ĐỀ: VẺ ĐẸP NGƯƠI
LÍNH QUA 2 BAI THƠ ĐỒNG CHÍ VÀ BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I- Mở bài
- Dân tộc ta đứng lên tiến hành
hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên,
ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là
hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn
của dân tộc.
- Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm
1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu
đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat
động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người
lính.
- Thành công của hai bài thơ
này là dã khắc hoạ hết sức sinh động và chân thực hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ
trong hai thời kỳ gian khổ và hào hùng của dân tộc ta.
II- Thân bài
1. Giới
thiệu vài nét về tác gỉả, tác phẩm:
- Chính Hữu là nhà thơ quân
đội. Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh cách mạng. Bài thơ Đồng chí được viết năm 1948, giai đoạn
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Phạm Tiến Duật là nhà thơ
tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Thơ Phạm Tiến Duật có giọng tự
nhiên, tinh nghịch, tươi trẻ...
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết năm 1969, trong giai đoạn kháng chiến
chống Mĩ ác liệt.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp người lính qua hai bài thơ:
Cách 1: Phân tích vẻ đẹp người lính theo từng bài
1- Hình ảnh
anh bộ đội trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu):
Vẻ đẹp của anh bộ đội thời chống Pháp ở bài thơ này
là tình đồng chí của những con người cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu,
là tình thương của những người đồng
đội tri âm tri kỷ.
- xuất thân từ nguồn gốc mộc mạc giản dị.
- chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu,
- cùng chia sẻ khó khăn gian khổ, thiếu
thốn ...
- tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, yêu
thương, gắn bó sâu nặng với làng quê.
b. Vẻ đẹp người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Vẻ đẹp của anh bộ đội thời chống Mỹ lại được
thể hiện ở thái độ, tư thế, tình cảm tâm hồn, khí phách, khí thế mới mang tính
thời đại của những con người chủ động tiến công chờ giặc
- Tư thế hiên ngang
- Thái độ bất
chấp gian khổ khó khăn
- Tình cảm, tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu đồng đội:
- Khí thế tiến
công quyết chiến quyết thắng, ý chí chiến đấu vì miền Nam
c/Đánh gia chung
Hai bài
thơ đã thể hiện thành công vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp
và chống Mĩ với những nét tương đồng và khác biệt...Vẻ đẹp của người lính được
khắc họa với những bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ thơ riêng của từng tác giả...
-Những điểm giống nhau:
Hai bài thơ khắc họa những nguời
lính cách mạng, những anh bộ đội cụ Hồ có đầy
đủ những phẩm chất cua người chiến sĩ cách mạng:
+ Yêu tổ Quốc thiết tha, sẵn sàng hi sinh tuổi xuân cho Tổ Quốc
+ Dũng cảm, vượt lên khó khăn, gian khổ, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ
+ Tinh thần lạc quan, trẻ trung, yêu đời
+ Yêu tổ Quốc thiết tha, sẵn sàng hi sinh tuổi xuân cho Tổ Quốc
+ Dũng cảm, vượt lên khó khăn, gian khổ, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ
+ Tinh thần lạc quan, trẻ trung, yêu đời
+ Đặc biệt họ có chung tinh đồng
chi, đồng đội keo sơn gắn bó
- Những điểm riêng khác nhau
Đồng Chí :
+ Người lính
từ thân phận nô lệ, nghèo khó,chinh cách mạng đã giải
thóat cuộc đời nô lệ của họ -
vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc,tinh cảm sâu lắng, biểu hiện thâm trầm,.
+ Tình đồng chí
thiềng liêng ,lý tưởng chiến đấu rực
sáng trong tâm hồn.
+Ngôn ngữ thể hiện hàm súc cô đọng hình ảnh
thơ chân thực cụ thể khai thác chất
thơ từ cái bình dị bình thường của đời
sống.
Bài thơ về tiểu đội xe kính:
Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn
nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu.
Tình đồng chí anh bộ đội thời chống Mĩ
cũng sâu sắc như thế nhưng biểu lộ mạnh mẽ, hồn nhiên,vui tươi, sôi nổi tre
trung-vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng, nắm vững niềm tin chiến thắng.
Họ tất
cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
Thể hiện bằng hình tượng thơ độc đáo giọng thơ
ngang tàng.
Cách 2: : Phân tích vẻ đẹp người lính theo luận điểm về - mỗi luận điểm dùng luận chứng ở cả hai bài
1/ Những điểm chung:
Đây là người lính cách mạng mang vẻ đẹp chung:(cần phân tich cụ thể )
- Yêu
nước, yêu quê hương yêu đồng chí:
+ “súng bên súng”,“Giếng nước gốc đa nhớ
người ra trận” (Đồng chí) “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe
không kính).
+ cử chỉ nắm tay trong cả hai bài thơ thể
hiện sự gắn bó đồng chí …
- Vượt
qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
+ Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách
được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả
hai bài thơ.
+ Thế
mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn
thẳng”.
- Lạc
quan tin tưởng: Từ “miệng cười buốt
giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách
anh hùng.
-
Tinh thần chiến đấu kiên cường:
+ chủ động chờ giặc tới … ( đứng
cạnh bên nhau chờ giặc tới …)
+ Quyết tâm chiến đấu vì Miền Nam (xe vẫn
chạy vì miền Nam phía trước …)
2/ Những điểm riêng khác nhau: Như trên nhưng cần cần phân tich cụ thể hơn
- Đồng Chí
+ Người lính từ thân phận nô lệ, nghèo khó,chinh cách mạng
đã giải thóat cuộc đời
nô lệ của họ “quê hương anh ….”
+ Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà
sâu sắc, tinh cảm sâu lắng, biểu hiện thâm trầm”thương nhau tay .”.
+ Tình đồng chí thiềng liêng, lý tưởng chiến
đấu rực sáng trong tâm hồn. “đầu súng …”
+ Ngôn ngữ thể hiện hàm súc
cô đọng hình ảnh thơ chân thực cụ thể khai
thác chất thơ từ cái bình dị bình thường
của đời sống.
- Bài thơ về
tiểu đội xe kính:
+Đây
là thế hệ những người lính có học vấn,
có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất
“lính”đáng yêu sôi” nổi tre trung-vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng Cười ha
ha ,phi phèo …
+ Tinh
đồng chí anh bộ đội thời chống Mĩ cũng sâu sắc như thế nhưng biểu lộ mạnh mẽ,
hồn nhiên,vui tươi, . , nắm vững niềm
tin chiến thắng . “băt tay qua …
+Thể hiện bằng hình tượng thơ độc đáo
giọng thơ ngang tàng
III - Kết bài:
- Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời cách
nhau 21 năm. Một khoảng cách của hai thế hệ văn nghệ sĩ. Hai thi phẩm lại có
cùng một điểm nhìn nghệ thuật, gần nhau trong bút pháp : Xuất phát từ cảm xúc
chân thực trước hiện thực cuộc sống.Nhưng đều mang đậm nét riêng phong cách mỗi
thi nhân.
- Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến
chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội
cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên
những hình tượng làm xúc động lòng người.
-Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.
-Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.
ĐỀ: Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng
tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời
kháng chiến chống Pháp
Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
A- Mở bài:
- Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung
đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của
tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
- Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)
B- Thân bài:
1. Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc
cao quý
- Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
- Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
- Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn, từ ngôn ngữ đến hình
ảnh đều biểu hiện, từ sự cách xa họ ngày càng tiến lại gần nhau rồi như nhập
làm một: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa
lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
- Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết
tinh cảm xúc).
2. Tình đồng chí trong cuộc sống gian
lao
- Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo
neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách
nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của
ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
- Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm:
những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn
ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh
rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ;
tay nắm / bàn tay.
- cái năm tay không nới nên lời truyền sức mạnh … :Thương nhau tay nắm lấy bàn
tay (tình đồng chí truyền hôi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh
tật).
3. Tình đồng chí trong chiến hào chờ
giặc
- Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
- Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc.
-hình ảnh thơ “đầu sung … “ là boeer tượng đẹp về tình đồng chí ( độc đáo, vừa
lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)
C- Kết bài :
-Chính Hữu biểu hiện tình đồng chí một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác
chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ
thời đó viết về người lính.
- Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh
của người lính vẫn cao cả, hào hùng.
Đề : Cảm
nghĩ của em về hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
* Gợi ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Phạm Tiến
Duật và tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe
không kính."
- Cảm nghĩ chung về lòng khâm phục và biết ơn thế hệ cha anh
đi trước.
b. Thân bài:
- Cảm nhận về chân dung
người chiến sĩ lái xe- những con người sôi nổi, trẻ trung, anh dũng, họ kiêu
hãnh, tự hào về sứ mệnh của mình. Những con người của cả một thời đại
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước”
- Tư thế chủ động, tự tin luôn làm
chủ hoàn cảnh của người chiến sỹ lái xe “ Ung
dung buồng lái ta ngồi"
- Tinh thần lạc quan, sẵn sàng chấp nhận những
thử thách trước gian khổ, hiểm nguy:
" Không có kính ừ thì có bụi...
... Không có kính ừ thì ướt áo”
- Nhiệt tình cách mạng của người lính được tính bằng
cung đường cụ thể “ Lái trăm cây số nữa”
- Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng.
- Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng vì miền Nam ,
khát vọng tự do hoà bình cháy bỏng của người chiến sĩ lái xe (khổ thơ cuối)
c. Kết bài.
- Đánh giá về vị trí của bài thơ trên thi
đàn văn học kháng chiến .
- Cảm nghĩ khâm phục biết ơn và tự hào về
thế hệ đi trước, những con người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho
độc lập và hoà bình của dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét