‘Nhìn
những mùa thu đi’, ‘Con thuyền không bến’ hay ‘Gửi gió cho mây ngàn bay’ đều là
những tuyệt phẩm viết về mùa thu mà khi được cất lên, giai điệu của chúng có
thể khiến bao thế hệ người nghe vỡ òa cảm xúc.
1.
“Gửi gió cho mây ngàn bay” (nhạc sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh)
“... Với bao tà áo xanh đây
mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
Lá vàng, từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa...”
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
Lá vàng, từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa...”
Mùa
thu với bao vẻ đẹp nên thơ của đất trời đã gieo cảm xúc khiến nhạc sĩ Đoàn
Chuẩn viết nên những giai điệu làm say đắm lòng người. Lá đổ muôn chiều,
Chuyển bến hay Tà áo xanh đều được coi là những kiệt tác của âm
nhạc VN. Trong số những tác phẩm viết về mùa thu của Đoàn Chuẩn, không thể
không nhắc tới Gửi gió cho mây ngàn bay. Một bức tranh sinh động về thu Hà
Nội đã được cố nhạc sĩ gửi gắm trong từng nốt nhạc và ca từ đầy lãng mạn
Đó
là một mùa thu “lá vàng từng cánh rơi từng cánh” khiến tác giả “thấy hối tiếc
nhiều” vì “thuyền đã sang bờ, đường về không lối”. Trong suốt cuộc đời, Đoàn
Chuẩn sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều nắm giữ vị trí
quan trọng trong trái tim người yêu nhạc VN hơn nửa thế kỷ qua. Năm nay, khi Hà
Nội tròn 1000 năm tuổi cũng vào mùa thu, giai điệu của Gửi gió cho mây ngàn
bay một lần nữa lại vang lên như đem “mùa thu trần gian” năm nào trở về.
Khánh Ly, Tuấn Ngọc hay Thu Hà đều là những nghệ sĩ thể thiện ca khúc này thành
công.
2.
“Thu cô liêu” (nhạc sĩ Văn Cao)
“... Thu cô liêu, tịch liêu
Cô thôn chiều, ta yêu thu, yêu mùa thu
Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi
Một mùa thi, một mùa thi
Lá xanh rơi rụng, buồn chi lá vàng...”
Cô thôn chiều, ta yêu thu, yêu mùa thu
Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi
Một mùa thi, một mùa thi
Lá xanh rơi rụng, buồn chi lá vàng...”
Dường
như mùa thu có mối duyên nợ kỳ lạ với cố nhạc sĩ Văn Cao. Khi sinh thời, ônh
từng tâm sự rằng: “Những kỷ niệm về mùa thu thì có quá nhiều trong cuộc đời,
không chỉ mùa thu cách mạng mà còn cả mùa thu tình ái. Mùa thu gợi một cái gì
đó về nam nữ, có lẽ là mùa cưới. Mùa cưới của chúng ta cũng lại vào mùa thu.
Cái lành lạnh của mùa thu và những chiếc lá thay đổi màu cũng khiến tâm tính
con người trở nên khác lạ”.
Là
một trong ba tác phẩm viết về thu của cố nhạc sĩ Văn Cao, Thu cô liêumang
giai điệu êm đềm, dịu dàng giống như tâm hồn tươi trẻ của một cô thôn nữ đang
khám phá vẻ đẹp của buổi chiều thu. Mùa thu là mùa đem tới những xúc cảm bâng
khuâng, khơi gợi tình yêu giữa đôi lứa. Hình ảnh ca sĩ Hồng Nhung duyên dáng
cất cao tiếng hát trong trẻo giữa một bãi cỏ lau đu đưa trong gió đã trở nên
gắn liền với nhạc phẩm Thu cô liêu trong suốt bao năm qua
3.
“Mùa thu lá bay” (nhạc Hoa, lời Việt)
“... Mùa thu lá bay anh đã đi
rồi
Vỡ tan ôi bao giấc mộng lứa đôi
Giờ đành lìa xa thế nhân sầu đau
Hẹn anh kiếp sau ta nhìn thấy nhau...”
Vỡ tan ôi bao giấc mộng lứa đôi
Giờ đành lìa xa thế nhân sầu đau
Hẹn anh kiếp sau ta nhìn thấy nhau...”
Có
một thời, nhạc phẩm Mùa thu lá bay đã tạo nên hiện tượng lớn đối với
đông đảo công chúng yêu nhạc VN. Trong các buổi biểu diễn âm nhạc ngày trước,
khi người dẫn chương trình giới thiệu nữ ca sĩ hải ngoại Kim Anh bước ra sân
khấu thể hiện ca khúc này, ở phía dưới khán giả là những tràng pháo tay giòn
giã không ngớt. Mùa thu lá bay đã làm nên tên tuổi của Kim Anh hay
ngược lại, là điều mà chưa ai dám khẳng định. Chỉ biết rằng từ lâu, mỗi khi câu
hát “Một ngày sống bên anh sẽ muôn đời” vang lên, người nghe chỉ biết nín lặng
và chìm đắm trong giọng ca đầy mê hoặc của Kim Anh
Mùa
thu cũng là mùa của sự biệt ly, chia lìa lứa đôi. Giai điệu mang nhiều tâm
trạng của Mùa thu lá bay để lại cho người nghe nỗi khắc khoải và
chạnh lòng khi nghĩ tới những kỷ niệm xưa cũ. Người con gái trong ca khúc tự
gặm nhấm nỗi xót xa và mong một ngày được đoàn tụ với người mình yêu ở kiếp
sau, khi đó tình yêu là “thiên thu”. Lần đầu tiên Kim Anh trình diễn Mùa
thu lá bay là vào năm 1977. Sau hơn 30 năm, chị đã có dịp trở về quê hương
và đứng giữa khán giả thể hiện lại ca khúc này với chất giọng trầm ấm như chưa
từng bị mai một, trong đêm nhạc diễn ra hồi cuối tháng 8 ở Hà Nội.
4.
“Con thuyền không bến” (nhạc sĩ Đặng Thế Phong)
“... Đêm nay thu sang cùng heo
may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng...”
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng...”
Là
một trong số ít ỏi ba ca khúc của nhạc sĩ bạc mệnh Đặng Thế Phong,Con thuyền
không bến cho đến nay vẫn được xem là tác phẩm bất hủ nhất của tân nhạc
VN. Từng giai điệu tê tái, não nề của ca khúc này đã để lại dấu ấn không thể
phai nhòa trong tâm trí người yêu nhạc VN suốt gần 70 năm qua. Con thuyền
không bến được Đặng Thế Phong sáng tác dành tặng riêng cho cô Tuyết -
người yêu của ông khi đó. Trong một đêm trắng mùa thu trên sông Thương, chàng
nhạc sĩ trẻ đã biến nỗi nhớ thương người yêu nơi xa thành một tuyệt phẩm.
Con
thuyền không bến là một hình ảnh đậm chất thơ. Thuyền trôi lờ lững trên
dòng nước mênh mang trong một đêm thu chớm lạnh cùng “heo may”, “sương lam mờ
chân mây”, “ánh trăng mờ chiếu”. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong đã diễn tả tâm trạng
khắc khoải, nhung nhớ của những thanh niên trẻ trong thời chiến. Tình yêu của
họ bơ vơ, lạc lõng cũng giống như con thuyền trôi bên con sông mùa thu, không
biết đâu là bến bờ. Giọng hát khàn đục đặc trưng của nữ ca sĩ Khánh Ly đã thổi
hồn và đem đến sức sống mãnh liệt mãi trường tồn cùng thời gian cho nhạc
phẩm Con thuyền không bến
5.
“Không còn mùa thu” (nhạc sĩ Việt Anh)
“...
Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềm
Không còn lời ru, mơ trên môi mềm
Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm sâu
Anh làm mùa thu, cho em mơ màng...”
Ngoài
vẻ đẹp quyến rũ làm xao xuyến lòng người, mùa thu với những lời ru, ánh trăng
thề, những con đường hiu quạnh còn đem lại cảm giác buồn man mác. Đó là sự hoài
niệm về những gì đã qua, về mối tình cũ đã chìm trong quá khứ. Mùa thu đến và
đi quá đột ngột, cũng giống như chuyện tình dang dở của cô gái trong ca
khúc Không còn mùa thu, để lại bao nuối tiếc và thương nhớ. Những ký ức về
cuộc tình cũ cứ hiện về trong tâm trí của cô gái ấy mỗi độ thu sang.
Không
còn mùa thu gắn liền với tiếng hát của nữ ca sĩ được mệnh danh là giọng ca
"mùa thu Hà Nội" - Thu Phương . Giai điệu trữ tình cùng chất giọng
nồng nàn, tha thiết của Thu Phương gợi cho người nghe một cảm giác xao xuyến,
bồi hồi. Nhắc tới mùa thu, hầu như ai cũng hình dung ra sắc vàng. Đó là màu của
những chiếc lá rơi bên thềm, của ánh trăng khuya và cũng là màu vàng tê tái của
những ký ức tươi đẹp đã qua, chìm khuất tận nơi chân trời.
8.
“Buồn tàn thu” (nhạc sĩ Văn Cao)
“… Nghe bước chân người sương
gió
Xa dần như tiếng thu đang tàn
Ôi người gió sương em mơ thương bao lần
Và chờ tin hồng đến
Đêm mùa thu chết…”
Xa dần như tiếng thu đang tàn
Ôi người gió sương em mơ thương bao lần
Và chờ tin hồng đến
Đêm mùa thu chết…”
Buồn
tàn thu là sáng tác đầu tay của cố nhạc sĩ Văn Cao viết năm 1939 với lời
tựa dành cho nhạc sĩ Phạm Duy: “Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo
nhạc buồn của tôi khắp chốn”. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là người đầu tiên trình
diễn ca khúc này trong thập niên 1940. Giai điệu buồn da diết với nhịp điệu
chậm rãi của Buồn tàn thu thể hiện nỗi sầu thương của một người thiếu
phụ mòn mỏi chờ đợi người yêu để rồi chết cùng mùa thu.
Nỗi
vấn vương của người thiếu phụ trong bài hát cứ bay theo những chiếc lá vàng.
Ngồi trong nhà đan áo, nàng nhắn nhủ gió, mây và những cánh chim uyên đưa duyên
tới người tình trong sự vô vọng. Năm tháng cứ thế trôi qua và trong một đêm mùa
thu chết, tình yêu của nàng đã “rơi theo lá vàng”. Những giọng nữ cao như Thái
Thanh, Kim Tước hay sau này là Ánh Tuyết đã thổi hồn cho Buồn tàn
thu
9.
“Nhìn những mùa thu đi/ Nắng thủy tinh” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)
“… Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng…”
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng…”
“… Chiều đã đi vào vươn mắt
em
Mùa thu qua tay đã bao lần
Ngàn cây thắp nến lên hai hàng
Màu nắng bây giờ trong mắt em…”
Mùa thu qua tay đã bao lần
Ngàn cây thắp nến lên hai hàng
Màu nắng bây giờ trong mắt em…”
Nhìn
những mùa thu đi và Nắng thủy tinh đều là hai nhạc phẩm bất tử
về mùa thu mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho kho tàng âm nhạc VN. Đều
lấy hình ảnh là một buổi chiều thu, nhưng nếu như Nắng thủy tinh là
một “chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm” thì buổi chiều trong Nhìn
những mùa thu đi lại “đơn côi bàn tay quên lối, đưa em về nắng vương nhè
nhẹ”. Trong cuộc đời của mỗi con người, ai rồi cũng sẽ phải đón nhận những mùa
thu đi qua và “nghe tên mình vào quên lãng”. Mùa thu đến và đi để lại bao cảm
xúc bâng khuâng, ngậm ngùi.
Khoảnh
khắc hai nữ ca sĩ Khánh Ly và Lệ Thu cùng nhau đứng trên sân khấu thể
hiện Nhìn những mùa thu đi và Nắng thủy tinh là một hình
ảnh đẹp đã in sâu vào ký ức của công chúng hâm mộ nhạc Trịnh Những hoài cảm sâu
sắc của biết bao người nghe đã, đang và sẽ vẫn trào dâng mỗi khi những giai điệu
êm đềm ấy được ngân vang. Mùa thu cũng là lúc để chúng ta hoài niệm về quá khứ,
để tâm hồn mình “buồn dâng mênh mang” và lắng đọng theo từng nốt nhạc xưa cũ.
Nguyên Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét