Tôi có đọc bài: “Học văn - thực trạng cần báo động” của tác giả Khánh Hòa đăng trên báo Giáo dục và Thời đại - số 147 (trang 9). Tôi đồng ý với nhận xét của tác giả Khánh Hòa nêu ra: "Học sinh bây giờ không thích học văn", tác giả có dẫn giải đưa ra một số dẫn chứng để chứng minh, thống kê bằng con số: 50% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông không biết viết một bài làm văn theo đúng yêu cầu, viết sai chính tả, ngữ pháp, câu văn không gãy gọn. Luyện khá kỹ các thao tác văn nghị luận chứng minh, giải thích, bình luận, v.v... vậy mà tất cả vô hiệu hóa...
Sau đó tác giả nêu nguyên nhân học sinh không thích học văn: thờ ơ, coi thường môn văn (có cả các bậc phụ huynh), thực dụng với những ngành học mà sau này làm ra tiền...Đọc bài của tác giả Khánh Hòa có nhiều thầy cô giảng dạy bộ môn Ngữ văn thấy đau xót vô cùng về thực trạng học văn của học sinh phổ thông hiện nay, không những không thích học mà còn rất lười. Bởi vậy "vấn đề học văn của học sinh phổ thông cần được bàn thêm".
Tôi rất thông cảm với tâm trạng của tác giả Khánh Hòa và góp thêm một số ý kiến về thực trạng học văn của học sinh hiện nay: rất lười, bài không soạn (có lớp đạt con số kỷ lục 70% - 80%). Khi hỏi bài soạn đâu có em thản nhiên trả lời: “để quên ở nhà”, thầy cô bảo cho về lấy thì các em lấy lý do là nhà ở xa, v.v... Chẳng những thế câu trả lời còn thiếu từ "em" là chủ ngữ, vở ghi chép lung tung, có bài ghi một phần rất nhỏ xong để đấy, đa số ghi chữ được chữ chăng, không chú ý nghe giảng, thích cười đùa nói chuyện mất trật tự hay nói tục chửi bậy (thậm chí có em ghi một quyển cả văn, toán, ngoại ngữ...), ý thức học tập rất yếu. Tuy vậy, có một số em thích học văn, con số này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đa số là các em nữ. Có nhiều em một câu ca dao rất quen thuộc, hay câu thơ cũng không biết, như câu:
"Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền".
Khi gọi các em lên đọc bài, có em đọc từ “về” thành từ “tôi”, từ “thì” thành từ “ta”, không hiểu các em cố tình xuyên tạc đi như thế hay là các em không thuộc bài, làm cho câu ca dao mất cái hay, cái vẻ duyên dáng trữ tình, sai lệch cả nội dung - nhiều thầy cô kêu ca không chịu nổi, tức "anh ách", ấy là tôi chưa kể đến vấn đề các em phân tích nội dung và nghệ thuật của câu ca dao, đã có em phân tích theo kiểu: “chữ tác ra chữ tộ - i hi ra ô hô” làm sai lệch nội dung câu ca dao đẹp như vậy, hay như vậy? Thật đáng buồn.Còn kiến thức để làm bài tập làm văn thì ra sao? Rỗng tuếch. Khi thầy cô ra đề, lần nào các em cũng kêu là đề khó (kể cả đề dễ). Các em chỉ thích các thầy cô "bầy cỗ sẵn' để "chọn miếng ngon ăn" - các em thích có dàn bài thầy cô làm sẵn còn các em chẳng chịu làm dàn bài bao giờ, cho nên kết cấu bài văn không chặt chẽ, ý không lôgic là thế hoặc giở tài liệu có sẵn ghi chép vào bài làm (chép những chỗ gần giống vào bài).
Thật vô cảm, không chịu động não suy nghĩ gì cả. Học bài thì dập khuôn, làm bài thì thiếu hình ảnh và từ ngữ hay, thích sao chép làm cho bài văn thiếu sinh động, mất vẻ đẹp mượt mà, trong sáng. Trên tờ giấy chỉ là những con chữ, dòng chữ giấy trắng mực đen thật khô khan, không có hồn. Khi diễn đạt câu ca dao “Ai ơi bưng bát cơm đầy”, có em diễn đạt thật ngô nghê, diễn nôm, câu viết dài dòng, lặp từ... Ví dụ "đây chính là lời khuyên mà người nông dân nói với mọi người rằng họ lao động vất vả lắm mới có bát cơm đầy, nên phải nhớ ơn họ khi bưng bát cơm đầy". Học sinh chưa thấy được việc học văn là để giáo dục lý tưởng, tình cảm, bồi dưỡng tính nhân bản, nhân văn của con người.Theo tôi, việc học sinh phổ thông hiện nay không thích học văn, lười học có một số nguyên nhân sau:
- Học sinh ít đọc sách, không chịu học bài, soạn bài để tăng thêm vốn sống, vốn văn học, vốn hiểu biết để thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương.
- Thời đại công nghiệp điện tử phát triển, các em bị cuốn hút vào các chương trình Intemet, trò chơi điện tử, các đĩa hát, băng nhạc...
- Thời kỳ kinh tế thị trường làm cho con người thực tế và thực dụng hơn với các bộ môn khoa học tự nhiên dễ kiếm ra lợi nhuận...
- Ý chí học tập của học sinh chưa cao, chưa có quyết tâm và ý chí tiến thủ, chưa say mê.Rõ ràng học sinh phổ thông hiện nay chưa thấy được tác dụng của việc học tập bộ môn ngữ văn là cần thiết cho việc giao tiếp hàng ngày, cho việc diễn đạt hành văn các bộ môn khoa học khác như toán, lý, hóa, sử, địa... nhất là những bộ môn sử dụng nhiều đến lý thuyết rất cần cách diễn đạt lập luận rõ ràng.
Hơn nữa các em chưa thấy được tầm quan trọng của câu nói "Văn học là nhân học" nghĩa là văn học là khoa học về con người, tức là học cách làm người, nên việc học tập bộ môn Ngữ văn bị các em chểnh mảng hoặc lãng quên.
Thật vô cảm, không chịu động não suy nghĩ gì cả. Học bài thì dập khuôn, làm bài thì thiếu hình ảnh và từ ngữ hay, thích sao chép làm cho bài văn thiếu sinh động, mất vẻ đẹp mượt mà, trong sáng. Trên tờ giấy chỉ là những con chữ, dòng chữ giấy trắng mực đen thật khô khan, không có hồn. Khi diễn đạt câu ca dao “Ai ơi bưng bát cơm đầy”, có em diễn đạt thật ngô nghê, diễn nôm, câu viết dài dòng, lặp từ... Ví dụ "đây chính là lời khuyên mà người nông dân nói với mọi người rằng họ lao động vất vả lắm mới có bát cơm đầy, nên phải nhớ ơn họ khi bưng bát cơm đầy". Học sinh chưa thấy được việc học văn là để giáo dục lý tưởng, tình cảm, bồi dưỡng tính nhân bản, nhân văn của con người.Theo tôi, việc học sinh phổ thông hiện nay không thích học văn, lười học có một số nguyên nhân sau:
- Học sinh ít đọc sách, không chịu học bài, soạn bài để tăng thêm vốn sống, vốn văn học, vốn hiểu biết để thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương.
- Thời đại công nghiệp điện tử phát triển, các em bị cuốn hút vào các chương trình Intemet, trò chơi điện tử, các đĩa hát, băng nhạc...
- Thời kỳ kinh tế thị trường làm cho con người thực tế và thực dụng hơn với các bộ môn khoa học tự nhiên dễ kiếm ra lợi nhuận...
- Ý chí học tập của học sinh chưa cao, chưa có quyết tâm và ý chí tiến thủ, chưa say mê.Rõ ràng học sinh phổ thông hiện nay chưa thấy được tác dụng của việc học tập bộ môn ngữ văn là cần thiết cho việc giao tiếp hàng ngày, cho việc diễn đạt hành văn các bộ môn khoa học khác như toán, lý, hóa, sử, địa... nhất là những bộ môn sử dụng nhiều đến lý thuyết rất cần cách diễn đạt lập luận rõ ràng.
Hơn nữa các em chưa thấy được tầm quan trọng của câu nói "Văn học là nhân học" nghĩa là văn học là khoa học về con người, tức là học cách làm người, nên việc học tập bộ môn Ngữ văn bị các em chểnh mảng hoặc lãng quên.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét