Đề :
Với Truyện Kiều của ND, nghệ thuật tự
sự đã có những bước phát triển vượt bậc
Luận điểm 1: Với Truyện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có
những bước phát triển vượt bậc : Trước
hết là ở nghệ thuật dẫn truyện
- Trung tâm của văn bản không phải là sự
việc mà là nhân vật ,lời văn kể chuyện theo hướng thuyết minh hành động,tâm lí
của nhân vật.Phương thức kể và tả được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, lời kể
không đơn thuần là giới thiệu nhân vật, kể việc mà còn là lời đối thoại, độc
thoại,nhận xét đánh giá, cũng có khi là bình luận. Khi lại là lời kể lời thuyết
minh về lai lịch tính nết nhân vật . ( d/c : Giới thiệu chị em Thúy Kiều, Mã Giám Sinh)
-
Ngôi kể thứ ba với điểm nhìn nghệ thuật linh hoạt khi thì kể theo điểm nhìn từ bên ngoài . Khi
lại được nhìn với điểm nhìn bên trong (d/c: Kể về đức hạnh của chị em
Kiều, lời thoại của Mã Giám Sinh, về
không gian lễ hội trong tiết thanh minh..)
Luận điểm 2: Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có những
bước phát triển vượt bậc qua nghệ thuật
miêu tả thiên nhiên
-
Cảnh không đơn thuần là cảnh mà tả cảnh là tạo không gian để bộc lộ tâm trạng
nhân vật,cảnh luôn gắn với người...Đó là cảnh nhuốm màu tâm trạng hiu hắt đang
diễn ra trong tâm hồn nàng Kiều.(Kiều ở lầu Ngưng Bích )
- Khi tả
cảnh Nguyễn Du còn có khả năng gợi lên một cảnh tượng trong truyện giúp người
đọc hình dung ra cảnh qua những ngôn từ ước lệ. ( Cảnh ngày xuân)
- Nghệ
thuật tả cảnh đạt đến bậc thầy giàu tính tạo hình (Cảnh
ngày xuân)
Luận điểm 3:
Với Truyện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc qua nghệ thuật miêu tả con người:
- Nghệ
thuật tả người phong phú và đa dạng hơn, giàu tính tạo hình, lúc tả theo
bút pháp ước lệ tượng trưng khi tả theo bút pháp tả thực tùy theo từng tuyến
nhân vật phản diện hoặc chính diện. Khi miêu tả chị em Thúy Kiều Nguyễn Du sử
dụng bút pháp ước lệ với từ ngữ mĩ lệ để
tôn vinh cái đẹp.( d/c)
+ Khi kể
về nhân vật phản diện thì Nguyễn Du lại chú ý đến chi tiết hiện thực để người
đọc dễ hình dung ra nhân vật với nét ngoại hình và tính cách rõ nét (Mã Giám
Sinh mua Kiều)
+ Cũng có
khi miêu tả tâm lí gắn với hành động của nhân vật: (Mã Giám Sinh mua Kiều)
+ Khi cần
Nguyễn Du lại tập trung miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ mềm mại - nghệ thuật miêu tả nội tâm (Mã
Giám Sinh mua Kiều)
Đề : Qua văn bản “ Cảnh
ngày xuân” và “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Ngữ văn 9 – Tập 1), em hãy
chứng minh rằng “ Cảnh vật và tâm
trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du bao giờ
cũng vận động chứ không tĩnh tại”
(
Ngữ văn 9 nâng cao)
* Tìm ý, lập dàn ý:
Luận
điểm1. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vận động chứ không tĩnh
tại:
+ Khi miêu tả cảnh Nguyễn Du có
khả năng miêu tả khá độc đáo , luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động
theo thời gian và tâm trạng của nhân vật, cảnh luôn gắn bó với con
người:
+ Trong “ Cảnh ngày
xuân « : Trước hết là cảnh
ngày xuân : tươi sáng trong trẻo , tinh khôi mới mẻ, tràn đầy sức sống
(d/c)
+Vẫn là cảnh thiên nhiên ngày
xuân nhưng chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian , theo tâm trạng
của con người : Cảnh chiều xuân mênh mang, nhạt dần ……(d/c)
+ Hay nơi lầu Ngưng Bích : Thiên
nhiên được nhìn qua tâm trạng của một kẻ cô đơn cô độc thì cảnh vật có vẻ đẹp hoang vắng mênh
mông rợn ngợp
( 6 câu thơ đầu)
+
Vẫn thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích nhưng trong tám câu cuối ta thấy
có sự vận động theo dòng tâm trạng của con người khá tinh tế. Ngòi
bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh
thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể . Cảnh được miêu tả từ xa đến
gần, màu sắc từ đậm sang nhạt, âm thanh từ tĩnh sang động
Luận điểm 2 : Tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du cũng
luôn luôn vận động chứ không tĩnh tại
* Trong “Cảnh ngày
xuân » : Tâm trạng của nhân vật có sự biến đổi theo thời gian
và không gian ngày xuân . thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp , lễ hội
mùa xuân đông vui lòng người cũng nô nức vui tươi, hạnh phúc, hào hứng
phấn khởi hoà trong không khí vui vẻ của hội đạp thanh(d/c)
- Lễ hội tan, cảnh xuân nhạt
dần , tâm trạng con người cũng thay đổi “lần xem , thơ thẩn, nao nao “
* Trong “ Kiều ở lầu
Ngưng Bích” tâm trạng có sự biến đổi khá rõ rệt :
- Trước hết là tâm trạng bẽ bàng
sau đó là suy tư, tự đối diện với chính nỗi niềm của mình, nơi đất
khách quê người tủi hờn ê chề nàng Kiều đã nhớ người yêu và cha mẹ
mình (d/c)
- Nhớ về những người thân yêu
nàng lại nghĩ về cảnh ngộ của mình nỗi niềm ấy được Nguyễn Du miêu
tả khá tinh tế : Từ buồn da diết trong nỗi nhớ quê, nhớ người (d/c)
-> buồn băn khoăn về thân phận bèo dạt hoa trôi của mình(d/c) -> buồn vô vọng trong cái nhìn nhạt
nhoà không hi vọng (d/c) -> Lo sợ hãi hùng về tương lai mờ mịt của
mình, tiếng lòng của nàng Kiều đồng vọng vào thiên nhiên (d/c )
Đề :
Bằng những hiểu
biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày về nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
I/ Tìm hiểu đề
- Đề yêu cầu phân tích một giá trị nghệ thuật nổi bật của nghệ thuật Truyện Kiều: nghệ thuật xây dựng nhân vật. Có thể nói trong văn học trung đại, không có một tác giả thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nhân vật như Nguyễn Du (theo Giáo sư Nguyễn Lộc).
- Chủ yếu sử dụng kiến thức trong các đoạn trích học, có thể vận dụng thêm một số hiểu biết về các nhân vật trong truyện thông qua một vài câu miêu tả mỗi nhân vật.
- Căn cứ vào từng đoạn trích đã học mà khái quát lên đặc điểm bút pháp xây dựng nhân vật của Nguyễn Du, để bố cục bài viết. Không nên phân tích cách viết từng nhân vật, sẽ trùng lặp và thiếu sâu sắc.
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Sức hấp dẫn mạnh mẽ của Truyện Kiều chính là bởi nội dung sâu sắc tình đời được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật đạt đến trình độ mẫu mực của văn chương cổ điển.
- Một trong những thành công xuất sắc của Nguyễn Du là nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật.
B- Thân bài :
1. Miêu tả ngoại hình rất độc đáo
Nguyễn Du khắc hoạ ngoại hình mỗi nhân vật hết sức cô đọng mà vẫn in dấu nét mặt, bộ dạng của từng nhân vật, không ai giống ai.
- Thuý Vân, Thuý Kiều đều đẹp, nhưng Vân thì:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhừng màu da.
Còn Kiều thì :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
- Cũng là trang nam nhi, Từ Hải là anh hùng cho nên chàng hiện ra oai phong lẫm liệt:
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
Kim Trọng là văn nhân, hiện ra thật nho nhã, hào hoa:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
- Cùng là những kẻ xấu xa, bỉ ổi, nhưng Mã Giám Sinh thì : Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao ; còn Sở Khanh thì : Hình dung trải chuốt áo khăn dịu dàng.
Nhìn chung, Nguyễn Du miêu tả nhân vật chính diện theo bút pháp ước lệ nhưng có sự sáng tạo nên vẫn sinh động ; tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực như ngôn ngữ đời thường cũng rất sinh động.
2. Miêu tả nội tâm tinh tế và sâu sắc
- Nguyễn Du thường đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính để nhân vật bộc lộ tâm trạng : Bị đẩy vào lầu xanh, định thoát chết để thoát nhục lại không chết ; bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích, chưa biết tương lai lành dữ ra sao.
- Ông đặc biệt thành công trong miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự của tác giả, qua độc thoại nội tâm và qua tả cảnh ngụ tình :
+ Tâm trạng của Kim Trọng và Thuý Kiều lần đầu tiên gặp nhau được miêu tả qua lời kể của tác giả :
Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
+ Tâm trạng nhớ người yêu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được bộc lộ qua tiếng nói nội tâm của nàng.
+ Tâm trạng cô đơn, lo lắng của Kiều khi một mình ở lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cảnh thiên nhiên.
3. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật sắc sảo
a) Khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ
- Thuý Vân: Với vẻ khuôn trăng đầy đặn, hoa cười ngọc thốt cho thấy tín cách đoan trang, phúc hậu.
- Thuý Kiều : với đôi mắt như làn thu thuỷ, nét xuan sơn toát lên tính cách thông minh, đa cảm,…
- Mã Giám Sinh : vẻ mặt mày râu nhẵn nhụi, trang phục quần áo bảnh bao, cử chỉ ngồi tót sỗ sàng, cho thấy đó là kẻ trai lơ, thô lỗ.
- Hồ Tôn Hiến : cái vẻ mặt sắt cũng ngây vì tình tố cáo bản chất độc ác và dâm ô của viên “trọng thần”.
b) Khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại
- Lời lẽ Từ Hải thường có tính khẳng định thể hiện rõ tích cách khẳng khái, tự tin:
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau
- Thuý Kiều nói với Thúc Sinh : nghĩa nặng nghìn non, Tại ai há dám phụ lòng cố nhân, tỏ rõ nàng là con người trọng ân nghĩa.
- Hoạn Thư liệu điều kêu xin : chút phân đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình, thì đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt,…
C- Kết bài :
- Về phương diện xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đạt những thành công mà chưa tác giả đương thời nào theo kịp. Nhà thơ thường miêu tả rất súc tích, chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể khắc hoạ rõ nét ngoại hình và tính cách nhân vật. Nhưng tuyệt diệu nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
- Truyện Kiều sống mãi với thời gian phần lớn cũng là do những thành tựu nghệ thuật này.
I/ Tìm hiểu đề
- Đề yêu cầu phân tích một giá trị nghệ thuật nổi bật của nghệ thuật Truyện Kiều: nghệ thuật xây dựng nhân vật. Có thể nói trong văn học trung đại, không có một tác giả thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nhân vật như Nguyễn Du (theo Giáo sư Nguyễn Lộc).
- Chủ yếu sử dụng kiến thức trong các đoạn trích học, có thể vận dụng thêm một số hiểu biết về các nhân vật trong truyện thông qua một vài câu miêu tả mỗi nhân vật.
- Căn cứ vào từng đoạn trích đã học mà khái quát lên đặc điểm bút pháp xây dựng nhân vật của Nguyễn Du, để bố cục bài viết. Không nên phân tích cách viết từng nhân vật, sẽ trùng lặp và thiếu sâu sắc.
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Sức hấp dẫn mạnh mẽ của Truyện Kiều chính là bởi nội dung sâu sắc tình đời được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật đạt đến trình độ mẫu mực của văn chương cổ điển.
- Một trong những thành công xuất sắc của Nguyễn Du là nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật.
B- Thân bài :
1. Miêu tả ngoại hình rất độc đáo
Nguyễn Du khắc hoạ ngoại hình mỗi nhân vật hết sức cô đọng mà vẫn in dấu nét mặt, bộ dạng của từng nhân vật, không ai giống ai.
- Thuý Vân, Thuý Kiều đều đẹp, nhưng Vân thì:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhừng màu da.
Còn Kiều thì :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
- Cũng là trang nam nhi, Từ Hải là anh hùng cho nên chàng hiện ra oai phong lẫm liệt:
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
Kim Trọng là văn nhân, hiện ra thật nho nhã, hào hoa:
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
- Cùng là những kẻ xấu xa, bỉ ổi, nhưng Mã Giám Sinh thì : Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao ; còn Sở Khanh thì : Hình dung trải chuốt áo khăn dịu dàng.
Nhìn chung, Nguyễn Du miêu tả nhân vật chính diện theo bút pháp ước lệ nhưng có sự sáng tạo nên vẫn sinh động ; tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực như ngôn ngữ đời thường cũng rất sinh động.
2. Miêu tả nội tâm tinh tế và sâu sắc
- Nguyễn Du thường đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính để nhân vật bộc lộ tâm trạng : Bị đẩy vào lầu xanh, định thoát chết để thoát nhục lại không chết ; bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích, chưa biết tương lai lành dữ ra sao.
- Ông đặc biệt thành công trong miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự của tác giả, qua độc thoại nội tâm và qua tả cảnh ngụ tình :
+ Tâm trạng của Kim Trọng và Thuý Kiều lần đầu tiên gặp nhau được miêu tả qua lời kể của tác giả :
Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
+ Tâm trạng nhớ người yêu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được bộc lộ qua tiếng nói nội tâm của nàng.
+ Tâm trạng cô đơn, lo lắng của Kiều khi một mình ở lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cảnh thiên nhiên.
3. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật sắc sảo
a) Khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ
- Thuý Vân: Với vẻ khuôn trăng đầy đặn, hoa cười ngọc thốt cho thấy tín cách đoan trang, phúc hậu.
- Thuý Kiều : với đôi mắt như làn thu thuỷ, nét xuan sơn toát lên tính cách thông minh, đa cảm,…
- Mã Giám Sinh : vẻ mặt mày râu nhẵn nhụi, trang phục quần áo bảnh bao, cử chỉ ngồi tót sỗ sàng, cho thấy đó là kẻ trai lơ, thô lỗ.
- Hồ Tôn Hiến : cái vẻ mặt sắt cũng ngây vì tình tố cáo bản chất độc ác và dâm ô của viên “trọng thần”.
b) Khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại
- Lời lẽ Từ Hải thường có tính khẳng định thể hiện rõ tích cách khẳng khái, tự tin:
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau
- Thuý Kiều nói với Thúc Sinh : nghĩa nặng nghìn non, Tại ai há dám phụ lòng cố nhân, tỏ rõ nàng là con người trọng ân nghĩa.
- Hoạn Thư liệu điều kêu xin : chút phân đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình, thì đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt,…
C- Kết bài :
- Về phương diện xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đạt những thành công mà chưa tác giả đương thời nào theo kịp. Nhà thơ thường miêu tả rất súc tích, chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể khắc hoạ rõ nét ngoại hình và tính cách nhân vật. Nhưng tuyệt diệu nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
- Truyện Kiều sống mãi với thời gian phần lớn cũng là do những thành tựu nghệ thuật này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét