợ chàng quỷ quái
tinh ma / Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau/ Kiến bò miệng chén chưa lâu/ Mưu
sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” Lời
nói cuả Thuý Kiều có chứa hàm ý gì?
7.
Cho tình huống:
Tuấn
hỏi Nam :
-
Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
- Tôi
thấy họ ăn mặc rất đẹp.
a.
Chỉ ra hàm ý có trong câu trả lời của Nam ?
b.
Đoạn đối thoại trên có vi phạm phương châm hội thoại không? Vì sao?
LIÊN KẾT CÂU
1. “(1) Lên quá độ hai cây số
tôi dừng xe nép vào bên một ta-luy cao có cây rậm.(2) Tôi bật đèn buồng lái.
(3) Điều tôi trông thấy đầu tiên là có vết máu bên vai Nguyệt, vết máu chảy
loang đỏ cả cánh tay áo xanh. (4) Chết thật, cô ta bị thương rồi …” (Nguyễn
Minh Châu)
a. Có thể thay đổi trật tự sắp xếp các câu trong đoạn
văn không ? Vì sao?
b.Phép liên kết nào được
dùng làm phương tiện liên kết câu trong đoạn văn?
2. Các đoạn văn sau đã sử
dụng phép liên kết nào?
a.
( 1) Ngày mai trên đất nước này, sắt, thép có thể có nhiều hơn tre, nứa. ( 2)
Nhưng trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. ( 3 ) Tre vẫn
mang khúc nhạc tâm tình. ( 4 ) Tre sẽ càng tươi trước cổng chào thắng lợi. (Thép Mới)
b.( 1)Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi
trong khoảnh khắc mùa thu. ( 2) Thoắt cái,
trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. ( 3)
Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay-ơn đen nhung hiếm
quí. (Nguyễn Quang Hách)
c.(
1) Vua nâng lưỡi gươm về phía Rùa Vàng.( 2) Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy
thanh gươm và lặn xuống nước. ( 3) Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn
còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ
đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. ( Sự tích Hồ Gươm)
3. Hãy phát hiện và chữa
lỗi về liên kết nội dung và hình thức của đoạn văn sau:
a.(1)
Chim chóc nhiều vô kể.(2) Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. (3) Vài ba con thỏ đi kiếm ăn. (4) Chúng líu lo
trò chuyện, tranh cãi ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được.
b.
(1) Buổi sáng sương muối phủ kín cành cây bãi cỏ .(2) Gió bấc hun hút thổi? (3)
Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù .(4) Nhưng mây bò trên mặt
đất tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
c.
Thuý Kiều và Thuý Vân là hai chị em. Nhưng Thuý Kiều là chị, còn Thuý vân là
em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.
d.Đoàn
thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm
sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá
cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước giáo. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm.
4.
Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức ( biện pháp liên kết ) có
trong đvăn sau:
Nhân
nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân.Trong thế giới
không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.
Thiện
nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ
cho lợi ích của nhân dân.
5.
Hãy chỉ rõ các phép liên kết , phương tiện liên kết trong đoạn sau:
a. “ Khi Chí Phèo tỉnh giấc thì trời đã sáng lên. Mặt
trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên
ngoài là đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ơ đây
người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ
Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.”
b. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là
phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng ,
không bằng đem thời gian, sức lực đọc
mười quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách
mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét