Trong các nhà thơ nữ thời hiện đại, tôi thích tìm đọc thơ của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Nguyễn Thị Hồng Ngát. Mỗi người một phong cách, song tựu trung đều giống nhau ở một điểm: Cả ba chị đều lấy thơ ca làm nơi trú ngụ cuối cùng của trái tim. Nói thế cũng có nghĩa là, nếu không có tâm trạng thực sự, khổ đau thực sự, xúc động thực sự, cả ba chị đều không thể nào cầm bút viết thành thơ. Đằng sau mỗi bài thơ của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát đều có một cái gì đó. Một cái gì đó rất khó gọi thành tên, nhưng nó làm nên sức nặng cho những con chữ.
Giọng thơ của Xuân Quỳnh là
giọng thơ buồn thương của định mệnh - buồn thương ngay cả khi tác giả cố gắng
"Tự hát" lên mà vẫn bị nỗi buồn ấy ám ảnh không tha:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
Giọng thơ của Phan Thị Thanh
Nhàn là giọng thơ hoài tiếc đến cực đoan - một sự cực đoan rất đáng yêu, đáng
để phái mày râu phải giật mình nhìn lại con đường và nhìn xuống đôi bàn chân
của mình:
Nếu anh đi với người yêu
Chỉ xin anh nhớ một điều nhỏ thôi
Con đường ta đã dạo chơi
Xin đừng đi với một người khác em
Chỉ xin anh nhớ một điều nhỏ thôi
Con đường ta đã dạo chơi
Xin đừng đi với một người khác em
Còn giọng thơ Nguyễn Thị Hồng
Ngát thì sao? Có phải là giọng thơ của một người đàn bà khát? Và ý nghĩa tượng
trưng của cơn khát này là gì, mỗi khi chị đưa đôi mắt đăm chiêu và hy vọng nhìn
mãi lên trên cao:
Ngước nhìn thăm thẳm trời xanh
Mỗi lần KHÁT - tự biến thành… giọt mưa
Mỗi lần KHÁT - tự biến thành… giọt mưa
Đúng là tác giả đã tự hóa thân
để mà giải thoát, chứ không phải giải khát thông thường. Một sự hóa thân thật
kỳ lạ và tuyệt vời! Cơn khát ở đây chính là cơn khát của nỗi khắc khoải nghệ
thuật. Vâng, Hồng Ngát đã dùng vẻ đẹp của thơ ca làm những liều thuốc để an ủi
chính mình. Điều này được bộc bạch, hé lộ rất rõ trong tập thơ mới nhất của chị
có tên là "CỎ THƠM MÂY TRẮNG". Một cái tên thật gợi, vừa rất gần lại
vừa rất xa.
Với bốn nhăm bài góp mặt trong
tập - tôi đã đọc và đã tìm thấy những câu thơ, những bài thơ của chị phải trả
giá bằng cả cuộc đời - cuộc đời của một người đàn bà quyết tâm tồn tại giữa bao
nỗi đa mang, trắc ẩn có tên và không có tên:
Sao có lúc lòng buồn đến thế
Dù vẫn cười như chẳng có gì đâu
Mỗi ngày sống vẫn làm đủ việc
Nào đâu hay người đổi mặt thay màu
Dù vẫn cười như chẳng có gì đâu
Mỗi ngày sống vẫn làm đủ việc
Nào đâu hay người đổi mặt thay màu
Bài thơ cứ tiếp tục trôi đi một
cách thật nhẹ nhàng, thật đắm đuối với một câu hỏi tưởng chừng bâng quơ:
Sao có lúc lòng buồn đến thế
Dòng sông xưa còn đỏ phù sa?
Ta về quê nhớ một thời khao khát
Cỏ rất thơm mây trắng rất hiền hòa
Dòng sông xưa còn đỏ phù sa?
Ta về quê nhớ một thời khao khát
Cỏ rất thơm mây trắng rất hiền hòa
Rồi đánh đùng một cái, bài thơ
bất ngờ khép lại cũng bằng một câu hỏi - câu hỏi lúc này không còn bâng quơ nữa
- một câu hỏi không dễ trả lời:
Những người tốt đi đâu hết cả
Thương cây còn cố giữ một màu xanh…
Thương cây còn cố giữ một màu xanh…
Bỗng dưng nhớ và nghĩ tới tên
gọi của tập thơ - ẩn giữa cái rất gần và rất xa tưởng như mơ mộng ấy - là một
nỗi xót xa khôn cùng. Nỗi xót xa ấy còn được lặp lại dữ dội hơn nữa ở trong
những câu thơ cuối cùng của bài "Đi tìm sự bình yên":
Sống khó quá làm sao không mệt mỏi
Đi đâu giờ để có được bình yên
Giữa nhà mình gió bão vẫn từng cơn
Lòng không tĩnh làm sao đời tĩnh được?
Đi đâu giờ để có được bình yên
Giữa nhà mình gió bão vẫn từng cơn
Lòng không tĩnh làm sao đời tĩnh được?
Nhưng điều đáng quý nhất là dù
mệt mỏi đến đâu, nữ thi sĩ vẫn ngẩng cao đầu và can đảm cất bước. Chị đi, đi để
chứng minh tình yêu cuộc sống của mình không bao giờ vơi cạn:
Em vẫn đi dù biết mỗi năm bạn bè cứ vơi dần
Họ đã lánh về miền xa thẳm
Để lại một tình yêu thầm lặng
Một tình yêu vời vợi không lời
Họ đã lánh về miền xa thẳm
Để lại một tình yêu thầm lặng
Một tình yêu vời vợi không lời
Tình yêu vời vợi không lời của
Hồng Ngát không chỉ dành riêng cho bạn bè mà còn dành cho những mảnh đất, những
âm thanh mà chị đã từng sống, từng nghe - một tình yêu khiến ta không ngủ nổi
vì những cánh bèo đã chìm trong đất, những mạch nước giếng làng trong vắt đã
được đổ đầy bằng gạch xỉ gạch than:
Làng làm gì còn ao? Làm gì còn bờ bãi
Làng lên phố lâu rồi - Bản giao hưởng từ thủa hồng hoang
Sao con ngân mãi
Uôm uộp trong đêm - uôm uộp trong lòng
Làng lên phố lâu rồi - Bản giao hưởng từ thủa hồng hoang
Sao con ngân mãi
Uôm uộp trong đêm - uôm uộp trong lòng
(Đêm nghe tiếng ễnh ương kêu)
Tiếng ễnh ương kêu than trong
đêm đã hóa thành tiếng lòng thắc thỏm của nhà thơ.
Đến đây tôi bỗng nhận ra một
điều ở trong "CỎ THƠM MÂY TRẮNG": Trong các bài thơ của Hồng Ngát đầy
rẫy những câu hỏi, và chính những câu hỏi đó đã làm nên tính công dân, tính tư
tưởng cũng như tạo ra chất thơ, hồn thơ của chị - Đó là một giọng thơ nữ không
thể trộn lẫn, vừa nhạy cảm lại vừa thẳng thắn; nhạy cảm với mọi sự đời và thẳng
thắn với chính bản thân mình. Có lúc đọc thơ, lại ngỡ như đang đọc trộm nhật ký
của chị:
Đã định chào thơ không tri âm tri kỷ cùng thơ
nữa
Đã nói dỗi như thể bao nhiêu lần rồi nhưng khi gặp bạn bè thân thiết
vui quá lại quên khuấy đi
Lại cầm bút lại muốn viết lại muốn chia sẻ lại muốn nói về cuộc sống
tuy vất vả nhọc nhằn nhưng vẫn đáng yêu
Đã nói dỗi như thể bao nhiêu lần rồi nhưng khi gặp bạn bè thân thiết
vui quá lại quên khuấy đi
Lại cầm bút lại muốn viết lại muốn chia sẻ lại muốn nói về cuộc sống
tuy vất vả nhọc nhằn nhưng vẫn đáng yêu
(Dỗi).
Những trang thơ giống như nhật
ký như thế, có rất nhiều rất nhiều trong thơ của Nguyễn Thị Hồng Ngát. Đây là
một phong cách và cũng là một thế mạnh của chị để đi vào lòng bạn đọc. Biết là
vậy, nhưng không phải ai cũng có đủ bản lĩnh, đủ tự tin để thổ lộ đến cùng
những suy nghĩ của mình - một sự thổ lộ không khoan nhượng giữa cái tốt và cái
xấu, giữa cái thiện và cái ác. Mặc dù đã có lúc chị rụt rè tự nhủ:
Đời vốn thế thôi thì ta biết vậy
Hãy lặng yên như chẳng biết gì
Hãy lặng yên như một kẻ ngu si
Mọi sự ghét bắt nguồn từ sự nói
Hãy lặng yên như chẳng biết gì
Hãy lặng yên như một kẻ ngu si
Mọi sự ghét bắt nguồn từ sự nói
(Đi tìm sự bình yên)
Nhưng cuối cùng thì nhà thơ
chân chính trong chị vẫn cứ phải lên tiếng, và có nói ra, thì chị mới đúng là
chị:
Phim quay mãi vẫn cứ là vô tận
Chỉ cuộc đời là hữu hạn mà thôi
Ước gì người với người là bạn
Nhỏ nhen chi? Chật hẹp lắm cõi đời.
Chỉ cuộc đời là hữu hạn mà thôi
Ước gì người với người là bạn
Nhỏ nhen chi? Chật hẹp lắm cõi đời.
Trên phim toàn nói điều tốt đẹp
Ước gì đời - sống cũng đẹp như phim
Cao cả với thấp hèn - hai cực
Để cho ai cứ mãi mãi đi tìm…
Ước gì đời - sống cũng đẹp như phim
Cao cả với thấp hèn - hai cực
Để cho ai cứ mãi mãi đi tìm…
(Phim và Đời)
Cũng có lúc chị biết sợ - sợ
rất nhiều thứ. Nghe những nỗi sợ mà chị liệt kê ra, người khó tính dễ cho chị
là người… lẩn thẩn: "Sợ tất cả từ trẻ thơ - đầu bạc/ Sợ vô tâm làm khổ
người thân/ Sợ mèo đói, sợ chó tru khát nước/ Sợ con đau, sợ chẳng thể đỡ đần/
Sợ bè bạn xa gần quên nhớ/ Sợ quê hương gần đó mà xa/ Sợ chồng giận mỗi lần sơ
ý/ Sợ anh em ruột thịt trong nhà" (Sợ)
Nhưng khi chị đã vượt qua sự tê
tái, vượt qua những âu lo, vượt qua bao đau buồn - nỗi sợ của chị bùng cháy lên
thành một Điểm Ngời Sáng rực rỡ triết lý nhân sinh:
Sống một ngày cho thật đáng sống hơn
Còn thấy sợ bởi còn yêu đời lắm
Còn thấy sợ bởi còn yêu đời lắm
Chính vì Hồng Ngát biết quý,
biết nao nức, biết chắt chiu từng ngày từng giờ, thậm chí từng phút những gì
trần gian và bầu trời đã ban tặng cho mình nên tất cả những bài thơ viết về mùa
xuân của chị, vừa mang cái sinh lực của thiếu nữ lại vừa có được cái tinh lực
của một người từng trải:
Một chút nhớ thôi - nhẹ như tơ
Một chút thảo thơm giữa hững hờ
Một lời thân mến tan mệt nhọc
Hoa đào vẫn thắm giữa vườn xưa.
Một chút thảo thơm giữa hững hờ
Một lời thân mến tan mệt nhọc
Hoa đào vẫn thắm giữa vườn xưa.
Xuân đã về kia gió gió bay
Nhớ thương ba vạn sáu ngàn ngày
Vẫn làm như thể không thương nhớ
Muối mặn ba năm gừng vẫn cay.
Nhớ thương ba vạn sáu ngàn ngày
Vẫn làm như thể không thương nhớ
Muối mặn ba năm gừng vẫn cay.
(Khi mùa xuân tới)
Bên cạnh một Hồng Ngát nhạy
cảm, thẳng thắn ở mảng thơ thế sự, ta lại phát hiện thêm một Hồng Ngát thật đắm
say và nồng nàn trong những câu thơ chị viết về những người thân thương và gần
gũi nhất của mình:
Em mới hiểu ta cần nhau đến thế
Giữa mênh mông ngả cuối của cuộc đời
Mỗi ngày sống càng nâng niu gìn giữ
Cả khi chết đi cũng không thể xa rời…
Giữa mênh mông ngả cuối của cuộc đời
Mỗi ngày sống càng nâng niu gìn giữ
Cả khi chết đi cũng không thể xa rời…
(Không thể xa rời)
Nguyễn Thị Hồng Ngát đã lên
chức bà, nhưng gặp chị và nhất là đọc thơ của chị, tôi thấy chị trẻ quá - sự
trẻ trung, nói đúng ra là sự trẻ thơ của một người lấy thi ca làm cứu cánh tin
cậy, làm chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua những giai đoạn nghiệt ngã
nhất của cuộc đời. Và chị đã vượt qua được! Chị có một cuốn tiểu thuyết lấy tên
là "Hai lần sống một mình". Nhưng hình như chị chưa bao giờ phải sống
một mình - bên trong trái tim của một người đàn bà gặp nhiều sóng gió vẫn có
một cô bé con trong trẻo tên là Hồng Ngát luôn lạc quan mỉm cười, luôn hồn
nhiên cất cao tiếng hát. Chính nhờ cô bé con ấy, nụ cười ấy, tiếng hát ấy mà
chị luôn có thơ. Từ "NHỚ VÀ KHÁT" đến "CỎ THƠM MÂY TRẮNG"
là cả một chặng đường dài. Thơ chị càng ngày càng đằm sâu hơn và day dứt hơn,
chính vì thế cũng giản dị hơn, thân thiết hơn với muôn nẻo đời thường. Điều
đáng trân trọng nhất là thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát chưa bao giờ cần đến sự trang
điểm hay làm điệu chữ nghĩa bằng son phấn mà vẫn tràn đầy nữ tính và sự duyên
dáng. Một giọng thơ nữ dù tác giả có đãng trí quên đề tên, nhưng tôi tin, bạn
đọc vẫn có thể nhận ra người nữ thi sĩ quen thuộc của mình
Nguồn :Báo mới .com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét