Nguyễn Thị Bích Trâm
“Lão Hạc" viết về người nông dân trước
cách mạng tháng tám.Đọc tác phẩm chúng ta không thể nào quên được hình ảnh lão
nông dân gầy guộc, râu tóc bơ phờ, cặp mắt nhìn xuống đầy u uẩn, khuôn mặt hằn
sâu bao nhiêu là nếp nhăn của suy tính, muộn phiền về nhiều nỗi cơ cực ở đời.
Đây là một lão nông dân chân lấm tay bùn không tuổi, không tên trong các làng
quê tiêu điều, hẻo lánh thời ấy. Lão Hạc hiện lên trong tác phẩm mang bi kịch
của sự nghèo khổ, bất hạnh, cái chết nhưng
tấm lòng yêu thương con thiêng liêng, sâu nặng vẫn ngời sáng, bất tử
.
1/ Đọc
truyện Lão Hạc, người đọc đau nỗi đau tột cùng của một kiếp người khốn khổ để rồi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của một lão
nông nghèo: nhân hậu biết bao,lương thiện biết bao! Ẩn sâu trong trái tim con
người ấy là lòng yêu thương của một
người cha mà bao la như lòng
người mẹ .
“Lão Hạc” là câu chuyện về cuộc đời bi thảm của một
lão nông nghèo chịu nhìêu bất hạnh .Vợ chết ,Lão Hạc và con trai sống
trên mảnh vườn ba sào .Một ngày kia ,người con trai của lão không có tiền cưới
vợ ,bỏ đi làm phu đồn điền.Lão Hạc sống
một mình với con chó Vàng mà người con
người con trai đã để lại... Nhưng rồi sự túng quẩn, tuổi già càng đe dọa
lão. Sau trận ốm nặng kéo dài, lão yếu
đi. Đồng tiền dành dụm đã cạn dần. Lão
không có việc làm. Một cơn bão ập đến, hoa màu trong vườn bị phá sạch. Gạo thì
giá cứ cao mãi. Không có tiền để nuôi cậu Vàng. Lão quyết định bán cậu Vàng
rồi sang nhờ ông Giáo giữ vườn và gửi
tiền lo việc ma chay sau khi lão chết. Từ
đó, Lão Hạc chế được gì ăn nấy. Lão xin Binh Tư bả chó. Chỉ có ông Giáo và Binh
Tư mới hiểu được cái chết đau đớn và bất
thình lình của Lão Hạc.
Điều
đầu tiên ta cảm nhận về lão Hạc là lòng
thương con vô hạn. Biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ “lão thương con lắm”. Lão đau lòng
khi con phẫn chí đi làm đồn điền
cao su. Chắc chắn, lão biết rằng: Cao su
đi dễ khó về …Lão chỉ biết khóc: “Thẻ
của nó, người ta giữ.Hình của nó người ta chụp
rồi (…).Nó là người của người ta rồi chứ đâu còn là con tôi”. Tiếng nấc nghẹn ngào bật
ra từ đáy lòng của người cha dường như không còn chút gì ấm ức, cam chịu. Lời
lẽ ngậm ngùi đó khiến ta có cảm tưởng như của một bà mẹ.
Thương
con nhưng lão đành bất lực trước cuộc đời và số phận của đứa con trai duy
nhất.Tình thương ấy lão chỉ còn biết gửi
dồn hết vào cho con chó mà con
trai để lại .Lão quí nó đặt tên nó là “cậu
Vàng”,cho nó ăn trong bát như nhà giàu . Lão bắt rận,đem nó ra cầu ao tắm. Lão
ăn gì cũng cho cậu Vàng cùng ăn. Lão ngồi uống rượu ,cậu Vàng ngồi dưới chân
,lão nhắp một miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con
trẻ .Lão tâm sự với cậu Vàng như với người thân yêu ruột rà: Cậu Vàng của ông ngoan lắm ! Ông để cậu Vàng
Ông nuôi …” Lão đặc biệt yêu quí cậu Vàng cũng vì nó là
tài sản là kỉ vật của con trai lão. Những lời nói âu yếm, nói nựng, mắng yêu
của lão Hạc với con chó thực chất là sự bộc lộ tình cảm nhớ thương da diết với
đứa con đi xa biền biệt. Bù lại ,câụ
Vàng đã trở thành người bạn nhỏ
thân thiết làm khuây khỏa nỗi buồn hiu quạnh của lão.
Từ
ngày con ra đi,lão luôn mang tâm trạng “mắc tội” với con .Lão cố chăm sóc cậu
Vàng cố dành tiền bòn vườn cũng là để đợi con về như là mong được chuộc lỗi với
con . Nhưng rồi con đi bằn bặt năm sáu năm vẫn chưa về .Lão đã trải qua nhưng
tháng năm cô đơn ,tuổi già ,bệnh tật ,đói khổ….Lão héo hắt chờ mong …Con trai
độc nhất vì đau khổ trong tình riêng vì nỗi nhục của thân phận nghèo hèn mà bỏ
đi không ở bên nhà cha già để lo lắng
phụng dưỡng .Lão cũng có quyền giận,
trách con lắm chứ! Nhưng không bao giờ … dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua. Lão thương con còn không hết cơ mà? Tấm lòng
của lão bao dung, vị tha quá!
Cả
một đời vất vả nhọc nhằn,tài sản của vợ chồng lão chỉ có ba sào vườn . Người ta
thường bảo “của chồng công vợ. Mảnh
vườn ba sào lão đang ở giữ và chăm sóc
lão có quyền bán để lo cho tuổi già khi
con ở xa .Nhưng lão luôn nghĩ đó là tài sản mà lão có trách nhiệm giữ gìn cho
con : “Mảnh vườn là của con ta .Của mẹ nó
tậu thì nó được hưởng…”
Và khi không cò đủ sức để nuôi cậu Vàng, lão muốn bán .Nhưng lão cứ nói
đi nói lại mãi về điều đó.Lão đắn đo,suy tính nhiều cho thấy quyết định ấy không phải dễ dàng .Bán cậu Vàng cũng là vì
nghĩ đến tương lai của con trai mà không
muốn bán cũng là cậu Vàng là hình ảnh kỉ niệm của đứa con trai .
Mọi
lời lão nói ,mọi việc lão làm và đến trong từng ý nghĩ của lão chỉ có hai chữ “vì con”. Tội nghiệp cho lão – người cha
nghèo khổ thương con trong sự bất lực ,đau đớn. Lão còn biết nhớ con,hiểu cho
nỗi khổ của con, cầu mong hạnh phúc cho con. Tình yêu thương con vô bờ của lão
thật cảm động và đáng trân trọng biết bao .
2/ Bắt
đầu bằng bi kịch của sự nghèo khó không thể đem lại hạnh phúc cho con lão sẵn sàng hi sinh tất cả nhưng gì lão có. Và chính trong bi kịch ấy tình cha càng thiêng liêng bất tử
Lão
Hạc đã quyết định bán cậu Vàng – báu vật của lão. Một quyết định không dễ dàng
.Còn gì đau đớn hơn khi cậu Vàng là nguồn an ủi duy nhất của lão trong những
năm tháng tuổi già sống cô đơn thui thủi một mình. Nhưng cậu Vàng đã trở thành
gánh nặng. Để lại cậu Vàng để rồi phải tốn tiền nuôi, phải tiêu lẹm vào số tiền
dành dụm cho con trai là điều mà lão Hạc không muốn, tuyệt đối không muốn. Lúc
này, lão không còn có thể làm ra tiền nên “tiêu
một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu
nó”.Trong tình thế phải lựa chọn lão đã chọn đứa con trai mà lão rất yêu
thương
Bán cậu
Vàng lão đã phải chấp nhận đối mặt với “cái chết về tinh thần”. Lão vô cùng ăn
năn day dứt. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương
mặt,dáng vẻ: “Mặt lão đột nhiên co rúm
lại .Những vết nhăn xô lại với nhau ,ép cho nước mắt chảy ra .Cái đầu của lão
ngoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như
con nít. Lão hu hu khóc. Các từ tượng hình “co rúm lại”, xô lại”, “ngoẹo về một bên”… và từ tượng thanh “hu hu” gợi nét mặt thân hình và tâm
trạng của lão hiện lên thật thê thảm.Làm một việc vì tình thương con nhưng
người cha ấy vẫn luôn tự dằn vặt đau khổ
như vừa phạm một lỗi lớn. Phải chăng lão
Hạc thấy mình có lỗi với cậu Vàng ? Trong sự tưởng tượng của lão,con chó Vàng
trách lão rất nhiều.Lão đúng là người nặng
tình nặng nghĩa,thủy chung, trung thực.
Đến một
Cậu Vàng yêu quí đến thế cũng không nuôi nổi đành phải bán! Thân già sao mà
khốn khổ! Không chỉ là nỗi đau bởi sự dằn vặt,ân hận của một tấm lòng rất đỗi
nhân hậu mà hơn hết là nỗi đau của một người cha lại thêm một lần bất lực… Sao
lại có thể bán đi niềm an ủi duy nhất còn lại của chính mình? Sao có thể đành lòng bán đi kỉ vật của đứa
con trai ? Vì thương con lão phải mang một một bi kịch tâm trạng,một nỗi đau mà
không chỉ người trong cuộc
mới thấm thía. Ngòi bút của Nam Cao đã lay động tận sâu thẳm tâm hồn chúng ta.
Lão Hạc
vẫn có thể sống qua ngày với khoản tiền dành dụm để chờ con trai trở về! Nhưng
với lão,lão có cách nghĩ của riêng mình.Thương con thì phải biết nghĩ đến tương lai hạnh phúc của con.
Làm sao lão có thể không bán bớt đi một sào vườn của con khi rơi vào tình thế
túng quẩn, đau ốm, bệnh tật ? Sống lay lắt, sống thừa để rồi ăn lẹm vào số vốn
liếng, mảnh đất đợi con về ư ? Và có lẽ, lão cũng lo lắng: tuổi già sức yếu
,nếu sống chờ được chờ ngày con về cũng chỉ
thêm cho con một gánh nặng… Không thể!
Hiện
thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo
lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Lão như chết dần sau những
biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn
thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông
giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăn trối. Ông Giáo
cũng không thể ngờ được lão đã chuẩn bị cho “một chuyến đi xa” .
Ông đã
rất cảm động bởi cách lo toan chu
đáo,tấm lòng thành thực vừa thương con,
vừa tự trọng của lão Hạc. Nhưng rồi, khi Binh Tư kể việc Lão Hạc xin bả chó …
Ông giáo đã thốt lên: “Hỡi ôi ! Lão Hạc”.Người
đọc cũng ngỡ ngàng sửng sốt ,tưởng rằng lão Hạc sẽ làm một việc xấu xa đáng
buồn như việc Binh Tư thường làm : đánh bả chó rồi thịt chó uống rượu .Ngòi bút
Nam Cao đưa người đọc đến cái bất ngờ trong sự hồi hộp … “Lão Hạc đang vật vã
trên giường ,đầu tóc rũ rượi ,quần áo xộc xệch…”Khi chứng kiến cái chết ấy ông
giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa
hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lão đã yên lòng nhắm
mắt. Lão không còn phải mang những dằn vặt riêng tư. Lão vẫn đứng vững trên bờ
lương thiện trước vực sâu tha hoá.Nhất là mảnh vườn cho con vẫn còn nguyên vẹn.
Đó là ý nguyện của cả cuộc đời lão.
Cuộc
đời lão Hạc như đã mẻ ra từng mảnh với bao nỗi đau đớn về vật chất lẫn tinh
thần. Phải chăng “hạnh phúc là một cái chăn qua hẹp.Người này co thì người kia
bị hở” (Truyện ngắn Mua nhà –Nam Cao). Lão đã vì tình thương con mà chấp nhận
những cái chết về tinh thần và cả sự sống để cho con được hạnh phúc. Lão sống
mà khác nào đang phải chết. Thế nhưng
khi lão từ giã cuộc đời thì lão vẫn như
còn sống. Chắc chắn, với ông Giáo, Binh Tư và đặc biệt là con trai lão tấm lòng
cao cả của người cha tội nghiệp đáng kính, đáng thương mãi như ánh ngọn nến ấm
áp chiếu rọi đến mọi ngóc ngách của tâm hồn. Tấm lòng thương con sâu nặng của một lão nông với những bi kịch cuộc đời đã thấm đẫm, tỏa sáng rạng ngời trên trang viết của Nam Cao và ttrong lòng độc giả .
Trang
sách đã đóng lại nhưng hình ảnh lão Hạc vẫn lồ lộ hiện ra trông thật tội
nghiệp. Nam Cao dựng lên một người cha bị cái đói khổ đến cùng cực kéo ra giữa
vòng lẩn quẩn, và lão đã trụ lại một cách vững chãi trên mảnh đất nhân phẩm
trơn tru và mờ nhạt, khó mà phân biệt ranh giới của chúng. Trong cái nền xám
xịt âm u đó, Lão Hạc đã chọn cho mình một cái chết. Chết để được trọn vẹn tình cảm thiêng liêng của một người
cha. Các bạn hãy cùng tôi lặng lẽ đi phúng
điếu Lão Hạc để cảm nhận caí tình cha
cao cả đáng trân trọng ấy.NTBT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét