Khi những hàng phượng vĩ bắt
đầu thắp lên những bông hoa đỏ rực rỡ và tiếng ve sầu kêu náo nức râm ran báo
hiệu thì mùa hè đã đến thật rồi. Mùa hè năm nay, nhóm của Vy tích cực tham gia
các hoạt động tình nguyện của Trung tâm bảo trợ xã hội thành phố. Một trong ba nội
dung chính của dự án “Đồng hành cùng yêu thương” dành cho trẻ em đường phố mà
Trung tâm bảo trợ tập trung thực hiện trong hè năm nay là chủ đề “tiếp cận”.
Nhiệm vụ chính của các bạn tình nguyện viên như Vy khi tham gia công việc này
là làm quen, lấy thông tin từ trẻ em đường phố, rồi tư vấn hướng dẫn, giúp đỡ
các em vượt qua những khó khăn của cuộc sống…Nghe công việc có vẻ dễ dàng, song
bắt tay vào thực hiện, thấy có thật nhiều khó khăn. Song các bạn của Vy ai cũng
rất hào hứng.
Hàng tuần, Vy và Linh – cô bạn gái thân thiết cùng lớp dành ba
buổi tối đi dạy học tình nguyện cho trẻ em nghèo và hai buổi đi “tiếp cận”
với những đứa trẻ bán vé số, lượm rác, đi xin ăn…trên đường phố. Một hôm, sau
khi len lỏi vào các ngõ ngách của thành phố, Vy và Linh đang ngồi nghỉ trên ghế
đá ven hồ, có một em nhỏ khoảng 10 tuổi lếch thếch đi đến, chìa cái nón rách ra
nói với Vy: “Chị ơi, chị rủ lòng thương cho em xin ít tiền”.
Nhìn vẻ mặt đen đúa, gầy gò đến tội nghiệp của em, Vy rút tờ 20
ngàn đồng trong túi cho cậu bé và hỏi: “Em tên là gì? Sao em
phải đi xin ăn, bố mẹ em đâu?”. Còn Linh nhanh nhẹn
nắm lấy tay cậu bé và bảo: “Em ngồi xuống đây, kể chuyện cho chị nghe xem
nào?”.
Mặt mũi
buồn xo, cậu bé đưa tay lên gãi đầu, e dè nói: “Em tên là Tý. Em chẳng biết
bố mẹ mình là ai vì em là trẻ mồ côi. Mấy năm trước em được ông Tuấn – ông chủ
em nhận về nuôi. Vừa bước chân về nhà ông ấy, em được đám đệ tử của ông đào tạo
gần 2 tháng để trở thành ăn xin chuyên nghiệp”.
Hỏi về
cách đào tạo ăn xin, Tý chỉ lí nhí trả lời: "Ông cho đệ tử đánh đập
bằng roi mây, đánh đến khi nào chân chúng em mất cảm giác, đi khập khiễng mới
thôi. Ông ấy bảo làm như vậy để người ta động lòng thương mà cho tiền.
Ngày
nào, em cũng bị bắt đi ăn xin, nếu không đạt “định mức” 200 ngàn/đồng/ngày thì
em bị đánh bằng roi sắt, có khi bị túm đầu đập vào tường đau lắm…”.
Vy xót
xa thương cảm: “Thế sao em không bỏ trốn hay tố cáo việc làm của ông
ta”.
Tý rụt
rè: “Em sợ lắm. Em cũng không chịu được cảnh này nữa rồi. Nhưng em không
biết phải làm thế nào”.
Linh
nghe thấy thế liền nói: “Thế giờ em đi theo các chị. Các chị dẫn em
đến Trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố. Các cô chú ở đấy sẽ giúp em”.
Tý sợ
hãi: “Nhưng em sợ lắm, ông ấy dọa sẽ đánh, sẽ giết nếu em bỏ trốn”.
Vy cười
bảo: “Em đừng lo lắng quá. Pháp luật sẽ bảo vệ em. Việc ông Tuấn lợi dụng
trẻ em để trục lợi là một trong những hành vi vi phạm quyền trẻ em và sẽ bị xử
phạt”.
Linh
tiếp lời Vy: “Theo quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, hành vi đánh đập, xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khoẻ đối với
trẻ em; hành vi tổ chức, bắt trẻ em đi xin ăn hoặc cho thuê, cho mượn trẻ em
hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn thì bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền”.
Nghe
thấy thế, Tý ngây thơ hỏi: “Thế liệu ông ấy có bị đi tù không hả chị?”.
Vy trả
lời: “Có thể em ạ. Nếu hành vi của
ông Tuấn có dấu hiệu phạm tội thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bây giờ
em đi cùng các chị về Trung tâm bảo trợ xã hội. Em hãy kể cho các cô chú ở đó
nghe về hành vi của ông Tuấn như vừa kể cho các chị đó. Các cô chú ở Trung tâm
sẽ báo với cơ quan chức năng để xử lý ông ấy. Không thể để ông ta tiếp tục hành
hạ, ngược đãi trẻ em, lợi dụng trẻ em để trục lợi được”.
Linh
tiếp lời Vy: “Theo quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, hành vi đánh đập, xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khoẻ đối với
trẻ em; hành vi tổ chức, bắt trẻ em đi xin ăn hoặc cho thuê, cho mượn trẻ em
hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn thì bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền”.
Nhìn vẻ
mặt ngây thơ của Tý, Vy âu yếm nói, giọng thật ấm áp: “Em yên tâm. Các cô
chú ở Trung tâm tốt lắm. Trung tâm sẽ lo cho em chỗ ăn, chỗ ở và em sẽ được học
hành, được dạy nghề…. Em đi theo các chị nhé”.
Tý nhìn
các chị bằng ánh mắt đầy tin cậy và vui vẻ gật đầu. Ba chị em cùng nhau đi đến
Trung tâm bảo trợ xã hội thành phố.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét