“...Thơ là chiều sâu, là sự chắt
lọc, kết tinh ” ( Nguyễn Văn Hạnh). Từ đó em hãy trình bày cảm nhận của
mình về chiều sâu suy ngẫm trong đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà
biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này
bà nhóm bếp lên chưa ?
(
Trích ‘‘Bếp lửa’’ - Bằng Việt , Ngữ văn 9 - Tập 1
Luận điểm 1: Suy ngẫm vê hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa:
- Từ
bếp lửa cháu suy ngẫm về ngọn lửa. Điệp từ , giọng thơ xúc động.........gợi
chiều sâu của cảm xúc : từ bếp lửa bà nhen đã sáng bừng lên ngọn lửa
bất diệt ngọn lửa của tình yêu thương, của niềm tin bền bỉ
Luận điểm 2: Suy ngẫm sâu sắc về hình ảnh người bà gắn với
bếp lửa và thể hiện tình yêu thương của cháu:
-
Giọng thơ sâu lắng bùi ngùi mang đầy
hoài niệm suy tư....Hình ảnh bà hiện về qua hồi ức vẫn dáng vẻ tảo tần, chịu
thương chịu khó lặng lẽ hi sinh cả một đời cho gia đình, cho cháu con...
- Bà không chỉ nhóm bếp
lửa bằng rơm rạ mà bà còn nhóm lên trong cháu bao niềm yêu thương, nhóm lên
bao nghĩa tình, và đặc biệt bà còn nhóm dậy cả trong cháu những ước mơ hoài
bão, khát khao của tuổi thơ, bà đã mở rộng tâm hồn cháu bằng ngọn lửa ấm áp
của trái tim bà. Điệp từ nhóm kết hợp với nhịp thơ nhanh gợi ra bao cảm xúc
dạt dào,...
- Cảm xúc ấy sáng bừng lên chất trí
tuệ, hình ảnh bếp lửa đã ngang với điều kì diệu thiêng liêng
Luận
điểm3:. Niềm
thương nhớ của cháu :
- Kết thúc đoạn thơ là câu hỏi tu từ,
hình ảnh thơ giàu sức gợi đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
- Từ
việc lưu giữ kỉ niệm cùng cảm xúc trào dâng cuối cùng kết đọng lại thành
tâm niệm suy tư, thành điểm tựa tinh thần và từ tình cảm gắn bó với
người bà đã được nâng lên thành tình yêu thương gắn bó sâu sắc với quê hương,
đất nước.
Bàn về bài thơ “Bếp lửa”của Bằng Việt có
ý kiến cho rằng: “Bài thơ biểu hiện một
triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có
sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời .”
Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ
nhận định trên?
-Thân
bài:
+Giải
thích lời nhận định:
Những gì là
thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, hay những kỉ
niệm.....gắn bó sâu sắc với chúng ta.
Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình
dài rộng của cuộc đời: Trở thành
điểm tựa, nguồn động lực, tiếp sức cho ta trên mỗi bước đường đời.
+ Phân tích bài thơ để chứng minh theo hai luận
điểm:
*Trong
bài thơ “Bếp lửa” những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người chính là bà,
là bếp lửa, là những kỉ niệm với bà, với bếp lửa......(Có dẫn chứng+ phân tích)
*Bài
thơ có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng. Bà với tình
yêu thương, đức hi sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm áp, thân
thiết.....là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm
tin. Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp lửa vẫn là điểm
tựa, là nguồn động viên, là nơi nâng đỡ...... (Có dẫn chứng+ phân tích)
*Suy
rộng ra, điều đã tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ chính
là quê hương, đất nước.
Phân tích đoạn thơ sau :
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
.......
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa!"
Gợi ý:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác
phẩm, vị trí, nội dung đoạn thơ:Những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về người bà,
về bếp lửa.
* Thân bài:
- Suy ngẫm của người cháu về bà (7 câu đầu)
+ Đó là sự tần tảo, đức hi sinh, tấm lòng yêu thương sẻ chia của bà, hình ảnh
bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa (HS cần căn cứ vào cụm từ chỉ thời
gian: đời bà, mấy chục năm, từ láy tượng hình: lận đận, hình ảnh ẩn dụ: nắng
mưa).
+ Bà đã nhóm dậy những gì cao quý, thiêng liêng nhất của một con người: nhóm
niềm yêu thương, niềm tin, nghị lực.
- Suy ngẫm của người cháu vì bếp lửa, ngọn lửa (câu cuối) hình ảnh bà gắn với
bếp lửa, ngọn lửa. Bếp lửa vốn thân thuộc trong mỗi gia đình bỗng trở lên kỳ lạ
bởi ngọn lửa bà nhóm lên từ chính ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sức
sống, niềm tin ® bếp lửa kì diệu thiêng liêng có sức toả sáng nâng đỡ tâm hồn
cháu trong suốt cuộc đời.
* Kết bài: Suy nghĩ và ước mơ của tác
giả.
Cảm nhận của em về tình bà
cháu và bếp lửa trong bài thơ" Bếp lửa" của Bằng Việt.
Gợi ý:a. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả và bài thơ với
tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp.
b. Thân bài:
- Hình ảnh Bếp lửa khơi
nguồn cho cảm xúc về bà
- kỉ niệm của tình bà cháu gắn liền với Hình ảnh
bếp lửa
Lên
4 tuổi,
Tám năm ròng,
…giặc đốt làng
Đó là thời điểm từ bé đến lớn, ký ức về nỗi cay cực đói nghèo.
- Hình ảnh người bà và bếp lửa
trong nỗi nhớ của người cháu, đó là người bà chịu thương chịu khó, giàu đức hy
sinh
“Rồi sớm rồi chiều…
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
……………chứa niềm tin dai dẳng”
-> Ngọn lửa của trái tim con người, của tình yêu thương mà người bà
truyền cho người cháu, ngọn lửa của niềm tin, của hy vọng.
- Bếp
lửa là hình ảnh của cuộc sống thực đầy vất vả nhọc nhằn của hai bà cháu, và là
hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho tình bà ấm áp.
-
Hình ảnh bếp lửa là sự nuôi dưỡng, nhen nhóm tình cảm yêu thương con người, thể
hiện nỗi nhớ, lòng biết ơn bà, khơi gợi lên cho cháu một tâm hồn cao đẹp.khổ
cuối
c. Kết bài:
Là bài thơ cảm động về tình bà cháu. Tình cảm dạt dào trong lòng
đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp.
Sưu tầm và tổng hợp
Hay
Trả lờiXóa